1. Phần mở đầu.
Hiện nay nước ta đưa ra những mục tiêu, chuẩn mực cơ bản, trực tiếp mà chúng ta hướng tới chính là xây dựng gia đình no ấm, bình đăng tiến bộ và hạnh phúc. Trong gia đình cần chú trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, nhất là dân chủ bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự nề nếp, hòa thuận kỹ cương trong mỗi gia đình, các yếu tố này trở thành một trong những nội dung cơ bản và chủ yếu cấp thiết trong xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua vấn đề bất bình đẳng giới đang được nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn. Những chương trình dự án nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước quan tâm rất lớn, trong đó vấn đề bất bình đửng giới trong gia đình được chú trọng tiến đến sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ.
2. Nội dung.
2.1 Khái niệm:
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.
Hay nói cách khác bất bình đẳng giới là sự đối sử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau của nam và nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
2.2 Thực trạng:
Với sự phát triển chung của xã hội, vai trò và địa vị của gia đình của người phụ nữ ngày càn được nâng cao. Những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới của Nhà nước phần nào đã mang lại kết quả. “Việt Nam là một nước dẫn dầu thế giới về tỉ lệ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước được coi là tiến bộ về bình đẳng giới. Là quốc gia đạt được sự thay đôi nhanh chóng về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á”, báo cáo đánh giả tình hình ở Việt Nam (tháng 12/ 2006) của ngân hàng thế giới (WP), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), vụ phát triển quốc tế Anh (DFDI), và cơ quan quốc tế Canada (CIDA).
Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hểt các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, xét về vấn đề giới trong gia đình vẫn còn những bức xúc như: phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu vẫn còn tư tưởng trọng nam kinh nữ trong quá trình sinh con và nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình, tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi.
2.2.1 Đối với phụ nữ trong gia đình:
- Với vấn đề sản xuất của phụ nữ: Trong gia đình bao gồm tất cả mọi công việc nhằm mục đích tạo ra thu nhập bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoăc tạo ra những dịch vu để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình.
+ Người phụ nữ ở nông thôn: Trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, làm hàng thủ công... nhằm tạo ra thu nhập .
+ Người phụ nữ ở thành thị: Làm công ăn lương trong các cơ quan, xí nghiệp, làm thuê cho chủ nhân hoặc kinh doanh buôn bán đế tạo ra thu nhập.
- Vấn đề tái sản xuất và nuôi dưỡng: Là những hoạt động tạo ra nòi giống và tái tạo sức lao động, chúng bao gồm việc sinh con và nuôi dạy con, chăm sóc các thành viên khác trong gia đình và làm các công việc giặc giũ, lau chùi nhà cửa, nội trợ... các công việc này hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm là những công việc mất thời gian nhưng không được trả thù lao.
- Vấn đề cộng đồng của phụ nữ: Bao gồm hoạt động nhằm đảm bảo sự cung cấp và bảo vệ những nguồn lực khan hiếm cho nhu cầu chung của cộng đồng như vệ sinh môi trường, nước sạch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục... Đây hầu hết là những hoạt động tình nguyện của phụ nữ như các công việc của làng bản, khối phố họp hành tham gia chính quyền, lãnh đạo xã hội... nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của cộng đồng xã hội như: Xây dựng đường làng ngõ xóm giữ gìn trật tự, vệ sinh hoặc trao đổi thông tin, tổ chức họp hành, lễ hội tham gia các đoàn thể, các hoạt động nhỏ của cộng đồng.
=> Người phụ nữ thực hiện cùng lúc nhiều vai trò như sản xuất tái sản xuất và nuôi dưỡng, cộng đồng xã hội, thời gian làm việc dài hơn vào công việc vụn vặt hơn nam giới. Người phụ nữ thực hiện cùng lúc nhiều vai trò khác nhau trong gia đình và ngoài xã hội trong khi nam giới thường tập trung vào sản xuất và lành đạo cộng đồng.
2.2.2 Đối với trẻ em trong gia đình:
Trong gia đình trẻ em trai và trẻ em gái không được đối xử như nhau về mọi mặt, trẻ em trai thường được nuông chiều và được quan tâm nhiều hơn trẻ em gái.
Trẻ em gái thưởng phải học hỏi và làm các công việc trong gia đình như nấu ăn giặc giũ, lau dọn nhà cửa... không được quan tâm về vấn đề vui chơi như con trai, phải tham gia vào công việc sản suất và tái sản xuất với mẹ nếu có đủ khả năng lao động.
Còn một số nơi có định kiến trẻ em gái không nên đi học chỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ và tham gia công việc đồng áng, trẻ em trai thì lại được đi học và giáo dục để trở thành trụ cột của gia đình.
2.3 Nguyên nhân:
Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, gia trưởng cùng với sự thay đổi chậm chạp của ý thức xã hội và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình, chính họ đã tự đặc cho mình trọng trách lớn. Phụ nữ thì còn tự ti, luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng.
Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định trong gia đình. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỉ lệ lớn, nếu người vợ có trình độ học vấn thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu ở người chồng và ngược lại.
Vấn đề kinh tế cũng là một trong những lí do dẫn đến bất bình đắng giới trong gia đình, giữa thu nhập của vợ và chồng, tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, hạ thấp vai trò vị thế của người phụ nữ là phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương nhiên. Nhiều người cho rằng những việc nội trợ là việc nhẹ, vì vậy người chồng là chủ chốt kiếm ra tiền thì họ phải là người chủ của gia đình.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc ...) làm cho nhận thức con người ngày càng kém, cách hành xử với vợ chồng con cái luôn gay gắt dễ dẫn đến bạo lực gia đình.
2.4 Hậu quả:
Bất bình đẳng giới trong gia đình sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ làm giảm sút về mặt tinh thần do làm việc quá sức, có nhiều trường hợp làm giảm chức năng xã hội, sức khỏe giảm sút, nhan sắc bị tàn phai. Ảnh hưởng đến thu nhập, tỉ lệ nam nữ trong các ngành nghề quan trọng luôn có sự phân biệt rõ rệt và lao động nữ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn phụ nữ trong gia đình gặp nhiều cản trở khác như phụ dưỡng bố mẹ, nội trợ, chăm sóc con cái lo toan việc nhà...
Từ đó họ có ít thời gian cho công việc trở nên lệ thuộc kinh tế vào chồng, không có thời gian chăm sóc cho bản thân điều này phần nào lí giải vì sao phụ nữ mau già hơn nam giới.
3. Kết luận:
- Bất bình đẳng giới trong gia đình đang là mối nguy hại cho xã hội. Vì vậy cần có những biện pháp cơ bản để xây dựng nên một gia đình bình đẳng. Bởi bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là ở cuộc sống hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay.
- Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng.
- Bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
- Bình đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và bình đẳng giới trong gia đình góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bềnh vững, đẩy lùi và xóa bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ trong gia đình tạo ra một xã hội bình đẳng không phân biệt về giới.