Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nguyên nhân thất bại của những ý tưởng canh tân đất nước và trách nhiệm của triều Nguyễn

Thứ tư - 06/01/2016 10:36
Trong lịch sử Việt Nam, triều Nguyễn tồn tại không lâu (1802 – 1945) nhưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Đây là triều đại được thiết lập trong giai đoạn cuối của thời kỳ trung đại và chiếm trọn thời kỳ cận đại của dân tộc. Ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt sau đó phải đối mặt với một loạt khó khăn thử thách lớn. Một trong những khó khăn đó là họa xâm lăng của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
MỞ ĐẦU

Nửa sau thế kỉ XIX triều đình Nguyễn đối mặt với cuộc xâm lược mạnh mẽ từ thực dân phương Tây nhất là Pháp, sau cuộc tấn công ngày 1/9/1858 mở đầu cuộc xâm lược của mình.Thực dân Pháp ngày càng mở rộng vị trí chiếm đóng trên lãnh thổ nước ta.Với tiềm lực kinh tế suy yếu, rối ren về mặt chính trị dẫn đến cuộc sống của nhân dân ngày một khó khăn.

Đứng trước tình cảnh đó, những người tri thức thức thời đã trình lên triều đình Nguyễn những bản điều trần nhằm canh tân đất nước.Với mục đích đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tạo điều kiện thuận lợi và sức mạnh đểchống lại thực dân Pháp đang từng bước lăm le từng tất đất, tất vàng của dân tộc.Nhưng hầu hết các cuộc canh tân đất nước đều bị thất bại.Cho đến nay vấn đề thất bại của các tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.Vậy đâu là nguyên nhân thất bại của những ý tưởng canh tân đất nước và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc thất bại đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung dưới đây.

NỘI DUNG
1. Nguyên nhân thất bại của tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX
1.1 Những nguyên nhân khách quan

1.1.1 Những nguyên nhân thuộc về truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc
Đứng ở bình diện văn hoá mà nói, tiếng súng đại bác của các chiến thuyền Pháp bắn vào các đồn ở Đà Nẵng năm 1858 không chỉ mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của bọn thực dân Pháp mà còn báo hiệu cuộc đụng độ giữa hai nền văn hoá hoàn toàn khác hẳn nhau đã thực sự bắt đầu. Trong cuộc “đụng độ lịch sử này”, văn hoá đại bác phương Tây đã đè bẹp nền văn hoá bút nghiên của phương Đông và kết quả bi thảm là dân tộc Việt Nam phải sống trong cảnh nô lệ đầy tủi nhục đến gần một thế kỷ. Trách nhiệm này trước hết thuộc về triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể không thấy rằng chính những lỗ hổng và những nhược điểm trong truyền thống văn hoá Việt Nam đã góp phần tạo ra sự sụp đổ của đất nước.

Nhìn lại truyền thống văn hóa của Việt Nam thế kỷ XIX có thể thấy trong khi thời đại đã đổi thay, phương Tây chế độ mới đã hình thành và đang phát triển thì phương Đông hầu hết đang chìm trong sự khủng hoảng của chế độ phong kiến với tư tưởng bảo thủ của nó. Nước ta và nhiều nước khác lấy tư tưởng Nho Giáo làm ý thức hệ để cai trị đất nước trong khi nó đã bị lỗi thời so với thời đại. Đạo Nho xem kinh doanh là việc không được làm,và kinh doanh dễ đưa con người ta vào con đường lọc lừa, như thế sẽ trái với phép tắc ở đời. Ta nhìn lại việc buôn bán dưới triều Nguyễn thì rõ “ Người thiên hạ đi buôn nước này, bán nước nọ, xuất cảng, nhập cảng, kinh doanh  những công việc to lớn kẻ hàng ức hàng triệu. Người mình cả đời không đi đến đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nước, buôn bán những hàng hóa lặt vặt” ( Trần Trọng Kim; Việt Nam Sử Lược; Nhà xb Thuận Hóa; trang 511)…

