A. Mở đầu
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển ấy gắn liền với sự hình thành và phát triển tôn giáo. Tư tưởng tôn giáo chi phối đời sống tinh thần đời sống xã hội giai cấp thống trị và bộ máy nhà nước.
Tôn giáo có sức ảnh hưởng, sức lan toả mạnh mẽ trong xã hội, tạo cho nhân dân ý chí, lòng tin rất lớn. Hiểu được điều này Hegel đã nghiên cứu và đưa ra những luận giải, những tư tưởng cho riêng mình về tôn giáo, về chúa. Thời mà đỉnh cao là sự thống của đạo kitô giáo, của chúa.
B. Nội dung:
Hegel xác định đối tượng của triết học tôn giáo, ông biến tôn giáo thành đối tượng riêng của mình, triết học không biệt với tôn giáo. Triết học và tôn giáo có nội dung, nhu cầu và mối quan tâm chung. Giống như triết học, đối tượng của tôn giáo là chân lý vĩnh cửu trong tính khách quan của nó là chúa cứu chân lý vĩnh cửu, triết học là hoạt động như tôn giáo, khi triết lý, tinh thần thâm nhập sống động vào đối tượng đắm mình vào khách thể và kiên quyết khước từ những đặc điểm của mình y hệt ý thức tôn giáo đang cố khước từ mọi cái đặc thù và hoàn toàn đắm mình vào nội dung. Tôn giáo và triết học. Trùng hợp với nhau ở điểm này, bản thân triết học phụng sự chúa, tôn giáo khước từ những bịa đặt và những ý kiến chủ quan trông nghiên cứu chúa. Triết học đồng nhất với tôn giáo, khác biệt ở chỗ triết học làm việc đó bằng những phương pháp riêng của mình. Khác với phương pháp thường được gọi là phương pháp tôn giáo. Điểm chung của chúng thể hiện ở chỗ cả hai đều là tôn giáo; khác biệt thể hiện ở tính chất và phương pháp đạt tới chúa. Làm sáng tỏ tôn giáo, triết học làm sáng tỏ bản thân mình, làm sáng tỏ bản thân mình, triết học làm sáng tỏ tôn giáo.
Triết học cần xem xét nghĩa của biểu tượng về chùa như eidos, như cái tuyệt đối, bản chất được nhận thức thông qua tư duy và khái niệm. Điều này làm cho triết học tôn giáo gần gũi với logic học triết học. Chúa không những là bản chất khép kín tư duy mà còn là bản chất hiện ra. Đối tượng của triết học là tôn giáo là cái tuyệt đối không những dưới hình thức tư tưởng mà còn dưới hình thức biểu hiện của nó. Cần nhận thức eidos chúng với nghĩa cụ thể của cái chung với nghĩa hoạt động của cái chung ấy, hoạt động ngoái hoà, biểu hiện và bộc lộ bản thân mình, triết học xem xét cái tuyệt đối, thứ nhất với tư cách một eidos logic như nó tồn tại trong tư duy; thứ hai, chỉ ra cái tuyệt đối trong hoạt động của nó và những biểu hiện của nó. Hegel đề ra các nhiệm vụ của triết học tôn giáo như sau:
1) Nhận thức tính tất yếu logic trong những quy định đang phát triển của thực thể được ý thức như cái tuyệt đối.
2) Nhận thức tự ý thức thế tục, làm sáng tỏ sứ mệnh tối cao của con người trong con, nói cách khác nhận thức bản chất đạo đức, các nguyên tắc pháp lý, tự do hiện thực và chế độ nhà nước, nghệ thuật và khoa học của dân tộc phù hợp với nguyên tắc cấu thành thực thể của tôn giáo. Hegel đặt ra vấn đề điểm khởi đầu trong triết học đòi hỏi các khoa học triết học khác phải tồn tại, đó là kết quả cụ thể. Chúng ta có thể sử dụng kết quả của những luận điểm đã xác lập từ trước. Trong quá trình tìm kiếm chỗ dựa bổ sung, có thể dựa vào ý thức hằng ngày, sử dụng cái đã được thừa nhận có nguồn gốc chủ quan và xuất phát từ nó.
Theo Hegel chúa là một nội dung xuất phát của triết học, tôn giáo. Xét về phương diện khoa học, điểm khởi đầu này mang tính trừu tượng: dù trái tim chứa vô số quan niệm nhưng khoa học vẫn không quan tâm đến chúng mà quan tâm đến đối tượng của ý thức, của tư duy. Triết học tôn giáo phát triển nhận thức về chúa, chỉ nó cho phép nhận thức về chúa. Với tư cách cái trừu tượng, cái chung, điểm khởi đầu sau đó không còn là cái chung nữa. Có được tính cụ thể, đồng thời trong quá trình phát triển tiếp theo, khi cái chung bộc lộ ra là cái cụ thể có đầy đủ nội dung phong phú, cái chung dẫu sao vẫn bảo toàn mình với tư cách là cơ sở tuyệt đối, bất biến, cái chung này là cơ sở, là xuất phát điểm; đồng thời là xung lượng vô tận là cội nguồn mà tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ đó và quay lại từ đó là nơi nó được giữ lại vĩnh hằng. Trên lập trường như vậy, Hegel chuyển sang nội dung cơ bản của triết học tôn giáo, nguyên tắc định nghĩa tôn giáo, nói cách khác, làm sáng tỏ khái niệm “tôn giáo”. Khái niệm này bao chứa trong tinh thần, cái chung ở đây được tách biệt, khái niệm được phân ra, nó tự tạo ra tính quy định đầu tiên từ chính mình.
Hình thức thứ nhất của tôn giáo là hình thức trực tiếp, trong đó tôn giáo tự thân nó vẫn chưa đạt tới tư tưởng, tính trực tiếp này tự đưa bản thân nó tới tính gián tiếp, chỉ tôn giáo chân chính (Ki tô giáo) mới nhận thức được nó tồn tại tự nó và cho nó, đây chính là khái niệm về nó. Hegel xây dựng và phát triển khái niệm tôn giáo dựa theo mô hình Kitô giáo, theo ông tôn giáo chân chính, tức tôn giáo có nội dung là tinh thần tuyệt đối; bao chứa một sự thực về nó là tôn giáo mặc khải là chúa. Tinh thần chỉ là tinh thần vì nó tồn tại cho tinh thần. Chính trong tôn giáo chân chính, tình thần tuyệt đối không còn những bộc lộ những vòng khâu trừu tượng của mình mà bộc lộ bản thân mình, theo Hegel nhận thức tôn giáo là nhận thức chúa; phân tích giáo, nghiên cứu lễ nghi. Hegel định nghĩa tôn giáo bắt đầu từ chúa với tư cách, nội dung và nguyên tắc của nó. Khái niệm về tôn giáo thể hiện ở chỗ coi tôn giáo là tri thức tuyệt đối chân thực. Với những người hữu thần; chúa quen thuộc, là nội dung hiện diện trong ý thức con người, chưa được làm sáng tỏ về mặt khoa học. Để nhận thức đúng chúa với tư cách tinh thần nhớ tư duy; đòi hỏi sự tự biên có căn cứ, phát hiện ra chân lý theo con đường lý luận, coi tự biện có những luận điểm sau: chúa chỉ là chúa vì chúa nhận thức bản thân mình, tri thức của chúa về bản thân mình là tự ý thức trong con người, tri thức của con người về chúa phát triển thành tri thức của con người về bản thân mình ở trong chúa.
Hegel lý giải ý niệm về “chúa” như sau: Chúa là ý niệm tuyệt đối, là tinh thần được xem như thống nhất giữa khái niệm và hiện thực, bản thân khái niệm là tổng thể, tức là thực tại, về nội dung, tinh thần tuyệt đối là tinh thần của tự nhiên tồn tại tự nó và cho nó. Chúa là cái chân thực tuyệt đối, vạn vật đều bắt nguồn từ đó và quay về đó. Vạn vật phụ thuộc vào chúa và không có tính độc lập đích thực ở bên ngoài chúa. Chúa là cái chung tự mình và cho mình, bao hàm vạn vật và đem lại tính ổn định cho vạn vật. Với tư cách cái chung, cái cụ thể, cái toàn vẹn tự thân, chúa là duy nhất và thống nhất. Cái duy nhất và thống nhất tiếp theo là tam thống: chúa biến thành đối tượng của mình, trong sự khu biệt đó, chúa vẫn tự đồng nhất với bản thân mình. Hegel nhấn mạnh tam thống cho phép chúa là tinh thần ông làm sáng tỏ tam thống như sau: “chúa là tinh thần” trong tính quy định trừu tượng, chúa thể hiện là tinh thần chung tự tách biệt mình. Tinh thần là quá trình vận động, là sự sống; nó tự khu biệt quy định mình. Khu biệt đầu tiên thể hiện ở chỗ nó thể hiện là bản eidos, nhưng chỉ là eidos tự thân nó. Thể hiện trong khu biệt đầu tiên là cái khác, cái đặc thù đứng đối lập với cái chung. Chúa thể hiện là một cái khác biệt với mình, cái tính quy định ấy thể hiện là cùng một cái vừa đối lập với nhau, vừa đống nhất với nhau, khu biệt này thể hiện ở chỗ không khu biệt nào được giả định, những khu biệt bị bứt bỏ, chúa là tình yêu; tức là khu biệt là thủ tiêu khu biệt, edidos vĩnh hằng. Kitô giáo đưa ra edidos như vậy và edidos ấy được gọi là ba ngôi chúa thống nhất, đây là bản thân chúa có ba ngôi thống nhất. Sau khi làm sáng tỏ khái niệm về chúa và qua đó tiến bước đầu tiên trong quá trình định nghĩa tôn giáo.
Hegel chuyển sang yếu tố thứ hai của định nghĩa này, phân tích quan hệ tôn giáo. Tôn giáo tự thân nó bắt đầu từ sự xuất hiện của tinh thần hữu hạn, có ý thức chủ quan của con người. Khi đó, với tư cách tinh thần, chúa tồn tại cho tinh thần. Chúa trở thành đối tượng của ý thức, lúc đầu là cái chung, sau đó tư duy khu biệt tham gia vào quan hệ với chúa. Quan hệ này của tinh thần là cơ sở của tôn giáo. Tôn giáo là quan hệ của tinh thần với tinh thần là tri thức của tinh thần về tinh thần trong tính chân thực của nó. Hegel phác hoạ quá trình xuất hiện của quan hệ đó. Tinh thần tuyệt đối, edidos tuyệt đối thể hiện, thứ nhất là chúa tồn tại tự thân và cho mình trong tính vĩnh hằng của mình trước khi sáng thế, ở bên ngoài thế giới; thứ hai diễn ra quá trình sáng thế, tạo phẩm này tồn tại khác này tự phân chia ở trong mình thành hai phương diện: giới tự nhiên vô cơ và tinh thần hữu hạn. Tạo phẩm này là cái khác, lúc đầu được giả định nằm ở bên ngoài chúa; thứ ba diễn ra quá trình dung hoà cho phép tinh thần hợp nhất với mình những gì nó đã khu biệt. đã tách ra khỏi ình. Nó thể hiện ở đây là chúa thánh thần là tinh thần đống nhất với mình. Đây không phải là những khác biệt ở bên ngoài mà là hoạt động của bản thân tinh thần tuyệt đối.
Do vậy, cần xem xét tinh thần dưới ba hình thức, thanh thành tố nó giả định mình. Ba hình thức này tồn tại vĩnh cửu tự thân và cho mình; hình thức của cái chung, hình thức của hiện tượng, đặc thù; tồn tại cho cái khác; hình thức quay về với mình từ hiện tượng cái riêng tuyệt đối. Ba hình thức nêu trên (1- cái chung; 2 - hiện tượng, tức tồn tại cho cái khác; 3- quay về bản thân mình từ hiện tượng; tức cái riêng tuyệt đối) cũng được Hegel xác định từ góc độ của ý thức chủ quan. Hình thức thứ nhất của thành tố của tư duy. Chúa thể hiện trong tư duy thuần tuý là chúa tồn tại tự mình và cho mình, Tinh thần hữu hạn thể hiện ở đây với tư cách tư duy lý luận chủ thể đang tư duy sử sự hoàn toàn bình tĩnh và chúa thể hiện dưới dạng thực tại thuần tuý, không bộc lộ ra bên ngoài. Quan hệ đầu tiên này chỉ tồn tại đối với chủ thể đang tư duy là vương quốc của chúa cha.
Hình thức thứ hai đem lại chúa trong biểu tượng, nhờ đặc thù hoá, ý thức thể hiện ra trong quan hệ với cái khác, biểu hiện này là vương quốc của chúa con. Chúa con nhận được tính qui định của cái khác, qua đó bước chuyển từ thực tại thuần tuý của tư duy sang biểu tượng diễn ra. Nếu theo hình thức thứ nhất, chúa chỉ sinh ra chúa con; thì chúa ở đây sáng tạo ra tự nhiên; con người có quan hệ với tự nhiên và bản thân con người mang tính tự nhiên. Khi chúng ta nói, chúa con giáng thế thì niềm tin đã bắt đầu. Phạm vi hình thức thứ hai; tinh thần thể hiện dưới dạng thông qua hình ảnh kinh nghiệm. Với tư cách tinh thần hữu hạn, tinh thần có thể là tách rời khỏi chúa, qua đó mâu thuẫn với khách thể này, chính mâu thuẫn này sinh ra nhu cầu loại bỏ sự tách rời ấy.
Dưới hình thức thứ ba, con người dung hoà với chúa; đây là vương quốc của chúa thánh thần. Hình thức này biểu thị tính chủ quan tự thân. Tính chủ quan này mang tính trực tiếp một phần, thể hiện là cảm tính biểu tượng cảm giác. Nó một phần là khái niệm là lý tính đang tư duy, là tư duy. Quá trình dung hoà cấu thành nội dung của lễ nghi. Tinh thần của chúa là tồn tại không phải tự thân nó, mà tồn tại trong mặc khác tồn tại cho cái khác của mình, tức cho tinh thần hữu hạn và lễ nghi là quan hệ của tinh thần hữu hạn với tinh thần tuyệt đối. Hegel đã làm sáng tỏ ba hình thức nêu trên cả về mặt địa điểm không gian vì chúng luôn phát triển, dường như diễn ra tại các địa điểm khác nhau trong lịch sử. Lịch sử thứ nhất của chúa diễn ra ở bên ngoài thế giới, ở bên ngoài không gian hữu hạn. Chúa ở đây là tồn tại tự thân và cho mình. Hình thức thứ hai là lịch sử của chúa diễn ra trong thế giới, chúa thể hiện ở đây tồn tại hiện có hoàn hảo. Hình thức thứ ba có địa điểm nội tại, cộng đồng trước hết là ở trong thế giới nhưng đồng thời cũng hướng lên trời, với tư cách giáo hội, nó là thiên giới ở hạ giới, nó chứa đầy rẫy lòng nhân từ, hiện diện và mang tính tích cực ở trong thế giới.
Cơ sở của tôn giáo là quan hệ mang tính bản chất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn. Tôn giáo là lĩnh vực tối hậu và tối cao của ý thức hay là nhận thức, nó là kết quả tuyệt đối, là lĩnh vực con người tham gia vào như lĩnh vực của chân lý tuyệt đối. Một điều cần thiết là tham gia vào lĩnh vực này, ý thức trước đó vượt lên trên cái hữu hạn tự thân nó, lên trên tồn tại hữu hạn, những điều kiện, những mục đích, những lợi ích cũng như những tư tưởng hữu hạn, mọi loại quan hệ hữu hạn, khi đi vào lĩnh vực tôn giáo cần khước từ tất cả những thứ đó. Trong tôn giáo tinh thần tồn tại cho tinh thần, tinh thần chủ quan, ý thức tôn giáo khước từ cái trực tiếp, cái hữu hạn chuyển sang lĩnh vực trí tuệ, hấp thụ cái nhất thời bởi bản chất của tuyệt đối, mang tính thực thể. Tôn giáo là ý thức tự nó cho nó của chân lý một cách trái ngược với chân lý cảm tình hữu hạn và trực giác hữu hạn.
Tôn giáo là sự vươn lên là sự phản tư, là bước chuyển từ cái trực tiếp, cảm tình đơn nhất, là lối thoát và là sự chuyển rời đến cái khác, là chuyển tiếp cái thứ hai. Chuyển tiếp sao cho cái thứ hai tự vượt bỏ mình, cái thứ hai này là cái thứ nhất. Trong bước chuyển này quan điểm tôn giáo thể hiện là quan điểm chân lý. Trong đó bao hàm toàn bộ sự phong phú của thế giới tự nhiên và tinh thần. Quan điểm tôn giáo là phát triển của chỉnh thể tự nhiên và tinh thần, biểu hiện mình trong quá trình đó với tư cách là cái thứ nhất và chân thực tuyệt đối. Chỉnh thể mang tính thần thánh, còn eidos của chúa là chủ thể tuyệt đối – chân lý của chỉnh thể tự nhiên và tinh thần. Thế giới của chúa, cuộc sống của chúa tự thân nó luôn phát triển, nhưng các lĩnh vực cuộc sống của chúa giống các lĩnh vực trong đời sống thế gian. Trong thế giới hiện tượng chúng ta có ý thức hữu hạn và giới tự nhiên hữu hạn. Điều này cấu thành mặt đối lập của eidos khác. Cái khác đối với eidos cũng bộc lộ ra ở trong chúa, giữ lại tính vĩnh hằng của mình và nằm trong lĩnh vực tình yêu và thần thánh tức Hegel nói đến sự cần thiết của tôn giáo.
Như vậy yếu tố quan trọng trong quan niệm về tôn giáo của Hegel là luận chứng tính cần thiết của nó. Ông không chấp nhận chứng minh chỉ xác lập tính cần thiết bên ngoài, có điều kiện biến tôn giáo thành phương tiện, thành chủ ý và qua đó hạ thấp nó xuống cấp độ ngẫu nhiên, không có ý nghĩa tự thân, có thể bị bác bỏ hay sử dụng cho một mục đích nhất định tuỳ thuộc vào nguyện vọng. Trong trường hợp này tính cần thiết được xem là một tính hữu ích, đơn giản. Hegel luận chứng tính tất yếu nội tại của tôn giáo để chứng minh tính cần thiết của một cái gì đó, cần xuất phát từ một cái khác. Tồn tại chân thực của chúa, cái khác này là tồn tại không phải của chúa, là thế giới hữu hạn, là ý thức hữu hạn. Nếu xuất phát từ ý thức hữu hạn này, từ cái trực tiếp này, cái không chân thực, cái hữu hạn này với tư cách đối tượng nhận thức, thì ngay lập tức sẽ phát hiện ra nó không phải là cái nó tự mạo nhận là mình mà nó là cái tự phá huỷ bản thân mình, đang sinh thành tự chuyển mình đến cái khác. Không phải phản tư của chúng ta, không phải sự khảo cứu và phán đoán của chúng ta, chứng tỏ cái hữu hạn được chúng ta sử dụng làm xuất phát điểm có cơ sở là một cái chân thực nào đó, không phải chúng ta đưa ra tồn tại của cơ sở ấy nhưng cái hữu hạn tự nó cho thấy nó bị hoà tan trong cái khác cao hơn nó.
Chúng ta chỉ theo dõi đối tượng trong quá trình nó quay lại với các cội nguồn của chân lý cho nó, của nó. Vượt bỏ cái hữu hạn và giả định cái tuyệt đối mang tính khách quan tuyệt đối xét về bản chất của nó. Chỉnh thể tự nhiên và chỉnh thể tinh thần quay về với chân lý của mình, với quan điểm tôn giáo, với tư cách những cái hữu hạn tự thân, tự nhiên và tinh thần tự vượt bỏ mình để phù hợp với khái niệm về mình. Chúng tự đồng nhất với bản thân ở trong eidos của cái thống nhất và cả hai chỉ được sử dụng để phản ánh cùng một cái, cội nguồn chung của cả hai đều nằm trong eidos. Eidos tuyệt đối này là cái cần thiết, là bản chất của cả tự nhiên và tinh thần, tại đó những gì cấu thành sự khác biệt giữa chúng giới hạn và tính hữu hạn của chúng sẽ biến mất. Bản chất của tự nhiên và bản chất của tinh thần là một. Trong sự đồng nhất ấy chúng không còn tồn tại như chúng khi tách rời nhau và thể hiện trong tư cách của mình. Tự nhiên được xem xét như nó tồn tại tự thân nó, như quá trình có chân lý tới hậu là bước chuyển sang tinh thần, qua đó tinh thần tự khẳng định mình là chân lý của tự nhiên. Đây là tính quy định riêng của tự nhiên, nó thể hiện ở chỗ tự nhiên tự thủ tiêu mình, đốt cháy mình để tinh thần xuất hiện từ ngọn lửa đó và eidos vượt lên lĩnh vực của riêng mình, lên không gian của riêng mình.
Trong quá trình vận động của tự nhiên, cái bên ngoài lộ ra và phát lộ này là chân lý của tự nhiên – ý thức. Hegel khẳng định mọi đột phá của tự nhiên và toàn bộ cuộc sống của tự nhiên đều hướng tới tinh thần. Trong quá trình này tinh thần tự thể hiện là cái cần thiết thông qua tự nhiên, thông qua trung gian hoá nó, cái trung gian này cho thấy nó đồng thời cũng tự vượt bỏ chính mình. Những gì sinh ra từ trung gian hoá đó tự bộc lộ mình với tư cách cơ sở chân lý của những gì nó bắt nguồn, từ đó Hegel so sánh quá trình này với một dòng chảy mà khi dẫn tới cái khác, cũng có cả định hướng đối lập, do vậy nó cũng có tác động ngược trở lại. Hơn nữa khi có cơ sở là cái đi trước tác động này lại thể hiện là cái thứ nhất, là cơ sở.
Nếu tách quan điểm tôn giáo ra từ các thang bậc trước đó của thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần. Tính cần thiết của tôn giáo nằm trong bản thân nó và được giả định là hình thức và phát triển nội tại. Tất cả những điều này là một quá trình khách quan, nhưng quá trình này thể hiện trong hoạt động nhận thức của chúng ta, là hoạt động mang tính chủ quan. Theo Hegel tôn giáo chỉ bắt đầu từ tinh thần hữu hạn, ý thức chủ quan. Ông cũng nhấn mạnh tôn giáo không phải là sản phẩm của ý thức chủ quan. Nó là sản phẩm của tinh thần chúa, chứ không phải là khám phá của con người, là kết quả tác động của chúa đến con người và là hoạt động của chúa trong con người.
Luận điểm cho rằng chúa cai quản thế giới với tư cách lý tính là không hợp lý. Nếu được phổ biến vào tôn giáo và nếu phủ nhận tác động của tinh thần chúa dẫn đến sự quy định và hình thành tôn giáo: Tôn giáo tích cực được đem lại trong mặc khải một cách bề ngoài đối với cá nhân và niềm tin và tôn giáo được trung gian hoà bởi mặc khải. Tri thức về chúa mang tính trực tiếp mạc dù nó được đem lại trong mặc khải. Tinh thần chứng tỏ cho tinh thần, đó là bản chất nội tại của riêng tinh thần với nghĩa đó, tôn giáo không được đưa vào con người từ bên ngoài mà nằm trong bản thân con người, trong lý tính, trong tự do của con người. Hegel là nhà tư tưởng hữu thần. Xuất phát điểm triết học của Hegel là cái chân lý mặc khải của Ki tô giáo, với ông tình vô thần của con người của con người có nghĩa là sa ngã vào chủ nghĩa hư vô hoàn toàn không thể cho phép tức phủ định các giá trị tối cao và phổ biến. Toàn bộ triền học Hegel lý giải kinh thánh và ki tô giáo nói chung căn cứ trên tin lành giáo mang tính độc lập và táo bạo. Theo Hegel, tôn giáo không chỉ là công việc riêng tư của cá nhân như Kant quan niệm mà còn là công việc của triết học. Triết học Hegel có thể được trình bày bằng những thuật ngữ tôn giáo. Bản thân ông cũng sử dụng hai khái niệm của cả triết học và tôn giáo. Chúng bổ sung và làm sáng tỏ lẫn nhau.
Ngoài ra, tôn giáo còn là nội dung nội tại của toàn bộ hệ thống triết học Hegel mặc dù ông dành cho các vấn đề tôn giáo một tài sản riêng gồm hai tập triết học tôn giáo. Cơ sở của toàn bộ hệ thống triết học Hegel là các đặc điểm của quan niệm về chúa về các thần thánh. Thứ nhất chúa là một thực thể hoàn toàn hợp lý, chúa là tính hợp lý tối đa. Thứ hai, thực tại thế tục ở chừng mực nó là nó là hiện thực, không phải cái gì. Khai như là con đường thế tục của chúa. Từ hai luận điểm đó suy ra lý tính của con người là biểu hiện của bản nguyên thần thánh, khai với bản nguyên thú vật, thế tục thế giới có cơ sở hợp lý tức là mang tính thần thánh. Áp dụng tính hợp lý vào thế giới là chú sáng tạo ra thế giới như nó được biểu hiện trong Ki tô giáo. Sự sáng tạo đó bắt nguồn cả từ lý tính của chúa, theo ý chúa. Cái thần thánh vấp nhưng sự không hoàn hảo của nó trong cuộc sống thế tục. Từ đó là tính mâu thuẫn nội tại và tính bi kịch của quá trình triển khai cái thần thánh trong thế giới bi kịch của chúa cũng là bi kịch của lý tính. Nhưng Hegel lại cho rằng bi kịch này giải quyết được nguyên tắc mặc dù không loại bỏ được khỏi cuộc sống thế tục. Nó được giải quyết trong triết học Hegel. Điều này có nghĩa là sau khi tiếp thu triết học Hegel, nhà thông thái sẽ thấy tinh thần thanh thản, ý thức được bi kịch của tồn tại như tính tất yếu và đồng thời biết trước được lý tính rốt cuộc sẽ chiến thắng.
Khai với Kant là người khẳng định tính siêu lý tính của các chân lý niềm tin, Hegel kiên định tính khả thi của chúng đối với lý tính kể cả lý tính con người mặc dù nhận thức lý tính về các chân lý niềm tin đòi hỏi những nổ lực đặc biệt. Nó diễn ra không phải trong khuôn khổ của tôn giáo mà trong khuôn khổ của triết học. Tôn giáo dựa trên cảm nhận bằng cảm xúc nửa có ý thức và nửa có lý tính dựa trên trái tim. Thái tim cảm nhận đúng và cảm nhận thấy trước chân lý, nhưng không có khả năng biểu hiện và luận chứng nó một cách hợp lý lý tính có ưu thế lớn hơn nhiều chính ở điểm đó.
Triết học có vai trò chủ đạo trong việc luận chứng và trình bày các chân lý niềm tin một cách hợp lý. Hegel nhận thấy sự thừa nhận tính bất khả thi của chúa, tức tính siêu lý tính của chú là hạ thấp con người. Ông không muốn nhất trí với điều đó, ông kiên định tính khả thi của chúa bằng các phương tiện của lý tính tự biên. Tính khả thi này hoàn toàn xa lại với ý định khước từ Ki tôn giáo. Cũng dễ dàng nhận thấy nó có xu hướng luận chứng thái độ sùng bái lý tính, chỉ sự mẫn cảm và điềm tĩnh vốn có của Hegel sự kiếm chế ông tránh khỏi những kết luận cực đoan về tôn giáo, những kết luận như vậy xuất hiện một cách trái ngược ý muốn của Hegel, vấn đề trước hết là thế giới thế tục trong hệ thống Hegel nổi lên chống lại cái thần thánh vốn là một nhà tư tưởng sáng suốt và tỉnh táo Hegel không thể bỏ qua những cái diễn ra trong xã hội, trong tự nhiên và trong con người hoàn toàn không thể quy định được về cái thần thánh.
Ông đưa vào hệ thống của mình tất cả mọi thứ, kể cả những biểu hiện cực đoan nhất của con người, những khủng khiếp và những bi kịch của lịch sử, những khiếm khuyết và đấu tranh sinh tồn trong giới tự nhiên vô sinh cứng nhắc. Về thực chất không cần tước mất yếu tố thần thánh ở bất kỳ cái gì mặc dù mức độ hiện diện của cái thần thánh là kháu nhau ở những sự vật khác nhau. Trong quá trình thực hiện chủ ý ông lại nhận thấy vô số những biểu hiện của cuộc sống thế tục không thể quy về được cái thần thánh, không phải do chúng không hoàn hảo mà do chính bản chất của chúng. Ông nhận thấy, cho dù quan niệm quá trình hoàn thiện của con người là vô tận song nó có những yếu tố phi thần thánh, không hoàn hảo ở trong mình. Nhà nước cũng vậy, thậm chí nhà nước hoàn hảo nhất vẫn giữ lại những yếu tố bạo lực đối với công dân. Nếu một cái gì đó không hoàn thiện được về nguyên tắc, thì nó không thể trở thành một yếu tố cố hữu trong ý chúa nên cần bị loại khỏi đó. Khi ấy buộc phải loại trừ rất nhiều thứ, cần phải quy rất nhiều thứ không phải về hình ảnh mà về hiện tượng. Hegel không đi theo con đường như vậy điều này thể hiện rõ qua quan điểm của ông về vấn đề nhà nước không phải mọi nhà nước trong lịch sử đều phù hợp với khái niệm nhà nước.
Hegel không khẳng định không nhà nước nào có thể hiện thực hoá hình ảnh của nhà nước ngược lại ông khẳng định nhà nước ông phác hoạ là ảnh thật sự mang tính toàn cầu khi đó Hegel không nhận thấy ông phác hoạ một thoả hiệp yếu đuối và qua đó tạo nguyên cớ để người ta trách cứ ông lý tưởng hoá nền chính trị bẩn thỉu đương thời.
Cuộc đấu tranh giữa cái thần thánh và cái thế tục thường xuyên diễn ra trong hệ thống triết học Hegel. Cái thế tục trong nhiều trường hợp đóng vai trò một yếu tố nằm ngoài hệ thống, nhưng lại được tách ra từ những nguyên tắc xuất phát của hệ thống. Do vậy, nó phá vỡ tính cân đối của hệ thống trong suốt quá trình trình bày nó. Điều này chỉ bị che đậy khe Hegel nói tới cái thần thánh tự thân nó, còn khi cái thần thánh bị đi vào lĩnh vực tồn tại thế tục của tự nhiên xã hội và cuộc sống con người, nó không có khả năng chiến thắng sự phản kháng của giới tự nhiên thế tục “vô lý tình” . Qua đó, chúa bị tướt mất sự toàn năng vốn có ban đầu. Nhưng chúa không toàn năng không còn là chúa nữa, ít nhất là trong khuôn khổ kitô giáo sợ hãi kết luận như vậy và mong muốn giữ lại tinh thần kitô giáo trong triết học của mình. Hegel buộc phải chấp nhận liên hệ nhân tạo sự không hoàn hảo thế tục với sự hoàn hảo của chúa. Nói cách khác ông buột phải biện minh cho nhiều thứ trong cuộc sống thế tục vốn không xứng đáng được minh biện mà đáng ra phải bị kết án. Công bằng mà nói ông biết cách đền bù tính không nhất quán của hệ thống bằng cách:
Thứ nhất, không ngừng nhắc lại thái độ trung thành của mình với tự do, chân lý, cái đẹp, cái thiện tình nhân ái, các nguyên tắc đạo đức bình đẳng của con người trước pháp luật, chủ nghĩa duy tự do. Những lời tuyên bố này có thể được lĩnh hội là giả nhân giả nghĩa, tuy nhiên chúng phòng ngừa sự vô liêm sỉ tất yếu xuất hiện do chúng vắng bóng. Hegel hoàn toàn không muốn thể hiện là kẻ vô liêm sỉ.
Thứ hai, tính không nhất quán của hệ thống cho phép ông phân tích vô tư và thực tế đối tượng trong hàng loạt trường hợp. Nhà triết học tạm gác lại lược đồ của mình, dằm mình vào thực tế. Những trường hợp như vậy làm bộc lộ tư duy và nhãn quan sắc bén, nghệ thuật ngôn ngữ và trực giác tuyệt vời, sự thông thái thật sự của một người hiểu biết. Điều đó diễn ra không phải nhờ có chủ ý phát hiện ra vai trò của cái thần thánh trong thế giới mà không lệ thuộc vào chủ ý ấy. Nhìn chung cuộc chiến tranh giữa thế giới và chúa mà trong đó Hegel phát hiện ra sự bất lực của mình và do vậy lấy làm đau khổ là cuộc chiến tranh không thể loại bỏ được ra khỏi triết học Hegel, bất chấp mọi nỗ lực của ông.
C. Tổng kết
Hegel đã đưa ra được những quan điểm về tôn giáo hết sức sâu sắc và thực tiễn. Ông gắn triết học với tôn giáo, xem triết học và tôn giáo có nội dung, nhu cầu và mối quan tâm chung. Triết học và tôn giáo không khác biệt. Ông tập trung nghiên cứu đối tượng của tôn giáo là chân lý vĩnh cửu trong tính khách quan, là chúa và luận giải về chúa, về cái tuyệt đối. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội, với giai cấp tổ chức và nhà nước và quá trình đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình.