I. ƯU NHƯỢC ĐỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đường chéo có thể áp dụng tốt cho nhiều trường hợp, nhiều dạng bài tập, đặc biệt là dạng bài pha chế dung dịch và tính thành phần hỗn hợp.
- Thường sử dụng kết hợp giữa đường chéo với phương pháp trung bình và phương pháp bảo toàn nguyên tố. Với hỗn hợp phức tạp có thể sử dụng kết hợp nhiều đường chéo.
- Trong đa số trường hợp không cần thiết phải viết sơ đồ dường chéo nhằm rút ngắn thời gian làm bài.
- Nhược điểm: Không áp dụng được cho những bài toán trong đó có xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau, không áp dụng được với trường hợp tính toán pH.
II. CÁC BƯỚC GIẢI
- Xác định trị số cần tìm từ đề bài
- Chuyển các số liệu sang dạng đại lượng % khối lượng
- Xây dựng đường chéo => Kết quả bài toán.
III. CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ
1. Dạng tính toán hàm lượng đồng vị:
VD1: Nguyên tử khối TB của Br là 79,319. Br có 2 đồng vị bền: 79Br35 & 81Br35. Tính hàm lượng phần trăm mỗi đồng vị.
Từ đó tính % của mỗi đồng vị.
2. Tính tỉ lệ thành phần hỗn hợp khí qua tỉ khối:
VD2: Tỉ khối hơi của N2 và H2 so vs O2 là 0,3125. Tìm thể tích và phần trăm thể tích của N2 & H2 có trong 29,12 lít hỗn hợp.
Giải:
Từ đó các bạn tự tính thể tích vầ phần trăm thể tích mỗi khi
Chú ý:
- Chất rắn coi như dung dịch có C = 100%
- Dung môi coi như dung dịch có C = 0%
3. Pha chế dung dịch:
VD3: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaCl 3% để pha 500ml dung dịch NaCl 0,9%, biết rằng khối lượng riêng của dung dịch thay đổi
Giải:
4. Bài toán hỗn hợp 2 kim loại cùng hoá trị và khả năng phản ứng:
VD4: Hoà tan 28,4g 1 hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí ở đktc và dung dịch A.
a.Xác định tên 2 kim loại biết 2 kim loại đó thuộc 2 chu kì liên tiếp của phân nhóm IIA
b. tính %m mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Giải:
Gọi CT chung 2 muối cacbonat: MCO3
nCO= = 0,3 mol
=> nMCO3 = 0,3 mol
=> MCO3 = 94,67
=> M = 34,67
=> 2 kim loại là Mg & Ca
Có được số mol CaCO3, MgCO3 dễ dàng tính được %m mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Thí dụ 1:
Để thu được dung dịch HNO3 20% cần lấy a gam dung dịch HNO3 40% pha với b gam dung dịch HNO3 15%. Tỉ lệ a/b là:
A. 1/4. B.1/3.
C.3/1. D.4/1.
Đáp án A
Thí dụ 2:
Hoà tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 75,0 gam dung dịch NaOH 12,0% thu được dung dịch NaOH 58,8%. Giá trị của m là
A. 66,0. B.50,0.
C.112,5. D.85,2.
Đáp án B
Thí dụ 3:
Để thu được 42 gam dung dịch CuSO4 16% cần hoà tan x gam tinh thể CuSO4.5H2O vào y gam dung dịch CuSO4 8%. Giá trị của y là:
A. 35. B.6.
C.36. D.7.
=> Đáp án C
Thí dụ 4:
Nhiệt phân hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Al(OH)3 và Cu(OH)2 thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng 0,731a gam. Thành phần % về khối lượng của Al(OH)3 trong X là.
A. 47,5%. B.50,0%
C.52,5% D.55,0%
Đáp án C
Thí dụ 5:
Nhiệt phân hoàn toàn 108 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 được chất rắn Y có khối lượng bằng 75,4% khối lượng của X. Khối lượng naHCO3 có trong X là:
A. 54,0 gam.
B. 27,0 gam.
C. 72,0 gam.
D. 36,0 gam.
Đáp án C