Một điểm đáng nói nữa là trong bản tính con người Việt Nam có những điều đã lạc hậu. Thứ nhất: đó là tư tưởng cào bằng không thích ai hơn mình như thế  sẽ tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư bản. Thứ hai : Người dân mình( đặc biệt là nông dân) ít nhìn xa trông rộng, cho nên không biết được sự phát triển bên ngoài như thế nào, cứ hư hư giữ lấy cái của mình, cho mình là đúng là hay. Mà sự thật bây giờ vẫn còn dai dẵng trong tâm thức của không ít người Việt. Còn đối vớicái quốc sách hàng đầu của đất nước là  giáo dụcthì có vẻ cũng đã lạc hậu: “ Người đi học lúc bấy giờ chỉ cốt lấy đỗ để ra làm quan. Người đi học đã đỗ đạt rồi, tự tin mình là tài giỏi, chỉ vụ để lấy cái hoa mỹ bề ngoài để lòe người chứ  không thiết gì đến sự thực học. Bao  nhiêu công phu của người đi học chú trọng vào sự học cho nhớ những sách Tứ thư, Ngũ kinh cùng những lời thể chú của tiền nho trong những sách ấy và học thêm mấy bộ sử nước Tàu. Còn sự luyện tập hằng ngày, thì cốt tập cho thạo thuộc các lề lối ở chỗ khoa trường là : Kinh nghĩa, tứ lục, thi phú, văn sách. Ấy là dùng hư văn mà xét tài thực dụng, đem sứ hoa mỹ làm mực thước đo tài kinh luân. Bởi vậy ai hay kinh nghĩa đã nghĩ mình hơn người, ai tài thi phú đã nghĩ mình giỏi nghề trị nước. Việc đời thì tối tăm mờ mịt mà lại tự phụ và kiêu căng” (Trần Trọng Kim; Việt Nam Sử Lược; Nhà xb Thuận Hóa; Trang 513) Theo như cách nhận xét của Trần Trọng Kim như thế thì ta cũng thấy được sự học hành của ta lúc bấy giờ yếu kém đến thế nào. Cũng vì thế mà Nhân tài thì có mà không biết làm sao dung thân, vượt ra được cái cũ tiến lên cái mới tiến bộ hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà các tư tưởng tiến bộ đã không có cơ hội kiểm chứng, cho nên sự suy vong mới xảy ra vậy.

1.1.2. Những nguyên nhân thuộc về hoàn cảnh xã hội và lịch sử thời bấy giờ
Cuộc cải cách bùng nổ sau khi Nam Kỳ đã mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi. Chính vì vậy, sự đầu tư cho cuộc canh tân không đủ, nhiều chương trình học ở nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng, máy móc nhập về không đồng bộ.Sự tồi tệ của nền tài chính đã góp phần vào việc thất bại của các ý tưởng cải cách.

Việc triển khai cải cách có sự cộng hưởng của một cộng đồng đã chuyển biến ít nhiều về chất, có sự hổ trợ của những mầm mống kinh tế mới, có những con người nắm được ít nhiều tri thức khoa học kĩ thuật… Vậy nên triều Nguyễn làm đến đâu đã gặp khó khăn đến đấy, vì không có người biết tổ chức, quản lý, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém, dẫn đến buôn bán không xong, học không được, tham nhũng đục khoét, không thể thành công.

Việc xâm lược và đóng chiếm Nam Kỳ của thực dân Pháp tuy chưa làm triều đình Huế mất hẳn nền độc lập, nhưng người Pháp có thể lợi dụng ưu thế qua các hiệp ước bất bình đẳng lần lượt ký với nhà Nguyễn. Không ít lần thực dân Pháp đã ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hoại nhiều lần.

Trong thực tế, khoảng thời gian mà các nhà tri thức thức thời viết các bản điều trần cũng là khoảng thời gian xảy ra nhiều biến cố lịch sử thời đại, triều đình đang bối rối trước cuộc tiến công xâm lược của thực dân Pháp nên không thể có đủ các điều kiện cần thiết để nghiên cứu các bản điều trần, chứ đừng nói đến việc áp dụng các bản điều trần này.

Giả thuyết nói trên cho rằng thời gian các bản điều trần được đưa ra quá muộn khi mưu đồ xâm lược của Pháp đã thể hiện bằng hành động trong thực tế và cho dù nhà vua và triều đình có muốn canh tân đi nữa thì cũng đã để lỡ chuyến tàu lịch sử.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là, ngoài quyết định cuối cùng của nhà vua thì giới sĩ phu và dân trí thức nói chung lúc bấy giờ có đủ trình độ và phẩm chất trí tuệ để nhận thức đúng về tình hình, thời thế, về những chỗ yếu, chỗ mạnh của xã hội Việt Nam và của chính giai cấp mình hay không?.

Về tầng lớp sĩ phu, có thể nói rằng đại đa số khi đi vào con đường học tập chỉ cốt để làm quan và có được địa vị tôn quí trong xã hội chứ ngoài ra không có mục đích nào khác. Cái biết của họ cũng chỉ quanh quẩn trong Tứ Thư, Ngũ Kinh cùng những lời chú thích của các bậc tiên Nho, hoàn toàn có tính chất hư văn, không giải quyết được những vấn đề do thời đại đem lại.

Giới có học mà còn lạc hậu, bảo thủ như thế thì giới bình dân ít học  hoàn toàn không có một chút hiểu biết gì về tình hình, thời thế, vận mệnh của đất nước trước ngã rẽ của lịch sử cũng không phải là một điều lạ.

Lời kêu cứu của các nhà cải cách chỉ là những tiếng kêu vô vọng trong sa mạc. Lọt thỏm vào trong ao tù của những tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu, các quan niệm tiến bộ của các ông không đủ sức khuấy động cái ao tù tư tưởng đó lên, trái lại, còn bị một số người, chủ yếu là bọn quan lại triều đình kết án là một thứ “yêu ngôn” làm mê hoặc quần chúng.

1.2 Những nguyên nhân chủ quan.
Điều đầu tiên cần phải nói đó là: các đề nghị cải cách, kể cả của Nguyễn Trường  Tộ nhìn một cách khách quan ta thấy điều nặng ảnh hưởng bên ngoài, mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong.

Mặt khác nội dung của các tư tưởng cải cách không hề đã động gì đến yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam hồi đó tức là không giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ:  mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, giữa nông dân với địa chủ phong kiến đang lạc hậu. Vì thế mà không huy động được sức mạnh cải cách của toàn dân, mà chỉ diễn ra ở một bộ phận quan lại ít ỏi trong triều, ngay cả vua Tự Đức cũng không chấp nhận cải cách.

Thêm vào đó yếu tố chủ quan dẫn đến thất nó nằm trong chính bản thân người lãnh đạo một đất nước cũng như bộ phận quan lại dưới quyền.Những con người này kể cả vua, quan( biết hay không biết tình thế của thời cuộc )thì đa số là bảo thủ, sợ đổi mới vì như thế sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, mà nếu có thực hiện cũng chỉ ở một chừng mực nhất định, không có tác dụng đột phá.

Yêu cầu cải cách duy tân chỉ thực sự nở rộ từ khi đất nước bị xâm lược và Nam Kỳ lần lươt rơi vào tay giặc. Điều đó cho thấy động lực của cuộc cải cách chủ yếu là để giữ nền độc lập trước họa ngoại xâm sau những thất bại về quân sự của triều đình Huế ở Nam Kỳ, hơn là vì mục đích xác lập bước tiến của một trình độ kinh tế - xã hội, con người, thiếu hẳn giai cấp xã hội đủ năng lực tiến hành cải cách, phải dựa vào nhà nước phong kiến để cải cách.

Triều đình nhà Nguyễn đóng vai trò chính của cuộc cải cách, nhưng từ vua tới quan thuần túy mang tư tưởng phong kiến, bản thân là giai cấp phong kiến; trong khi cuộc cải cách đó có tính chất tư sản này đòi hỏi xã hội phải có bước chuyển cả hạ tầng cơ sở lẫn kiến trúc thượng tầng theo con đường tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp phong kiến phải bắt đầu có khuynh hướng tư sản hóa. Chính vì vậy, số đông triều thần Nguyễn đã bị tầm nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế, nên chương trình cải cách phần lớn đã bị bóp chết từ trong kế hoạch.

2. Trách nhiệm của triều Nguyễn
Những năm nửa sau thế kỉ XIX đất nước đứng trước yêu cầu đổi mới về các mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục. Trước những đòi hỏi hoàng loạt các tư tưởng cải cách được đưa lên chính quyền trung ương, nhưng hầu hết điều bị thất bại.

Nguyên nhân của việc này do nhiều yếu tố khách quan chủ quan khác nhau. Nhưng một điểm đáng quan tâm của bao nhiêu cuộc thảo luận của các nhà ngiên cứu từ trước đến nay là nhà Nguyễn. Nhà nguyễn đã tác động như thế nào đối với sự thất bại của các tư  tưởng này?

Là một triều đại lãnh đạo một đất nước thống nhất thì trước tiên nó phải có trách nhiệm đầu tiên đối với thất bại này. Ta lấy đó mà so sánh với Xiêm và Nhật thì thấy được tuy Nhật và Xiêm có điều kiện cải cách nhưng dù sao nhà nguyễn vẫn là một triều đại mạnh, nhân tài không thiếu,:” xong hào kiệt đời nào cũng có”,( Nguyễn Trãi; Bình Ngô Đại Cáo ),… nhưng chỉ vì một nỗi vua tôi đa số là tư tưởng quá gần không thể nhìn xa được, với lại do tư tưởng giai cấp bảo thủ chi phối, tư tưởng Nho Giáo đã ăn xâu vào tìm thức của những người lạc hậu hiện thời…tuy vậy vẫn đề chủ chốt ở đây theo nhóm nó nằm ở chỗ chỉ vì quyền lợi giai cấp, vì khi muốn làm điều gì mà nó ảnh hưởng tới mình thì khó mà thực hiện được, cũng như triều Nguyễn một khi mà áp dụng thẳng các tư tưởng đó thì cũng đồng nghĩa với việc thay đổi cả hệ thống kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở. Dù sao đó cũng là mộ ý kiến  để mọi người tham khảo, chứ hoàn toàn không có ý áp đặt. Tóm lại nguyên nhân thất bại của các tư tưởng theo nhóm thì nhà Nguyễn là đầu tàu của sự thất bại đó.

