Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đáp án cuộc thi tìm hiểu: Cuộc đời, thân thế của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng

Thứ hai - 18/04/2016 04:35

Đáp án cuộc thi tìm hiểu: Cuộc đời, thân thế của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng

Đáp án cuộc thi tìm hiểu: Cuộc đời, thân thế của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng
NỘI DUNG CÂU HỎI

Câu1: Những hiểu biết về cuộc đời , sự nghiệp cách mạng chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc kháng?

Câu 2: Những đóng góp to lớn cũng như phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Huỳnh Thúc Kháng ?

Câu 3: Là thế hệ trẻ đang học tập trên quê hương Quảng Nam chúng ta cần làm gì để xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu đẹp cũng như xây dụng tổ chức Đoàn trong thời gian đến?

ĐÁP ÁN CUỘC THI TÌM HIỂU
CUỘC ĐỜI, THÂN THẾ CỦA NHÀ CHÍ SĨ YÊU NƯỚC HUỲNH THÚC KHÁNG

Câu1: Những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng chí sĩ yêu nước Hùynh Thúc kháng?
I. Cuộc đời của Huỳnh Thúc Kháng:
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) là chí sĩ, học giả, thuở nhỏ ông có tên là Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (còn có nhiều bút danh khác: Sử Bình Tử…) Ông quê ở làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

Tổ tiên vốn là người miền Bắc vào lập nghiệp xứ Quảng khoảng thế kỉ XIV,XV (Trần, Lê), sinh sống bằng nghề nông. Tằng tổ cày ruộng đọc sách, vào đời Gia Long bản triều được liệt vào hạng người hiền. Ông tổ (húy Văn Lập) người tiếp thu được tổ âm sau này thành nhà nông hào, trong thôn nhiều  người mến phục.

Thân phụ ông (húy Phương) tên là Huỳnh Tấn Hữu, mẹ là Nguyễn Thị Tình người làng Hội An cư ngụ làng Phú Thị (nay thuộc thôn Hội An, xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước), em ruột phó bảng Nguyễn Đình Tựu.

Xuất thân trong một gia đình ở nông thôn trải qua nhiều đời vẫn là nhà nông khuôn mẫu. Nhưng ngày sau trong làng có người đi học xa nếm mùi khoa cử, thân sinh Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ tuy còn nhỏ tuổi cũng biết hâm mộ cái vinh của khoa cử bèn xin phép gia đình tìm thầy cầu chữ. Do đó, các trường trong tỉnh ông đều biết qua, nhưng nhiều phen lều chõng vẫn lạc đệ. Từ đó thân sinh ông trở về cày ruộng, đọc sách làm người biết chữ trong làng trọn đời vui với ruộng vườn, khuyên dạy con trẻ. Thêm nữa, hai người anh trai của Huỳnh Thúc Kháng tuổi tuy còn nhỏ, đã nổi tiếng thông minh nhưng bất hạnh chết sớm lúc chưa được hai mươi. Các biến cố gia đình đến dồn dập càng đè nặng trên người ông. Vả lại, thêm nỗi thúc giục của thân phụ đều trút vào làm cho Huỳnh Thúc Kháng phải cố gắng chu toàn nhiệm vụ nặng nề, cao cả của gia đình giao phó.

Do không xuất thân trong một gia đình khoa bảng, bình trung ông chỉ là một người sinh ra trong một gia đình thuần nông nghiệp. Thân phụ tuy nhiều phen đèn sách mà vẫn ôm mộng về không. Cho nên sự thành côngcủa nhà nho Huỳnh Thúc Kháng phần lớn tự khối óc của chính ông, cùng với biến cố gia đình thúc giục. Là con thứ trong gia đình, nhưng sự thật ông lãnh trọng trách của một người con trai duy nhất trong dòng họ Từ đó gánh nặng “khoa cử không bao giờ rời trên vai con người nhỏ gầy Huỳnh Thúc Kháng, cho đến ngày thực sự dấn thân vào sự nghiệp cách mạng.

Thế cho nên tuy mới mười ba tuổi ông đã biết làm văn trường ốc, năm 16 tuổi đi thi Hương, đầu còn “để chỏm” và từng nổi danh là mọt trong ba người hay chữ nhất ở kinh đô Huế vào những năm đó (cùng với Trần Quí Cáp, Phạm Liệu). Tuy nổi tiếng thông minh, nhưng với lối kén chọn nhân tài ngày trước, Huỳnh Thúc Kháng phải nhiều phen lạc đệ, mãi đến năm 29 tuổi ( 1904) mới đỗ Tiến sĩ. Và cũng từ đó ông bắt đầu học chữ  Quốc ngữ.

II. Sự nghiệp cách mạng của Huỳnh Thúc kháng:
Ông là một trong những người phát động phong trào Duy Tân (Mậu Thân 1908) mà ông là một trong ba kiện tướng dẫn đạo. Do đó ông bị thực dân Pháp làm tội, đày ra Côn Lôn đến năm 46 tuổi (1921) mới được phóng thích.Năm 1926, ông trúng cử Dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kỳ. Trong 3 năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi chống lại viên Khâm sứ Pháp Jabouille. Ông từ chức và sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế (1927-1943).  
 
bao tieng dan

Sau Cách mạng tháng 8-1945, ông nhận chức Bộ trưởng bộ Nội vụ chính phủ Liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, ông được trao Quyền Chủ tịch Chính phủ (1946). Ông cũng là một sáng lập viên và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
 
Do tuổi già lâm bệnh ông mất ngày 21-7-1947, ông mất đúng vào lúc cuộc kháng chiến toàn dân đang vào lúc gay go nhất.

Với nhiều công lao, thành tích to lớn, ngày 27 tháng 12 năm 2012, Chủ tịch nước quyết định truy tặng Huân chương Sao Vàng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Và vào ngày 15 tháng 4 năm 2013, tại lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng được tổ chức long trọng tại huyện Tiên Phước, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đích thân trao tặng Huân chương Sao Vàng cao quý cho người thân của cụ.

Câu 2: Những đóng góp to lớn cũng như phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Huỳnh Thúc Kháng?
*Những đóng góp:
Ông là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: Phát động phong trào Duy Tân và là 1 trong 3 người lãnh đạo phong trào làm rung lây bộ máy thống trị thực dân Pháp từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Trung ương và địa phương. Trong 3 năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi chống lại viên Khâm sứ Pháp Jabouill.

Sau khi dược thả sau khi bị đày ra Côn Đảo ông vẫn hăng hái tham gia cách mạng. Năm 1927 huỳnh thúc kháng sang lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Tiếng Dân” cơ quan ngôn luận đầu tiên ở Trung Kỳ.

Huỳnh Thúc Kháng đồng thời là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu văn học và lịch sử. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khi Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu, Ngu Sơn, Khách Quan... Tác phẩm chủ yếu còn giữ hiện nay là:

Thi Tù Tùng Thoại
Lịch sử Phan Tây Hồ tiên sinh
Thơ văn với thời đại
Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam (kí Phi Bằng)
Huỳnh Thúc Kháng niên phố
Bức thư gởi Cường Đế
Và rất nhiều thơ chữ Quốc ngữ, chữ Hán có giá trị khác...
 
*Phẩm chất đạo đức:
Ông là người có nét sống thanh cao, giản dị, không màn danh lợi, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng ông đều vì nước vì dân,vì độc lập dân tộc.

Không những thế, suốt đời ông dù cho thực dân và tay sai cám dỗ, mua chuộc ông vẫn khư khư với "cốt tính" sẵn có của mình. Không thèm chạy theo lợi lộc, danh vọng.

Câu 3: Là thế hệ trẻ đang học tập trên quê hương Quảng Nam chúng ta cần làm gì để xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu đẹp cũng như xây dụng tổ chức Đoàn trong thời gian đến?
* Xây Dựng Quảng Nam:
Là thế hệ trẻ chúng ta cần có ý chí vươn lên trong học tập, lao động sản xuất, lập thân, lập nghiệp, sẵn sàng có mặt ở những nơi khó khăn để được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành để xây dựng quê hương Quảng Nam ngay càng giàu đẹp. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương nơi mình sinh sống.

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động thực hành tiết kiệm đóng góp xây dựng “Công trình thanh niên cấp xã”, ở từng địa phương trong tỉnh Quảng Nam.

Thực hiên các hành động có ý nghĩa như: thu gom rác thải, tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn (phát triển kinh tế trang trại).

* Xây Dựng Đoàn:
Nỗ lực học tập, trau dồi tri thức. Trong giai đoạn hiện nay, đoàn viên thanh niên phải đi đầu trong học tập, để đóng góp trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết là xây dựng quê hương Quảng Nam và xây dựng đoàn ngày càng vững mạnh.

Xung kích trong mọi lĩnh vực để xứng đáng với sự tin yêu của Đảng và nhân dân, Tích cực rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng Đoàn. Tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên nhận thức, hiểu biết cơ bản về Đoàn, giúp đỡ họ rèn luyện phấn đấu trở thành đoàn viên. Thường xuyên quan tâm giúp đỡ, cảm hóa và “đón nhận” những thanh niên chậm tiến, lầm lỗi, đưa họ trở về cộng đồng, xã hội.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần quan trọng vào chủ trương liên tục bổ sung Đảng viên chất lượng cao cho Đảng.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây