Nhiều khái niệm cũng như hình thức của các tôn giáo đều có thể thấy biểu hiện một phần tại đạo cao đài.Đạo Cđ ra đời trong bối cảnh cách mạng nước ta đang bị khủng hoảng đường lối và lực lượng lãnh đạo cm, còn chính sách cai trị đạo của tdp đang đẩy ND NB vào con đường không lối thoát, trong khi đó các tôn giáo khác dần dần mất uy tín. Giới chức sắc của đạo cao đài đã nám bắt tốt thời cơ để phát triển nền đạo của mình. Bên cạnh đó một yếu tố không kém phần quan trọng của đọa cao đài là đã khôn khéo kép hợ với tư tưởng tam giáo truyền thống, tông giáo phương tây và tín ngưỡng dân gian tạo nên sự hỗn dung văn hóa trong hoạt động của mình để người dân cảm thấy sự mới mẻ nhưng không qua xa lạ trong tín ngưỡng đời thường của họ. Sự hỗn dung văn hóa được thể hiện trong giáo lý, tổ chức
Thứ nhất, về giáo lý và sự thờ phụng, nội dung giáo lý của đạo cao đìa là sự vay ượn chắp và kết hợp nhào trộn các giáo lý của tôn giáo đã có từ cổ chí kim, từ đông sang tây, trong đó lấy đạo Lão làm gốc.
Tư tưởng tam giáo được xem như là trung tâm giáo lý của đạo CD. Đạo cao đài là một tôn giáo dựa trên cơ sở quy nguyên tam giáo tức là hợp nhất ba tôn giáo lớn ở phương Đông (Phật, Lão, Nho). Đạo cao đài với tư tưởng hiệp nhất ngũ chi là sự hợp nhất năm nhánh đạo gồm Nhân Đạo (do Khổng tử sáng lập), thần đạo do khương tử nha sáng lập, thánh đạo (đạo Công giáo), Tiên đạo (đạo của lão tử), phật đạo (đạo của phật thích ca) để làm tư tưởng giải thoát. Vì nhiều tôn giáo tập trung trong đạo gọi là đại đạo.
Sự tổng hợp các tôn giáo còn thể hiện trong tôn chỉ của đạo cao đài. Các phái đạo cao đài đều xác định tôn chỉ của mình là “từ bi-công bình-bác ái” và giải thích từ bi thược phật giáo, công bình thuộc nho giáo, bác ái thuộc kito giáo.
Sự tổng hợp giáo lý các tôn giáo được thể hiện rõ trong việc thờ phụng của đạo cao đài. Cao đài thờ thượng đế và các bậc giáo chủ của các tôn giáo, trên bàn thờ đạo cao đài, dưới thiên nhãn là thích ca, lão tử, khổng tử, lý thái bạch. Giê-su kito, khương thái công tất cả là tám vị. Đạo cao đài thờ thiên nhãn hình ảnh con mắt được coi là biểu tượng như chữ vạn của đạo phật, thập giáo- biểu tượng của kito.
Thượng để của đạo cao đài được gọi đầy đủ là “cao đài tiên ông đại bồ tát ma ha tát” danh xưng này theo giáo lý của đạo cao đài thể hiện sự tổng hợp của các tôn giáo: “cao đài” thuộc nho giáo, tiên ông thuộc lão giáo, “đại bồ tát ma ha tát” thuộc phật giáo.
Về ý nghĩa của “tam kỳ phổ độ” nghĩa là cứu rỗi nhân sinh lần thứ ba. Theo đạo cao đài việc cứu rỗi nhân sinh làn thứ nhất là sự xuất hiện của thái thượng đạo tổ và Nhiên đăng cổ phật; lần thứ hai là sự xuất hiện của lão tử, phật thích ca, khổng tử và chúa giê su; lần thứ ba là sự xuất hiện của đạo cao đài do chính thượng đế làm mối chủ đạo và cũng là lần cuối cùng để cứu vớt chúng sanh nên đã gộp tất cả tôn giáo trước đó và trong một đạo, do đó được gọi là đại đạo tam kỳ phổ đạo. Với triết lý “bình dân” đã thuyết phục người dân nam bộ nói chung và đồng bằng SCl nói riêng. Đạo cao đài luôn tôn trọng tín ngưỡng và phong tục của người dân, không ép buộc tín đồ phải từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình khi tham gia vào đạo.
Thứ hai, về luật lệ lễ nghi của đạo cao đài cũng mang tính hỗn dung với các tôn giáo khác. Đạo cao đài đặt ra nhiều qui định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo đạo tụ tập và xử thế như “ngũ giới cấm”, “tứ đại điều qui”, về việc nhập môn cầu đạo tổ chức tang lễ, hôn nhân.
Đạo cao đài rất chú trọng giao dục tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức nho giáo, như: tam cương ngũ thường, đối với phụ nữ thì tam tòng tứ đức. Lễ nghi của đạo cao đài rất rườm rà và cầu kỳ và được giải thích rằng lễ nghi cũng phản ánh tinh thần tổng hợp tôn giáo. Ví dụ: lễ phẩm gồm có 5 cây hương tượng trưng cho ngũ hành: kim mộc thủy hỏa thổ; đồ dâng cúng gồm rượu trà hoa tượng trưng cho Tam bảo: tinh, khí, thần nền tảng của sự sống theo quan điểm của đạo Lão; tín đồ dâng lễ chân đi theo chữ “tâm” là di tích của đạo Nho; cách lấy dấu theo đạo công giáo nhưng không phải biểu hiện của Ba ngôi Thiên Chúa: cha- con-thánh thần, mà tượng trưng cho tam bảo của đạo Phật: phật, Pháp, tăng. Nhạc lễ gồm có chuông, trống và các nhạc cụ dân tộc. Lễ phục của tín đồ là màu trắng dùng màu theo từng ngành: Thái (thuộc Phật) màu vàng, Thượng (thuộc Lão) màu đỏ; Ngọc (thuộc Nho) màu xanh, nhưng được cắt màu cầu kỳ theo phẩm phục của các vua quan phong kiến phương Đông.
Những hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài được thực hành trong cộng đồng thường chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt ở Nam Bộ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu… Đặc biệt là tang ma. Trong gia đình tín đồ khi có người đau nặng sắp qua đời, toàn thể đạo hữu trong Họ đạo cùng đến làm lễ tiếp qui, nhằm mục đích hướng dẫn “chơn hồn” của người sắp chết trở về cõi Trời. Lễ được tổ ngay tại nhà của tín đồ. Hình thức và mục đích tổ chức lễ không khác nhiều so với lễ cầu an (sốt môn) của người Khmer theo Phật giáo nguyên thủy, haythực hiện bí tích xức dầu bệnh nhân dành cho người sắp qua đời của đạo Công giáo. Trong tang lễ, chức sắc, chức việc và đạo hữu luôn túc trực cầu nguyện cho người chết. Đến lúc hạ huyệt, công việc cầu nguyện tạm kết thúc, nhưng sau đó lại chuẩn bị cho các lễ Tuần Cửu. Lễ Tuần Cửu được tổ chức 9 ngày một lần, bắt đầu tính từ ngày chết của người quá cố, và phải làm 9 lần lễ như vậy. Lễ được tổ chức tại nhà của tín đồ (nếu trong gia đình đó có bàn thờ của đạo) hoặc tại Thánh thất hay Tòa thánh. Trong buổi lễ, tất cả đạo hữu của Họ đạo đều tập trung để cùng cầu siêu cho người quá cố. Hình thức cũng như mục đích tổ chức lễ đều không khác nhiều so với cách cúng Tuần của tín đồ Phật giáo Bắc truyền. Đạo hữu, chức việc, chức sắc phục vụ trong tang lễ và trong các buổi cúng Tuần Cửu đều không nhận tiền thù lao từ gia đình, và xem những việc làm đó như là hình thức công qua để tích đức .
Giáo lý, giáo luật, lễ nghi như đã nêu trên đã dẫn đến việc một số người nhận xét cho rằng đạo cao đài là một tôn giáo hỗn hợp, chỉ là phép cộng đơn thuần của những cái đã có sẵn trong các tôn giáo; hoặc Đạo Cao Đài là cái cũ của dân mê tín được sơn lại mới, mọi vật cũ ngày xưa, nay đều mang một cái tên mới coi có lạ mà lại có quen ( Nguyễn An Ninh).