3. Nhận xét, đáng giá
Qua đó ta thấy dù trước hay sau các tư tưởng cải cách dần dần đi đến thất bại hoàn toàn, đất nước trở thành lệ thuộc, mất quyền tự chủ của dân tộc. Vậy trách nhiệm của ai?Và tại sao những tư tưởng đó lại thất bại. Ta không thể quy đổ trách nhiệm đó hoàn toàn cho vua, quan nhà nguyễn mà hãy nhìn một cách khách quan thì thấy được ngay chính bản thân các tư tưởng đó vẫn chưa phù hợp với tiềm lực quốc gia lúc bấy giờ, không có cơ sở thời đại để cải cách…

Nhưng  quan trọng vẫn là người cầm đầu một đất nước lúc bấy giờ có muốn thay đổi hay không? Minh Trị Nhật Bản đã làm một cách rất thành công chỉ trong vòng 21 năm. Trong khi  các tư tưởng cải cách được giử đến Tự Đức và triều thần đến khi đất nước bị mất cũng phải trải qua một thời gian không kém gì Nhật Bản. Nhưng điều thấy rõ là vua, quan nhà nguyễn không giám huy sinh quyền lợi giai cấp của mình kông giám thay đổi hệ thống chính trị, không giám làm một cuộc cách mạng mang tính bứt phá giống như người Nhật đã làm.

Điều đó cũng chỉ vì bộ phận phong kiến sử dụng Nho Giáo làm phép tắc và nguyên tắc để cai trị trong khi tư tưởng của nó đối với thời đại lúc bấy giờ đã quá lỗi thời không phù hợp với việc kinh doanh cũng như không cho cơ hội đối với sự xuất hiện của một bộ phận giai cấp mới, ta hãy so sánh đất nước ta lúc bấy giờ với triều đại phong kiến nhà Thanh, hai đất nước điều dùng nho giáo làm hệ tư tưởng cho mọi hoạt động, cho nên  vua Quang Tự cũng mong muốn cải cách nhưng  trong phạm vi nhất định vẫn không thoát ra được chế độ cũ.

Bên cạnh đó có sự chống đối quyết liệt của bộ phận đông đảo quan lại dưới quyền Từ Huy thái hậu, còn Việt Nam thì các tư tưởng cải cách được đưa lên liền bị  Tự Đức và đông đảo quan lại mang nặng tư tưởng nho giáo không còn phù hợp nữa chống đối. Họ cho những tư tưởng đó là ma là quỷ còn mình có tứ thư, ngũ kinh là đúng là phù hợp, cho nên cứ dùng nho giáo mà cai trị như thế thì đất nước sẽ phát triển mà không cần cải cách gì nữa. Cho dù có cải cách cũng chỉ là để đối phó. “Tại sao lại thúc giục nhiều đến thế, khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi”. Qua lời nói đó của Tự Đức cũng đủ khẳng định là cái cũ đã đúng không cần cái mới để làm gì. Đó là hậu quả của việc không nhìn xa trông rộng khi thời thế đã đổi thay, đại bác của phương tây đang cận kề trước cổ của một đất nước.

KẾT BÀI
Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của triều đình Nguyễn đối với đất nước.Tuy nhiên đi kèm với nó là những sai lầm nối tiếp sai lầm của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền của dân tộc trước các thế lực đại bác phương tây.

Sự thất bại của tư tưởng canh tân và phong trào canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX  mà nguyên nhân chính là do triều đình Nguyễn và người đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, không nhìn xa trông rộng, không có quyết tâm canh tân hoặc thực hiện những ý tưởng canh tân một cách nửa vời. Mặt khác cũng do nhiều yếu tố khác như: nội dung của các tư tưởng cải cách nhiều khi không phù hợp, hạn chế bởi tầm nhìn giai cấp.bởi yếu tố thời đại chi phối, tình hình xã hội hiện thời.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây