Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy giáo pháp "Học Phật-tu nhân" và việc báo đáp "Tứ đại trọng ân" tức là ân Trời, Phật; ân quân vương; ân cha mẹ và ân sư phụ. Ông Đoàn Minh Huyên khuyên tín đồ muốn làm tròn đạo làm người thì mọi người phải có bổn phận đền đáp tứ ân nêu trên, là nấc thang thứ nhất đưa con người tiến trên con đường đạo hạnh. Tứ đại trọng ân chi phối tư tưởng, đời sống của mọi tín đồ. Việc quan niệm "học Phật" có nghĩa là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải noi theo gương đức Phật, với việc trì niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà (Nam mô A-Di-Đà-Phật). Tuy nhiên, trong quá trình thuyết giáo, ông Đoàn Minh Huyên không coi việc học Phật là yếu tố cốt lõi đối với tín đồ khi tu hành, mà đây được xem là nền tảng mang tính định hướng cho tín đồ hướng tới khi tự tu nhân.
Tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương coi việc "tu nhân" là tôn chỉ tối thượng trong tu hành, điều đó giúp cho con người loại trừ những cái xấu xa và hướng thiện, tự rèn sửa tâm tính, làm lành lánh dữ, tích đức cho sau này khi được dự "Hội Long Hoa". Việc "tu nhân" còn giúp con người ta luôn sống đúng với đạo làm người, giúp ích gia đình, xã hội, có luân thường đạo lý, có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy "Ngũ đại giới cấm" làm giới luật, bao gồm: cấm sát sinh, hại người hại vật; cấm tham lam, trộm cắp, hưởng thụ của phi nghĩa, không làm mà hưởng; cấm tà dâm, trụy lạc (cả tâm dâm và thân dâm); cấm rượu chè, hút chích, ma tuý, cờ bạc, điếm đàn, mê tín dị đoan, đồng bóng, bói toán; cấm gian dối, vọng ngữ, châm chọc, chia rẽ… Tuy nhiên, đến nay giới luật đã có sự phát triển, bổ sung cho phù hợp với quan niệm về thuần phong mỹ tục từng vùng. Từ chức việc (cư sĩ) đến tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đều được tự do để tóc, râu, được dựng vợ gả chồng, đều có gia đình riêng và tự làm ăn, sinh sống.
Về nghi lễ và cách thờ cúng: trong những chùa Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên dựng lên trước đây, không bài trí hình ảnh hay cốt tượng Phật giáo, mà chỉ cho thờ một tấm vải màu đỏ, gọi là Trần Điều được treo trước tường chính điện. Trên bàn thờ bày hoa, nước lã, nhang, đèn, không có chuông, mõ. Theo quan niệm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương thì tấm Trần Điều thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu mến đồng bào, nhân loại.
Các lễ trọng hàng năm, dựa theo Phật giáo gồm: Lễ thượng ngươn (Rằm tháng giêng); Lễ Phật đản; Lễ Vu Lan (Rằm tháng bảy); Lễ Hạ ngươn (Rằm tháng mười). Ngoài ra, còn có các lễ theo tập quán dân tộc, tết Đoan Ngọ và lễ giỗ Phật Thầy Tây Ân (12/8 ÂL).
Do đặc điểm không có chức sắc, không hình thành tổ chức Giáo hội nên đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển theo phương pháp truyền thừa, truyền giảng giáo lý của Thày tổ cho các đệ tử thân tín, hết lớp trước truyền lại cho lớp sau, tùy thuộc vào khả năng truyền giảng và uy tín của các ông Đạo. Vì vậy, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có chức việc quản tự tại các chùa, không phân chia đơn vị tín đồ làm cơ sở của đạo, cho nên nền tảng tổ chức cơ bản của đạo chính là chùa Bửu Sơn Kỳ Hương bởi vì chùa là tổ chức độc lập, là nơi thờ tự chung của cộng đồng cư sĩ, tín đồ sinh hoạt lễ nghi tôn giáo ở mỗi địa phương do ông Đoàn Minh Huyên hoặc đệ tử của ông dựng lên. Chùa còn là đầu mối điều hành, tổ chức và quản lý mọi hoạt động nghi lễ tôn giáo.
Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG TÔN GIÁO CỦA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG VÀ TỨ ÂN HIẾU NGHĨA:
Ý nghĩa biểu trưng tôn giáo thể hiện rõ nét ở đức tin, tôn chỉ, nghi thức, kinh sách và quan trọng nhất ở nguyên lý của tôn giáo đó.
- Đức tin và tôn chỉ:
Sự ra đời của một tôn giáo bao giờ cũng gắn liền với đức tin. Đức tin của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa được kế thừa từ quan niệm về ngày tận thế và Hội Long Hoa trong thời Hạ Nguyên vốn tiếp thu, ảnh hưởng từ Phật giáo.
Những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa tin rằng thời kỳ Đức Phật Thầy và Đức Bổn Sư giáng thế, truyền đạo, loài người đang bước vào giai đoạn cuối của đời Hạ Nguyên, giai đoạn khổ cực, điêu linh, bệnh tật, chiến tranh và bất công đang làm xã hội suy đồi. Hạ Nguyên sẽ mãn, Hội Long Hoa được mở ra để cứu người hiền, tiêu diệt kẻ ác, xây dựng cuộc sống an lành, thái bình. Đức tin ấy có sức lay động dân chúng vì nó được đề cao vào đúng thời kỳ đen tối của xã hội Nam Bộ bấy giờ. Điều mới mẻ trong quan niệm của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa là lòng tin về Hội Long Hoa khai mở vào một ngày gần kề không diễn ra ở một nơi nào khác trên thế giới mà ngay tại núi Cấm - Thất Sơn Việt Nam, không đề cập tới cõi Niết bàn và nội dung mang tính mạt thế luận.
Tôn chỉ của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa là “Tu Nhân Học Phật ". Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không đặt ra giới luật khắt khe và không có sự phân biệt, kiêng kỵ khác nhau giữa các vị chức sắc và tín đồ nói chung. Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa xem việc hạn chế sát sinh, cữ ăn 12 con giáp như một thành tựu trên bước đường tu nhân. Tứ Ân Hiếu Nghĩa quan niệm ba đạo Phật, Nho, Lão có cùng nguồn gốc, do đó, cùng thờ cúng cả Phật - Thánh - Tiên. Ngoài ra, tín đồ phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, cách thức hành đạo, lễ nghi, cúng bái tại chùa, đình, miếu, Tam Bửu gia và ở nhà riêng theo qui định.
Người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được tôn là Đức Bổn Sư. Ông gọi tín đồ là Bá gia. Tín đồ gọi nhau là Thân bằng. Những cao đồ thường theo Đức Bổn Sư để phát huy ý tưởng, ghi chép lời truyền dạy gọi là ông Trò. Người được giao phận sự thay mặt Đức Bổn Sư trông nom việc đạo của một nhóm tín đồ gọi là ông Gánh-thấp hơn và thuộc lớp sau ông Trò. Sau khi Đức Bổn Sư qua đời, những người cùng học đạo hay thọ giáo với một cao đồ, hay một ông Gánh hình thành nên một đơn vị tập hợp tín đồ gọi là gánh. Đứng đầu gánh là Trưởng gánh. Các Trưởng gánh là thành viên của Hội Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Hội đạo không có Hội trưởng hay người đứng đầu. Các Trưởng gánh đều bình đẳng như nhau về quyền lợi và nghĩa vụ của đạo. Chức sắc Trưởng gánh do cha truyền con nối. Dưới Trưởng gánh có Thông tín, Cư sỹ và Thủ lễ giúp việc theo chức năng, nhiệm vụ. Họ được Trưởng gánh đề cử và làm lễ nhậm chức tại chùa Tam Bửu sau khi Hội đạo đồng ý. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 24 gánh phân bố khắp vùng Thất Sơn (An Giang).
Cơ cấu tổ chức của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa khá đơn giản nhưng chặt chẽ, phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển. Hàng chức sắc không nhiều, việc phong tặng mang nặng ảnh hưởng của quan hệ gia tộc, dòng họ.
Về giáo lý đạo Hoà Hảo:
- Giáo lý Phật giáo Hòa hảo được thể hiện trong cuốn Sấm giảng thi văn toàn bộ của Đức Huỳnh Giáo chủ. Tập sách này gồm có hai phần: phần Sấm giảng giáo lí là phần nói về Phật giáo Hòa Hảo mang tính chất sấm truyền của ông Huỳnh Phú Sổ, phần Thi văn giáo lí gồm 253 bài văn vần và văn xuôi được xếp theo thứ tự theo thời gian.
- Giáo lí của đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ tông của Phật giáo làm căn bản kết hợp với đạo ông bà của dân tộc.
* Một số nội dung chủ yếu về giáo lý của đạo Hòa Hảo:
+ Thuyết Tam ngươn, Hội Long Hoa
Sự ra đời của một tôn giáo bao giờ cũng gắn liền với đức tin. Đức tin của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa được kế thừa từ quan niệm về ngày tận thế và Hội Long Hoa trong thời Hạ Nguyên vốn tiếp thu, ảnh hưởng từ Phật giáo.
Những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa tin rằng thời kỳ Đức Phật Thầy và Đức Bổn Sư giáng thế, truyền đạo, loài người đang bước vào giai đoạn cuối của đời Hạ Nguyên, giai đoạn khổ cực, điêu linh, bệnh tật, chiến tranh và bất công đang làm xã hội suy đồi. Hạ Nguyên sẽ mãn, Hội Long Hoa được mở ra để cứu người hiền, tiêu diệt kẻ ác, xây dựng cuộc sống an lành, thái bình. Đức tin ấy có sức lay động dân chúng vì nó được đề cao vào đúng thời kỳ đen tối của xã hội Nam Bộ bấy giờ. Điều mới mẻ trong quan niệm của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa là lòng tin về Hội Long Hoa khai mở vào một ngày gần kề không diễn ra ở một nơi nào khác trên thế giới mà ngay tại núi Cấm - Thất Sơn Việt Nam, không đề cập tới cõi Niết bàn và nội dung mang tính mạt thế luận.
Tôn chỉ của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa là “Tu Nhân Học Phật ". Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không đặt ra giới luật khắt khe và không có sự phân biệt, kiêng kỵ khác nhau giữa các vị chức sắc và tín đồ nói chung. Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa xem việc hạn chế sát sinh, cữ ăn 12 con giáp như một thành tựu trên bước đường tu nhân. Tứ Ân Hiếu Nghĩa quan niệm ba đạo Phật, Nho, Lão có cùng nguồn gốc, do đó, cùng thờ cúng cả Phật - Thánh - Tiên. Ngoài ra, tín đồ phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, cách thức hành đạo, lễ nghi, cúng bái tại chùa, đình, miếu, Tam Bửu gia và ở nhà riêng theo qui định.
Vũ trụ diễn biến qua ba thời kỳ, đạo Hòa Hảo gọi là Tam ngươn: Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn.
Thời kì Hạ ngươn càng tới lúc tận cùng thì càng tội tệ. Khi Hạ ngươn tới điểm tận cùng thì ngày càng tận thế sẽ xảy ra, chấm dứt chu kì Tam ngươn, để tái lập đời Thượng ngươn mới.
Vì thời kì hiện nay là thời kì Hạ ngươn Mạt pháp, là chặng đường cuối cùng còn lại để con người có một cơ hội sau cùng mà tỉnh ngộ, kịp thời cải tà quy chánh => tạo điều kiện trong kì tuyển Hộ Long Hoa. Hội Long Hoa là cửa ải tuyển chọn những ai được phép bước vào cuộc sống mới của thời kì Thượng ngươn để tiếp tục tu hành cho đến khi đạt đến cứu cánh giải thoát.
+ Tư tưởng học Phật tu Nhân
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghiã có ba nguyên lý căn bản.
Tu nhân: Là rèn sửa tâm tính, làm lành lánh dữ để tích đức, làm tốt mọi việc, sống tốt với mọi người, có ích cho đất nước, xã hội. Muốn tu nhân phải thực hiện Tứ đại trọng ân, tức đền trả bốn ân lớn: ân cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại. Ngoài ra, muốn tu nhân còn phải xử thế theo tinh thần Nho giáo: Kính trời đất, trọng thần thánh, chuyên tâm thờ phụng tổ tiên, thảo hiền với cha mẹ, giữ phép nước, trọng thầy, yêu mến anh em, giữ chữ tín với bạn, sống có nghĩa với bà con xóm giềng. Theo Đức Bổn Sư nếu giữ trọn “tam cương” thì làm trọn đạo nhân.
Tu nhân, với nội dung cốt yếu là thực hiện Tứ đại trọng ân của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa khác với quan niệm xuất gia tu hành. Tu nhân là hòa nhậpvào cuộc sống, rèn tâm sửa tính, vì thực tiễn cuộc sống. Ân đất nướcđược nhấn mạnh đặc biệt có ý nghĩa trong thời kỳ Tổ quốc bị ngoại xâm... Quan điểm Tứ đại trọng ân được nâng cao về chất trong mục đích so với quan niệm Tứ ân của Phật giáo mà đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã kế thừa. Tu thân của Nho giáo là để “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, còn tu nhân của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa suy cho cùng là để đền trả ân hiếu nghĩa...
Học Phật: Là học những điều Phật dạy và làm những điều Phật khuyên nhằm nhận thức được con đường đạt tới toàn chân, toàn mỹ, nâng cao hơn khả năng tu nhân. Điều kiện của học Phật là thực hiện Thập nhị lệ sự(12 điều tuân): Kỉnh thiên địa, Lễ thần minh, Phụng tổ tiên, Hiếu song thân, Thủ vương pháp, Trọng sư trưởng, Ái huynh đệ, Tín bằng hữu, Lục tôn tộc, Hòa hương lân, Biệt phu phụ và Giáo tử tôn. Tín đồ phải thành tâm thiện niệm lục tự di đà và các bài kinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Đức Bổn Sư soạn. Việc niệm lục tự A - Di - Đà và dùng pháp tay, pháp trường định tâm tưởng niệm là kế thừa phép tu Tịnh độ tông và Thiền tông Phật giáo. Nhưng không bao hàm và hội đủ nội dung các pháp môn đó của đạo Phật. So với Bửu Sơn Kỳ Hương, học Phật Tứ Ân Hiếu Nghĩa có nhiều điểm mới: ngoài việc tưởng niệm danh hiệu Phật còn thực hiện chuông, mõ, lần xâu chuỗi và đọc kinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Mục đích của tu nhân là xây dựng quan hệ trong sáng, tốt đẹp giữa người với người, giữa thế hệ này với thế hệ kia. Cứu cánh của học Phật là hoàn thiện hơn việc tu nhân và được về cõi Tây phương cực lạc khi chết. Học Phật không phải là giai đoạn cao của tu nhân. Với nguyên lý cơ bản là Tu nhân học Phật, Tứ Ân Hiếu Nghĩa không phải là loại giáo lý suy luậnnhư thường thấy ở các tôn giáo khác.
Để cho phù hợp với thời kì gấp rút của uổi hạ ngươn và căn khí thiển bạc của chúng sanh cũng như cho kịp kì hóa độ chúng sanh, đạo Hòa Hảo đã hiển dương pháp môn học Phật tu Nhân.
Học Phật là hiểu được giáo lí chủ yếu của đạo Phật, tập trung ở 3 pháp môn chính là : ác pháp ( là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp. Làm ô nhiễm thân tâm. Gây nên tội lỗi khiến cho con người vướng mũi trong vòng luân hồi sinh tử; thuộc về các pháp có các thuyết: Tam nghiệp, Thất tình, Lục duc, Ngũ uẩn, Tứ đổ tường), chân pháp ( là các pháp phá tan những mê hoặc tối tăm để bừng sáng về trí tuệ tiến tới giác ngộ chân lí; thuộc về chân pháp có các lý thuyết như: Tứ diệu đế, Thập nhị chân duyên, Ngũ trược), Thiện pháp ( là các pháp lành mà con người cần tu tập để gây thiện duyên, sửa trị thân tâm làm cho thanh sạch dể chứng các quả vị Phật; thuộc về Thiện pháp gồm có các lí thuyết sau: Bát chính đạo, Bát nhẫn).
Tu Nhân là tích cực giúp đời để đền đáp tứ đại trọng ân, cho tròn nhân đạo.Ở phần Tu Nhân, giáo thuyết Phật giáo Hòa Hỏa nhấn mạnh việc ru theo Tứ ân, tức là 4 điều: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân tam bảo, Ân đồng bào nhân loại. “Thuyết tứ ân” được xem như là bài học nhập môn đối với bất kì một tín đồ Hòa Hảo. Nó cũng được xem là một chương trình hành động trọng yếu trong cuộc đời tu hành của họ vì “ Tứ Ân trả vẹ, tội căn chẳng còn”. làm tròn Tứ ân là đã làm tròn bổn phận làm người, hoàn thành hạnh tu. Phật Thầy Tây An còn đề cao Tứ ân là ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại. Đây là bốn ân lớn mà mọi tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phải hết lòng kính thờ và phụng sự. Có thể xem đây là nét tinh túy của đạo, bởi yếu lý này rất phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt.
Về tổ chức và lễ nghi của đạo Hòa Hảo
* Lễ nghi:
- Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là những cư sĩ tại gia nên việc thờ phụng và hành đạo của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản, chủ yếu là tiến hành ở gia đình. Phật giáo Hòa Hảo chỉ thờ Phật, thờ ông bà tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc. Phật giáo Hòa Hảo. Phật giáo Hòa Hỏa không thờ thần thánh nếu ko rõ căn tích.
- Phật giáo Hòa Hỏa thờ Phật nhưng không bằng tượng cốt, tran ảnh mà thờ tấm vải Trần Dà thay cho tấm vải Trần Điều của Phật giáo Bửu Sơn Kì Hương với cùng một quan niệm Phật rức Tâm, Tâm tức Phật.
- Ở mỗi gia đình tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có ba bàn thờ: bàn thờ Phật ở cao nhất chỉ treo tấm Trấn Dà, bàn thờ tổ tiên đặt dưới bàn thờ Phật, bàn thờ thông thiên thờ ngoài trời ở trước cửa nàh. Sau này tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có thờ ảnh của ông Huỳnh Phú sổ, thương được đặt dưới tấm Trấn Dà.
- Lễ phẩm cúng Phật hay cúng trời đất ở bàn thông thiên chỉ có hương, hoa và nước lạnh.
* Tổ chức:
- Theo truyền thống, Phật giáo có hai đối tượng tu hành: tu tại gia và tu xuất gia. Những người tu xuất gia hình thành hàng giáo phẩm trong đạo. Phật giáo Hòa Hảo chủ trương tu tại gia cho nên không có người xuất gia và hàng giáo phẩm mà chỉ có một số chức sắc lo cả việc đạo và việc đời. Sau này khi đạo phát triển mạnh, những người đứng đầu mới lập ra hệ thống Ban trị sự theo cách bỏ phiếu kín và đa số tương đối.
- Đến những năm 1960, vấn đề tổ chức Phật giáo Hòa Hảo mới được xem xét củng cố lại. Năm 1964, Giaos hộ Phập giáo Hòa Hảo ra đời, Hiến chương Phật giáo Hòa Hảo xây dựng tổ chức giáo hội theo cơ cấu 5 cấp:
+ Trung ương: do Hội đồng Trị sự Trung ương và Hội đồng Bảo pháp lãnh đạo
+ Tỉnh: Có Ban Trị sự tỉnh
+ Quận: có Ban trị sự quận
+ Xã: có Ban trị sự xã
+ Ấp: có Ban trị sự ấp
- 19/6/1975, Các Ban trị sự của Phật giáo Hòa Hảo bị giải tán.
- 26/5/1999, Đại hội đại biểu Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kì I được tổ chức tại An Hòa tự ( An Giang) đã thông qua Quy chế hoạt động và bầu Ban đại diện Phật giáo Hòa Hỏa cấp toàn đạo.
- Theo bản Hiến chương 2004, cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được hình thành hai cấp:
+ Ban Trị sự Trung ương: giúp việc cho các bộ phận chuyên môn
+ Ban Trị sự xã: cử Trị sự viên phụ trách từ thiện xã hội, phổ truyền giaó lí, tài chính, kiểm soát.
+ Ngoài ra ở cấp tỉnh (thành) có Đại diện: giúp việc có các trợ lí đạo sư.