Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đáp áp cuộc thi: Tìm hiểu tem bưu chính năm 2021

Thứ năm - 28/01/2021 22:38
Câu 1: Các mẫu tem sau giới thiệu về một số anh hùng liệt sỹ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Em hãy cho biết vài nét về cuộc đời và chiến công của các anh hùng liệt sỹ đó.
Câu 2: Em hãy cho biết những mẫu tem sau đây được phát hành nhân dịp kỷ niệm sự kiện gì? Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện và nêu vài nét về sự kiện đó?
Câu 3: Vào các dịp Đại hội Đảng, Bưu Điện Việt Nam đều phát hành tem chào mừng sự kiện trọng đại này. Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau theo trình tự kỷ niệm sự kiện.
Câu 4: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, nhiều chiến công oanh liệt trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với tuổi trẻ Việt Nam đã được ghi lại trên tem Bưu chính. Em hãy nêu một vài nét giới thiệu về những chiến công, công trình đó.
Câu 5: Em hãy viết bài cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết.
Đáp áp cuộc thi: Tìm hiểu tem bưu chính năm 2021

ĐÁP ÁN CUỘC THI TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH 2021

 
Câu 1: Các mẫu tem sau giới thiệu về một số anh hùng liệt sỹ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Em hãy cho biết vài nét về cuộc đời và chiến công của các anh hùng liệt sỹ đó. (Mỗi mẫu tem không quá 100 dòng)

Tem số 1: anh Kim Đồng
Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi nhầm thành Nông Văn Dền), một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên.
Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.
Tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tem số 2: Chị Võ Thị Sáu
Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.
Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.
Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Tem số 3: anh Nguyễn Văn Trỗi
Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.
Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.
Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.

Câu 2: Em hãy cho biết những mẫu tem sau đây được phát hành nhân dịp kỷ niệm sự kiện gì? Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện và nêu vài nét về sự kiện đó?

Các bộ tem trên đây được phát hành nhân dịp kỉ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Trình tự phát hành các bộ tem
1. Bộ tem 322: Ngày Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1978)
Mẫu tem thể hiện hình ảnh: Các em thiếu nhi múa hát

2. Bộ tem 353: Năm Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1979)
Mẫu 1: Bác Hồ với thiếu nhi

3. Bộ tem 364: Ngày Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1980)
Mẫu tem thể hiện nội dung: Thiếu nhi Quốc tế tay trong tay cùng nhau múa hát

Câu 3: Vào các dịp Đại hội Đảng, Bưu Điện Việt Nam đều phát hành tem chào mừng sự kiện trọng đại này. Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau theo trình tự kỷ niệm sự kiện.


Đáp án:
1. Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (MS 073)
(Bộ tem gồm 02 mẫu phát hành ngày 04/9/1960, do họa sỹ Nguyễn Văn Khánh thiết kế, Khuôn khổ 43x31 (mm), in ốp xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ).

2. Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam (MS 318)
(Bộ tem gồm 02 mẫu phát hành ngày 10/12/1976, do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn và Trịnh Quốc Thụ thiết kế, Khuôn khổ 30x40 (mm), in ốp xét ba màu tại nhà in Tiến Bộ - Bộ tem in liên 2 mẫu theo hàng ngang)

3. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (bộ 2) (MS 390)
(Bộ tem gồm 02 mẫu phát hành ngày 27/02/1982, do họa sỹ Trần Lương và Đỗ Việt Tuấn thiết kế; Khuôn khổ 44x34(mm), in ốp xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ)

4. Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (MS 504)
(Bộ tem gồm 04 mẫu + 01Blốc phát hành ngày 20/11/1986, do họa sỹ Trần Thế Vinh thiết kế; Khuôn khổ 45x26(mm), in ốp xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện).

5. Chào mừng Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (MS 620)
(Bộ tem gồm 03 mẫu phát hành ngày 19/5/1991, do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu, Nguyễn Thị Sâm và Võ Lương Nhi thiết kế; Khuôn khổ 32x43(mm), in ốp xét hai màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện)

6. Chào mừng Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam (MS 724)
(Bộ tem gồm 02 mẫu phát hành ngày 03/02/1996, do họa sỹ Trần Thế Vinh thiết kế; Khuôn khổ 46x31(mm), in ốp xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện).

7. Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (MS 860)
(Bộ tem gồm 02 mẫu phát hành ngày 18/4/2001, do họa sỹ Tô Minh Trang và Nguyễn Du thiết kế; Khuôn khổ 43x32(mm) và 32x43(mm), in ốp xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện).

8. Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (MS 945)
(Bộ tem gồm 01 mẫu phát hành ngày 03/02/2006, do họa sỹ Lê An Tư thiết kế; Khuôn khổ 32x43(mm), in ốp xét nhiều màu tại Công ty In tem Bưu điện).

9. Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (MS 945)
(Bộ tem gồm 01 mẫu phát hành ngày 05/01/2011, do họa sỹ Trần Thế Vinh và Vũ Kim Liên thiết kế; Khuôn khổ 32x43(mm), in ốp xét nhiều màu tại Công ty In tem Bưu điện)

10. Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII 
Ngày 18/1/2016 Bộ thông tin và truyền thông phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII do họa sĩ Tô Minh Trang thiết kế.


Câu 4: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, nhiều chiến công oanh liệt trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với tuổi trẻ Việt Nam đã được ghi lại trên tem Bưu chính. Em hãy nêu một vài nét giới thiệu về những chiến công, công trình đó.


1. Tem Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-1984)
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 của Quân đội và Nhân dân Việt Nam cách đây 66 năm đã đập tan những cố gắng, nỗ lực về quân sự tối cao nhất của thực dân Pháp và có sự can thiệp của Mỹ. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm1954 đã bắt buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva (tháng 7 năm 1954). Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Và đây cũng là kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài chín (9) năm (1945 – 1954) của Quân đội và Nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, chiến thắng lịch sử này đã mở ra một bước ngoặt phát triển mới cho cách mạng Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Tem "Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam"
Thanh niên xung phong (TNXP) là một tổ chức của tuổi trẻ Việt Nam được Bác Hồ thành lập và giao nhiệm vụ vào ngày 15/7/1950. TNXP Việt Nam có 3 thế hệ kế tiếp từ chiến dịch Điện Biên Phủ xưa đến mở đường 559 (đường mòn Hồ Chí Minh), làm kinh tế thời bình và nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng TNXP Việt Nam có khoảng 20 vạn người. Họ là những thanh niên nam nữ trẻ, khoẻ, giàu nhiệt tình cách mạng, có tri thức, luôn sôi động, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần. Năm mươi năm trưởng thành và phát triển, TNXP Việt Nam đã đóng góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của dân tộc qua các thời kỳ chiến tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập và xây dựng CNXH trên đất nước ta.

Giới thiệu về truyền thống của TNXP Việt Nam qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Thanh niên Xung phong Việt Nam", 1 tem (3052), với giá mặt 400 đồng.

Hình ảnh trên tem thể hiện gương mặt hồn nhiên, tươi trẻ của nữ TNXP trên những con đường tuyến lửa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bất chấp sự hy sinh trước bom, đạn kẻ thù, ngày đêm bám đường, mở đường cho các đoàn xe ra tiền tuyến vì miền Nam yêu thương, vì miền Bắc XHCN với niềm vui khi thông đường, đếm từng chuyến xe qua. Mừng khi mỗi tin thắng trận dồn về, như hoa nở rộ trong thiên nhiên cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông - chiến thắng. Phần nền gợi lại khung cảnh khốc liệt đầy khó khăn gian khổ, kề cận bên cái chết của TNXP trong những năm chống Mỹ cứu nước.
Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện.

3. Tem kỷ niệm 5 năm hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Xô
Đôi nét về công trình Thủy điện Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012 (Bị phá vỡ kỉ lục vào năm 2012 bởi Nhà máy thủy điện Sơn La). Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.
Công trình khởi công 6/11/1979, khánh thành 20/12/1994.

Quá trình xây dựng
Ngày 6 tháng 11 năm 1979: Khởi công xây dựng
Ngày 12 tháng 01 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1
Ngày 09 tháng 01 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2
Ngày 30 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 04 tháng 04 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 20 tháng 12 năm 1994: Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.
Thông số kĩ thuật chính:
  • Thủy điện Hòa Bình có thiết kế mực nước dâng bình thường cao 117 m;
  • Mực nước gia cường: 120 m;
  • Mực nước chết: 80m;
  • Các thông số trên đo độ cao so với mực nước biển;
  • Diện tích hồ chứa: 208 km2;
  • Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,45 tỉ mét khối nước;
  • Công suất lắp máy: 1.920 MW, gồm 8 tổ máy;
  • Điện lượng bình quân hằng năm: 8,6 tỉ KWh
  • Đập thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả và 8 tổ máy phát điện;
Câu 5Em hãy viết bài cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ).
1. Cảm nghĩ về chị Võ Thị Sáu
“Thời thế sinh anh hùng” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn dù ở bất cứ thời đại nào. Ở thời kì chiến tranh, có nhiều vị anh hùng đã lập nên chiến công và ghi danh mình vào sử sách. Một trong nữ anh hùng nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến chính là chị Võ Thị Sáu - người thanh niên trẻ tuổi nhưng vô cùng dũng cảm.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục. Chị hi sinh khi chưa đầy 20 tuổi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng chị đã có cống hiến vô cùng to lớn cho cách mạng và cho nước nhà. Để ghi nhớ công ơn của chị, ngày 2/8/1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nước CHXHCN Việt Nam quyết định phong chị Võ Thị Sáu danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam” và hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình.

Theo lịch sử ghi lại, năm 1947, khi mới chỉ 14 tuổi chị đã gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian. Ngày 14/7/1948 1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công cuộc mít tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Trận đánh ấy đã làm cho tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường phải mất mặt với quan Tây. Đồng bào Đất Đỏ thì hết lời khen gợi Việt Minh xuất quỷ nhập thần. Chị Võ Thị Sáu được tuyên dương trước toàn đội. Tháng 2/1950, tại phiên chợ giáp Tết Canh Dần, trong một trận tập kích ném lựu đạn diệt các tên Cả Suốt, Cả Đay và không may chị bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp đưa chị ra nhà tù Côn Đảo để dùng cực hình tra khảo trên chuyến tàu ngày 21 tháng 1 năm 1952. Tại đây, chị phải chịu nhiều đau đớn bởi những cực hình độc ác đến tột cùng. Ngày 23/01/1952 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Tân Mão chị đã hi sinh tại vùng đất này.

Cái chết của chị như hồ chuông cảnh tỉnh thế hệ bấy giờ đứng lên đi giết giặc đòi lại độc lập tự do cho đất nước. Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính phục. Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc. Những đau khổ mà chị - người con gái độ tuổi chưa đến 20 ấy phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ con người phải xót thương. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của con người Việt Nam ta và cũng là tấm gương sáng để thế hệ các bạn trẻ bây giờ và mai sau noi theo.

Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lai trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần nhiều hơn những tấm gương như chị để đất nước này ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.

2. Cảm nhận về anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây