Địa Đạo Kỳ Anh
Thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự. Địa đạo dài 20km, dưới lớp đất cứng và chắc ở độ sâu từ 1-1,5m, được thực hiện trong hai năm 1965-1967 dạng bàn cờ quanh co khúc khuỷu. Trong hầm địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm cảnh giới, hầm tác chiếm, lỗ thông hơi và hầm chỉ huy. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông Tam Kỳ. Từ địa đạo này lực lưỡng vũ trang và nhân dân địa phương dã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể.
Ngày nay, do tàn phá của chiến tranh và thiên tai, địa đạo bị hưng hỏng nhiều, một số đoạn địa đạo còn lại nằm ở thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân.
Di tích đồi E
Di tích đồi E nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 303, thuộc địa bàn thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Nơi đây từng là cứ điểm quan trọng của quân đội Mỹ - Ngụy trong thời kỳ trước 1975.
Đồi E có độ cao lý tưởng hơn 1.000m so với mặt nước biển nên khí hậu rất mát mẻ, sườn phí Đông là trung tâm thị trấn Khâm Đức, sườn phía Tây giáp xã Phước Đức. Đứng trên đồi E, có thể quan sát được toàn cảnh thị trấn Khâm Đức và các xã lân cận như xã Phước Đức, Phước Năng. Phù hợp với việc đầu tư khai thác các loại hình du lịch leo núi, tham quan phong cảnh thiên nhiên, tìm hiểu chiến trường xưa. Đầu tư phát triển di tích này sẽ tạo thành sản phẩm du lịch về tinh cho trung tâm du lịch Phước Sơn.
Di tích sân bay Khâm Đức
Nơi đây là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự của Mỹ - Ngụy trong thời kỳ chiếm đóng tại khu vực vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay di tích chỉ còn lại dấu vết của đường băng có chiều dài khoảng 03 km, chiều rộng 50 m. Mức độ thu hút khách không cao, tuy nhiên có thể khai thác các tour đặc thù dành cho các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu tại khu vực này.
Khu di tích Nước Oa
Thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, nằm trong vùng núi cách thị trấn Trà My 8km về phía Tây Nam, khu di tích gồm có: cơ quan Khu Ủy, nhà ở và nhà làm việc của đồng chí Chu Huy Mân, đồng chí Võ Thứ; hầm trú ẩn giao thông hào, ao cá, vườn cam, nhà bếp và khu bảo vệ … Đây có thể xem là một trong những căn cứ địa đầu tiên của Khu Ủy và bộ tư lệnh quân khu 5.
Vào dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2-9 năm 1996 khu di tích Nước Oa được tôn tạo lại một số hạng mục: tường rào và nhà làm việc, nhà trưng bày hiện vật.
Khu di tích Phước Trà
Là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5 (1973-1975) gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm 1975.
Khu di tích Phước Trà nằm cách thị trấn Tân An, Hiệp Đức 15km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 4km về phía Nam.
Rừng Dừa 7 Mẫu
Nằm giữa thôn hai và thôn ba xã Cẩm Thanh, Hội An.
Với địa thế nằm ở vùng ven, gần sông nước, không gian rộng thuận lợi cho việc lập khu căn cứ. Nhằm tiêu diệt khu căn cứ địa này, Mỹ đã cho quân tấn công kể cả dùng hóa chất hóa học làm trụi lá rừng dừa nhưng căn cứ vẫn tồn tại và phát huy.
Ngày nay Rừng Dừa 7 Mẫu trở lại màu xanh tươi tốt và là một trong những điểm du lịch sinih thái khá lý tưởng.
Giếng Nhà Nhì (còn gọi là Ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc)
Thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15km về phía bắc theo đường Hội An - Đà Nẵng.
Đây là khu di tích ngoài trời gồm: một giếng cạn, xung quanh có bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc, gần bên là một tượng đài được xây dựng uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng. Nơi đây đã diễn ra trận đánh không cân sức của 7 chiến sĩ đặc công với 2 đại đội biệt kích và 3 trung đội của Mỹ ngụy. Với lòng dũng cãm và mưu trí, các anh đã chiến đấu đến cùng, lập chiến công vang dội đến chiến trường miền Nam, được Đảng và Nhà nước phong tặng: Dũng sĩ Điện Ngọc. Khu di tích được công nhận là khu di tích quốc gia
Tượng đài chiến Thắng Núi Thành
Nằm trên một đồi cao 43m trong một cụm đồi ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách sân bay Chu Lai 4km có vị trí chiến lược quan trọng.
Nơi đây diễn ra trận đấu đánh đế quốc Mỹ của quân và dân Quảng Nam. Vào ngày 25/5/1965, tiểu đoàn 70 tỉnh động Quảng Nam đã tấn công đánh tan đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".
Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi
Thuộc thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, cách thành phố Tam Kỳ 50km về phía Tây Bắc. Nơi đây cơ thể được xem là một trong những địa bàn ác liệt nhất, là nơi tranh chấp sống còn giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lợi dụng địa thế hiểm trở, địch tiến hành cho xây các lô cốt hầm chỉ huy, hệ thống quân sự gồm nhiều đồn bót, cùng hàng chục tiểu đoàn, nhằm khống chế cả vùng Tây Nam quận lỵ Quế Sơn.
Ngày 17-8-1932 bộ đội chủ lực và quân dân địa phương đã tiến đánh Cấm Dơi, phá hủy toàn bộ khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng góp phần cùng với quân và dân ta đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy trong ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam.
Chiến thắng Thượng Đức
Thượng Đức thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc cách Đà Nẵng 40km về phía Tây.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã được Mỹ ngụy biến thành một hệ thống quân sự hầm ngầm liên hoàn bê tông cốt thép kiên cố, được địch xem như là cánh cửa thép án ngữ Đà Nẵng, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Tại đây đã ghi dấu chiến công của sư đoàn 340 cùng bộ đội địa phương trong trận chiến đấu giải phóng Thượng Đức (ngày 7-8-1974) khẳng định khả năng đánh thắng toàn bộ quân ngụy trên khắm chiến trường, đánh tan cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng, làm bàn đạp tấn công vào sào huyệt cuối cùng của quân ngụy.
Căn cứ Hòn Tàu
Nằm ở cụm núi ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc của phong trào chống ngoại xâm. Trong những năm chống Mỹ vùng căn cứ Hòn Tàu - Mặt Rạng là một trong những nơi đóng quân của các cơ quan Khu - Tỉnh Ủy của Quảng Nam và đặc khu Quảng Đà.
Cứ điểm NGOK-TA-VAK
Cứ điểm Ngok Tak Vak thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, cách thị trấn Khâm Đức 15 km về phía Tây theo đường Hồ Chí Minh.
Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak này có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thăm chiến trường xưa, tạo các điểm thuyết minh tại điểm mang ý nghĩa lịch sử. Cần quan tâm đầu tư, tạo lối mòn nhưng chúng ta phải tôn trọng địa hình để khai thác khách du lịch theo hình thức dã ngoại, tham quan, leo núi, khám pha thiên nhiên.
Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh (còn gọi là đường Trường Sơn) là tuyến vận chuyển vũ khí, hàng hoá, lương thực, quân nhu... quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đó, đoạn đường Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Nam với chiều dài gần 200 km là một trong những đoạn hiểm trở nhất, cam go nhất với nhiều trận đánh vô cùng ác liệt. Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi E... nằm trên lành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng.
Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, này nay tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đã được đầu tư xây dựng trở thành tuyến giao thông huyết mạch phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch. Tham gia tour du lịch “khám phá con đường huyền thoại Trường Sơn” tại Quảng Nam, du khách sẽ đến với các địa danh lịch sử quen thuộc, các bản làng đồng bào dân tộc ít ngưòi còn lưu giữ những nét văn hoá độc đáo, các khu rừng nguyên sinh, các danh thắng hữu tình như thác Tơ Mai, thác Grăng, cầu Thác Nước, hang động Đồng Răm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.