Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đáp án bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính

Thứ ba - 15/01/2019 09:37
Đáp án bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính do Hội đồng Đội Trung ương kết hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính tổ chức dành cho tất cả các bạn học sinh cả nước, diễn ra từ ngày 15/11/2018 đến 15/02/2019 nhằm kỉ niệm 70 ngày Anh hùng hi sinh cũng như kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của Quỹ học bổng Vừ A Dính.
Câu 1. Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết.
Trả lời:
- Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Anh hùng Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu.
- Anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa.
- Anh hùng Dương Văn Mạnh (1930 - 1944) là người dân tộc Kinh, quê ở ấp Tây, xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Anh hùng Dương Văn Nội (1932 – 1947) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Anh hùng Hoàng Văn Thọ (1932 – 1947) là người dân tộc Tày, quê ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Anh hùng Nguyễn Minh Trung (1934 - 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
- Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Anh hùng Nguyễn Đăng Lành (1935 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Anh hùng Phạm Ngọc Đa (1938 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
- Anh hùng Lưu Quý An (1940 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn.
- Anh hùng Trần Hoàng Na (1949 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ.
- Anh hùng Phạm Thị Đào (1954 - 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Anh hùng Phạm Văn Ngũ (1954 – 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức tỉnh Long An.
- Anh hùng Hồ Văn Nhánh (1955 – 1968) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, h uyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Anh hùng Nguyễn Văn Đức (1956 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Anh hùng Nguyễn Văn Kiến (1958 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Câu 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta?
Trả lời: Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta?
Trả lời: Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Câu 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên những cuốn sách, những bài hát hát về anh Vừ A Dính mà em biết.
Trả lời: Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày 15-6-1949.
- Sách: Vừ A Dính, tác giả Tô Hoài, NXB Kim Đồng (2006).
- Bài hát: Vừ A Dính sáng tác Hồng Tuyến; Vừ A Dính bất tử.

Câu 5. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính thành lập ngày tháng năm nào, do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của Quỹ? Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính là ai?
Trả lời: - Quỹ Học bổng Vừ A Dính được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập ngày 5-3-1999 theo sáng kiến của Báo Thiếu Niên Tiền Phong.
- Báo Thiếu Niên Tiền Phong và VTV2 là cơ quan thường trực của Quỹ.
- Quỹ Học bổng Vừ A Dính do bà Trương Mỹ Hoa-Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch.

Câu 6. Quỹ Học bổng Vừ A Dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh, sinh viên nào?
Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính là Quỹ dành riêng cho học sinh sinh viên dân tộc thiểu số nghèo, học giỏi, phấn đấu rèn luyện tốt trong cả nước. Quỹ Học bổng Vừ A Dính ra đời góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trẻ cho miền núi và dân tộc.

Câu 7. Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của Quỹ Học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay?
Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính được các cơ quan Văn phòng Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ Ban dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam tham gia điều hành. Báo Thiếu Niên Tiền phong, Công ty sân gol Ngôi sao Chí Linh, Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông ( SACOM), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tập đoàn Tân Tạo, Petrolimex tham gia tổ chức và tài trợ chính.
Trong 19 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trao tặng hơn 30.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học giỏi, rèn luyện tốt. Ngoài cấp phát học bổng thường niên cho các em (mỗi năm 5.000 suất), Quỹ Học bổng Vừ A Dính còn chú trọng đến Chương trình Đầu tư theo chiều sâu với sự đa dạng của nhiều mô hình đầu tư cho các em như:
Dự án Mở đường đến tương lai được Quỹ Học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ Vinacapital nhằm hỗ trợ một phần khó khăn về kinh tế giúp các em nữ sinh có nguy cơ bỏ học có điều kiện, yên tâm đến trường.
Dự án Ươm mầm tương lai là dự án được các trường học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính tiếp nhận các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết phấn đấu vươn lên trong học tập về ăn ở, học tập tại trường.
Dự án Chắp cánh ước mơ là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính nhận hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng cho các em học sinh, sinh viên đang theo học tại địa phương.
Dự án Thắp sáng tương lai là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính xây dựng trường học, cầu, đường, công trình nước sạch cho những địa phương khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về cơ sở vật chất và có đông đồng bào dân tộc sinh sống.

Câu 8. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống “tuổi nhỏ chí lớn” của thanh thiếu niên Việt Nam. Em hãy viết những cảm xúc của em về người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ (bài viết tối đa 500 từ).
Trả lời: 
Tất cả chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều phải ghi nhớ công ơn của những người hi sinh vì độc lập dân tộc. Họ hi sinh xương máu, đổi lại cho chúng ta  cuộc sống hòa bình độc lập. Trong số đó, có những tấm gương cao đẹp mà  em cần phải noi gương và học tập nhiều hơn hết chính  là những anh hùng: tuổi nhỏ chí lớn.
 
Tuổi đời họ đáng lẽ phải được học tập, phát triển, được đùm bọc trong vòng tay yêu thương, sự chở che của gia đình, thầy cô và bạn bè. Những đóng góp của các bạn thật to lớn. Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự chủ của họ không thua gì người trưởng thành. Trong đó, em thực ngưỡng mộ anh hùng liệt sĩ mang tên Vừ A Dính - Anh hùng tuổi nhỏ chí lớn, một nghĩa cử cao đẹp khiến bao thế hệ phải học hỏi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của anh trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng giữa núi rừng Tây Bắc, đã khắc sâu trong tim hàng triệu công dân nước Việt Nam. 
 
Anh đã chứng minh được lòng yêu nước, đáp đền cho Tổ Quốc, hay đúng hơn là đang thực hiện nghĩa vụ của một công dân nước Việt: Sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Khi có chiến tranh, toàn dân ai cũng phải góp sức để đánh đuổi giặc, không cho chúng có cơ hội cướp nước, đồng hóa, khuất phục dân ta. Anh đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược do truyền thống yêu nước và sự giáo dục của gia đình. Anh đã thắp sáng trong em những cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, ước mơ và hành động. Em thừa nhận, mình không đủ nghị lực như anh. 
 
Với lứa tuổi này, anh đã có thể tự lập, thậm chí làm được những điều kì diệu cho đất nước, em nhận thấy  mình thật thua kém. Em không mong có thể làm được điều lớn lao, chỉ muốn từ tấm gương cao đẹp của anh, càng có thêm động lực để bước tiếp và hoàn thiện hơn, về mọi mặt. Em muốn mình  có thể đóng góp một phần công sức cho xã hội, đất nước, cho chính bản thân em.
 
Khi nghĩ về tương lai đang chờ đón phía trước, em liên tưởng đến thời đất nước đan loạn lạc, em thầm cảm thương những  bạn đồng trang lứa, họ không có điều kiện tiếp xúc với sự hiện đại, cái quyền được đi học, đến trường. Vì thế khi hưởng được cuộc sống độc lập tự do, em càng phải chứng minh thực lực của mình hơn nữa, để xứng đáng với sự hi sinh của những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc.

  Ý kiến bạn đọc

  • Sách Thư Viện
    Trả lời các câu hỏi về Vừ A Dính, em nhé!
      Sách Thư Viện   23/01/2019 09:32
  • Trịnh Lâm Như
    CHo em hỏi nếu muốn viết về Vừ A dính thì trả lời các câu hỏi về Vừ A dính luôn hay phải ghi tên lên đầu trước rồi trả lời ạ?
      Trịnh Lâm Như   23/01/2019 01:18
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây