Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài dự thi tìm hiểu: “Công đoàn Việt Nam – 85 năm xây dựng và phát triển”

Thứ tư - 18/06/2014 00:04
Bài dự thi tìm hiểu công đoàn Việt Nam: 85 năm xây dựng và phát triển.
Câu hỏi 1: Đồng chí cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu ? Do ai sáng lập ? (15đ)
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp (1897 - 1914) và nhanh chóng trưởng thành trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ II (1919 - 1929). Do phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột tàn bạo của chế độ thuộc địa nửa phong kiến nên đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta vô cùng khổ cực. Bởi vậy các cuộc đấu tranh của công nhân lao động ở các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền đã liên tiếp nổ ra chống lại chế độ tư bản và bọn phong kiến. Ban đầu các cuộc đấu tranh còn diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, nhưng về sau đã có sự liên kết, có tính tổ chức chặt chẽ hơn.
Từ sự đòi hỏi của phong trào và nhu cầu của cuộc đấu tranh, nhiều nơi đã thành lập những Hội nghề, Nghiệp đoàn, Công hội. Tiêu biểu nhất là Công hội Ba Son (Sài Gòn - Gia Định) được thành lập năm 1920 do đồng chí Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đứng đầu. Tuy phạm vi hoạt động chỉ ở cơ sở, thời gian hoạt động không lâu (năm 1926 tự giải tán) nhưng Công hội Ba Son đã có ảnh hưởng lớn trong phong trào công nhân Nam bộ, để lại một dấu ấn trong lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Người đặt cơ sở lý luận và nền tảng tư tưởng cho việc thành lập Công đoàn Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1923 khi viết tác phẩm nổi tiếng“Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người đã nói:“… Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền để thành lập các tổ chức Công đoàn ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các Công đoàn hiện có còn dưới hình thức phôi thai”.
Năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã chỉ rõ tính chất, nhiệm vụ của Công hội là:“Tổ chức Công hội trước là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.
Đứng trước sự đòi hỏi và yêu cầu của phong trào công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đông Dương Cộng sản Đảng, ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội, đã tiến hành Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam). Tham dự Đại hội có đại biểu của Tổng Công hội các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê (Quảng Ninh). Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Tổng Công hội Đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội thông qua Chính cương, Điều lệ, đồng thời quyết định ra Báo Lao Động (tiền thân của Báo Lao Động ngày nay) và Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động & Công đoàn ngày nay) làm cơ quan ngôn luận và nghiên cứu lý luận của Công hội Đỏ.
 
Câu hỏi 2: Đồng chí cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ Đại hội ?(20đ)
Trải qua 85 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tiến hành được 11 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội đều đề ra mục tiêu phù hợp với đặc điểm, tình hình, bối cảnh lịch sử của thời kỳ cách mạng đó.
 
1.Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ Iđã họp từ ngày01/01/1950đến ngày 15/01/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chiến khu Việt Bắc.DựĐại hộicótrên200 đại biểu.
*Mục tiêu của Đại hội là: “Động viên công nhân viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa I gồm 21 Ủy viên chính thức, 04 Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
 
2. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IIđã họp từ ngày 23/02/1961 đến ngày 27/2/1961 tại Trường Thương nghiệp, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 752 đại biểu.
*Mục tiêucủa Đại hội là: “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khóa II gồm 55 Ủy viên chính thức và 10 Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
 
3. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IIIđã họp từ ngày 11/02/1974 đến ngày 14/2/1974 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu đại diện cho hơn 1 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước.
*Mục tiêucủaĐại hội là: “Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khóa III (nhiệm kỳ 1974-1978) gồm 71 Ủy viên. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch.
 
4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV đã họp từ ngày 08/5/1978 đến ngày 11/5/1978 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 926 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu đoàn viên công đoàn thuộc 39 Liên hiệp Công đoàn địa phương, 18 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước.
*Mục tiêu Đại hội là:“Động viên giai cấp công nhân và những người lao động khác thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá trong cả nước”.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khóa IV (nhiệm kỳ 1978-1983) gồm 155 Ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch (sau này là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng).
5. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ Vđãhọp từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tạiHội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 949 đại biểu đại diện cho gần 4 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước.
*Mục tiêucủa Đại hội “Động viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu”.
- Đại hội nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 1983-1988) gồm 155 Ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Chủ tịch. Tháng 2/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch.
 
6.Đại hộiCông đoàn Việt Namlần thứVIđãhọp từ ngày 17/10/1988đến ngày 20/10/1988 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.DựĐại hộicó 834 đại biểuđại diệncho gần 4 triệu đoàn viêncông đoàn trong cả nước.
*Mục tiêu của Đại hội là: “Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.
- Đại hội bầu Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa VI (nhiệm kỳ 1988-1993) gồm 155 Ủy viên.Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch.
 
7. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIIhọp từ ngày 9/11/1993 đến ngày 12/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 610 đại biểu.
*Mục tiêu của Đại hội là: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân
 lao động”.
Đại hộibầuBan chấp hành TổngLiên đoàn Lao độngViệt Nam khóa VII(nhiệm kỳ 1993-1998) gồm 125Ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch.
 
8. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIIIhọp từ ngày 03/11/1998 đến ngày 06/11/1998 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Về dự có 897 đại biểu đại diện cho gần 4 triệu đoàn viên Công đoàn.
*Mục tiêucủa Đại hội là: “Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo con đường xã hội chủ nghĩa”.
- Đại hộibầuBan chấp hành TổngLiên đoàn Lao độngViệt Nam khóa VIII(nhiệm kỳ 1998-2003) gồm 145Ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch.
 
9. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IXhọp từ ngày 10/10/2003 đến ngày 13/10/2003 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu đại diện cho 4,25 triệu đoàn viên Công đoàn.
*Mục tiêucủa Đại hội là: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVCLĐ; tham gia quản lý, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Đại hộibầuBan chấp hành TổngLiên đoàn Lao độngViệt Nam khóaIX(nhiệm kỳ2003-2008) gồm 150Ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu được bầu làm Chủ tịch. Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch.
 
10. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ Xhọp từ ngày 02/11/2008 đến ngày 05/11/2008 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 985 đại biểu đại diện cho sức mạnh đoàn kết, ý chí, niềm tin và nguyện vọng của trên 6 triệu đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ cả nước.
*Mục tiêu của Đại hội:“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
- Đại hộibầuBan chấp hành TổngLiên đoàn Lao độngViệt Nam khóaX(nhiệm kỳ2008-2013) gồm 160Ủy viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch.
 
11. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIhọp từ ngày 27/7/2013 đến ngày 30/7/2013 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội. Dự Đại hội có 950 đại biểu đại diện cho gần 8 triệu đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ trong cả nước.
*Mục tiêu của Đại hội:“Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Đại hội bầu Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI (nhiệm kỳ 2013-2018) gồm 172 Ủy viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch.
 
Câu hỏi 3:Đồng chí hãy nêu khái quát quá trình hình thành và phát triển tổ chức Công đoàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 1945 - 1975?(15đ)
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền công – nông được thành lập trên khắp cả nước. Đến đầu 10/1945 Xứ ủy Trung kỳ tăng cường cán bộ lên Kon Tum, (trong đó có đ/c Võ Thị Hồng Sâm) tạo điều kiện tuyên truyền, giác ngộ, chuẩn bị cho việc thành lập chi bộ Đảng và đến cuối năm 1945 chi bộ Đảng ở tỉnh Kon Tum được thành lập gồm 6 đồng chí, do đ/c Võ Thị Hồng Sâm làm Bí thư. Đầu năm 1946 Xứ ủy Trung kỳ quyết định thành lập Tỉnh ủy lâm thời Kon Tum, đ/c Trần Lung – Xứ ủy viên làm Bí thư được cử trực tiếp phụ trách công tác chính quyền và đ/c Nguyễn Thị Sâm phụ trách thường trực.
Tình hình lúc này cũng có những khó khăn nhất định, lực lượng cách mạng mỏng, cơ sở sản xuất công nghiệp không có, số công nhân giao thông sau cách mạng đã trở về với gia đình. Vì vậy, phong trào cách mạng Kon Tum bấy giờ chủ yếu dựa vào công chức trong bộ máy nhà nước, người làm công trong các công sở, đồn điền nhỏ, đời sống CNLĐ gặp nhiều khó khăn.
Theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện đã có chính quyền, lực lượng CNVCLĐ phát triển ngày càng đông, nhiệm vụ của Đảng là phải tập hợp họ lại, đưa họ vào hoạt động trong một tổ chức góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền. Đầu tháng 10/1945 ở Kon Tum đã cử ông Hồ Phương và Trần Bá thay mặt CNLĐ dự hội nghị công nhân cứu quốc ở Trung bộ do đ/c Hồ Tùng Mậu chủ trì để chuẩn bị cho đại hội công nhân cứu quốc các miền tiến tới thống nhất tổ chức Công đoàn trong cả nước.
Với tinh thần đó, CNLĐ Kon Tum như được tiếp thêm sức mạnh, tự hào được đứng trong hàng ngũ của một tổ chức quần chúng mà tôn chỉ, mục đích là bảo vệ quyền lợi đời sống, việc làm cho người lao động, động viên họ đóng góp sức lực, tinh thần vào sự nghiệp chung của cách mạng. Cuối tháng 10/1945 tổ chức công nhân cứu quốc (tiền thân của tổ chức Công đoàn) ở Kon Tum được thành lập, đ/c Hồ Phương được giao phụ trách công tác công vận.
Ngày 20/6/1946 hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc đã quyết định đổi tên Hội công nhân cứu quốc thành Công đoàn và thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ngày 20/7/1946 Tổng LĐLĐ Việt Nam long trọng ra mắt CNVCLĐ trong cả nước và với mục đích kêu gọi CNVCLĐ trong cả nước không phân biệt lao động chân tay hay lao động trí óc; không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay nam, nữ; nhằm bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động; chống áp bức bóc lột, chống lại âm mưu chia rẽ thợ thuyền và mưu đồ chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế.
Với những ảnh hưởng đó, CNLĐ Kon Tum dưới sự chỉ đạo của Ủy ban cách mạng, Tỉnh ủy, Công hội đã nhanh chống nắm bắt tình hình, triển khai nhiệm vụ cách mạng trước mắt. Công đoàn cơ sở được thành lập thay thế các chi hội công nhân cứu quốc trước đây. Sự trưởng thành và lớn mạnh của Công đoàn đã tạo điều kiện cho hoạt động của phong trào CNLĐ Kon Tum xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trường kỳ cùng cả dân tộc trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc, non song thu về một mối. Đội ngũ CNVCLĐ tỉnh Kon Tum đã sát cánh cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng đấu tranh anh dũng từng bước chiến thắng kẻ thù, thống nhất nước nhà.
Năm 1976 hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sáp nhập, cuối 1977 đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân, viên chức (CBCNVC) Gia Lai - Kon Tum đã trưởng thành nhanh chóng về số lượng và chất lượng với tổng số 27.000 CBCNVC. Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum và Tổng Công đoàn Việt Nam chỉ đạo tổ chức Đại hội Công đoàn cấp tỉnh, từng bước đưa phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn đi vào nề nếp.
 
Câu hỏi 4:Từ năm 1976 đến nay, Công đoàn tỉnh Kon Tum đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Hãy nêu mục tiêu nhiệm vụ của mỗi kỳ Đại hội đó? (20đ)   
Công đoàn tỉnh Kon Tum đến nay đã trải qua 9 lần tổ chức Đại hội Công đoàn toàn tỉnh như sau:
 
Đại hội Liên hiệp Công đoàn tỉnh Gia Lai-Kon Tum Khóa I (1977-1980).
Đại hội diễn ra từ ngày 25 - 27/7/1977 tại thị xã Pleiku và bầu ra Ban chấp hành gồm 27 đồng chí. Trong đó Thư ký Liên hiệp Công đoàn là đồng chí Lê Tiến Hồng; Phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Xuân Hồng.
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chung cho phong trào giai đoạn 1977-1980 là: “Tích cực giáo dục đội ngũ công nhân, viên chức và lao động không ngừng nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Vận động tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành “3 điểm cao” sôi nổi và đều khắp, tham gia tích cực trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa; tích cực bảo vệ và chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động; ra sức kiện toàn củng cố tổ chức, đẩy mạnh phát triển đoàn viên, tăng cường bồi dưỡng cán bộ, cải tiến mạnh mẽ phương pháp hoạt động, nâng cao năng lực tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước của công đoàn”.
 
Đại hội Liên hiệp Công đoàn tỉnh Gia Lai-Kon Tum Khóa II (1980-1983).
Đại hội diễn ra từ ngày 27 - 30/7/1980 tại thị xã Pleiku và bầu ra Ban chấp hành gồm 35 đồng chí. Đồng chí Lê Tiến Hồng được Đại hội tính nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Thư ký liên hiệp Công đoàn tỉnh gia Lai – Kon Tum; Phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Xuân Hồng tiếp tục tái cử.
Đại hội đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục giáo dục công nhân, viên chức nâng cao giác ngộ giai cấp; tăng cường đoàn kết; kết hợp 3 lợi ích (Nhà nước, Xí nghiệp và người lao động) phát huy tinh thần tự lực tự cường khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, đẩy mạnh phong trào đồng khởi thi đua lao động, sản xuất và tiết kiệm, hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước; đề cao cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; tích cực chăm lo ổn định đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức, khẩn trương xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, không ngừng cải tiến tổ chức chỉ đạo và phương pháp công tác đáp ứng với phong trào công nhân viên chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới”.
 
Đại hội Liên hiệp Công đoàn tỉnh Gia Lai-Kon Tum Khóa III (1983-1988).
Đại hội diễn ra từ ngày 02/8 - 5/8/1983 tại thị xã Pleiku, đã bầu ra Ban chấp hành gồm 39 đồng chí.  Trong đó tái cử và được bầu làm Thư ký là đồng chí Lê Tiến Hồng; Phó Thư ký là đồng chí Nguyễn Xuân Hồng.
Đại hội đề ra nhiệm vụ “Tập trung mọi hoạt động vào việc tổ chức phong trào thi đua lao động, sản xuất, tiết kiệm trong công nhân viên chức, khắc phục mọi khó khăn, khai thác mọi khả năng về tiềm tàng lao động, vật tư, thiết bị, thi đua vượt mức kế hoạch hàng năm; thường xuyên chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức; tăng cường giáo dục; tổ chức công nhân viên chức đấu tranh chống tiêu cực trong sản xuất và đời sống. Ra sức xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức vững mạnh, xây dựng người công nhân viên chức có thái độ lao động tự giác, có tinh thần tôn trọng và bảo vệ của công, có nếp sống văn hóa, khẩn trương kiện toàn củng cố tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương pháp hoạt động, làm cho tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh và đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới”.
Đại hội đã nêu 5 mục tiêu cụ thể giai đoạn 1983-1985 là:
1. Tổ chức phong trào thi đua vượt mức kế hoạch trong công nghiệp, góp phần tích cực vào cải tiến quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp.
2. Vận động phong trào công nhân, viên chức phục vụ nông nghiệp với trách nhiệm của giai cấp tiên phong, chống mọi biểu hiện tiêu cực gây phiền hà cho hợp tác xã. Hướng vào 5 khâu thủy lợi, làm đất bằng cơ giới, cung ứng vật tư, giống và cây con, bảo vệ cây trồng và vật nuôi; vận động thành phong trào liên kết phục vụ nông nghiệp ở từng huyện, xây dựng cánh đồng cao sản.
3. Đẩy mạnh việc lập lại trật tự trên mặt trận phân phối lưu thông, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức.
4. Phối hợp với các cấp, các ngành đấu tranh chống mọi hành động phá họa của địch, chống tiêu cực, bảo vệ sản xuất.
5. Tăng cường giáo dục xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức.
 
Đại hội Liên hiệp Công đoàn tỉnh Gia Lai-Kon Tum Khóa IV (1988-1993).
Đại hội diễn ra từ ngày 25/8 - 27/8/1988 tại thị xã Pleiku; đã có 289 đại biểu về dự. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của các cấp công đoàn trong nhiệm kỳ mới là “phải nhanh chóng đổi mới tư duy, nội dung, phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức và cán bộ công đoàn, quán triệt sâu sắc quan điểm “lấy dân làm gốc” tập trung sức xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, tằng cường chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức, ra sức xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; Động viên, tổ chức phong trào công nhân, viên chức sôi nổi thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước, góp phần thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn, xây dựng cơ chế mới và cuộc vận động “làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của cán bộ Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”.
Đại hội bầu ra Ban chấp hành gồm 37 đồng chí.  Trong đó đồng chí Ka Ba Tơ được bầu làm Thư ký; Phó Thư ký công đoàn tỉnh là đồng chí Trương Đình Ba.
 
Tái lập tỉnh Kon Tum
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tháng 10 năm 1991, tỉnh Kon Tum được tái lập chính thức đi vào hoạt động.
Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có quyết định tách Ban chấp hành Công đoàn tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành Ban chấp hành Công đoàn tỉnh Gia Lai và Ban chấp hành Công đoàn tỉnh Kon Tum.
Theo quyết định Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Kon Tum gồm có 6 đồng chí, đồng chí Đinh Văn Bích được chỉ định làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động, đồng chí Trần Thanh Hùng làm Phó Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Đình Điệu là Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, các đồng chí Ka Ba Tơ, Đỗ Xuân Học và đồng chí A Chẽm là ủy viên Ban chấp hành.
Ngày 25/10/1991, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Kon Tum bầu bổ sung 7 đồng chí vào Ban chấp hành và 2 đồng chí vào Ban Thường vụ để ổn định tổ chức và đi vào hoạt động (Ban chấp hành gồm 13 đồng chí). Toàn tỉnh lúc này có 144 công đoàn cơ sở trực thuộc 4 Liên đoàn lao động huyện (thị), ngành; có 48 công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh.
 
Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Kon Tum lần thứ V (1993-1998)
Họp từ ngày 20/5 đến 23/5/1993 tại thị xã Kon Tum. Đại hội xác định mục tiêu hoạt động trong những năm tiếp theo là “Tổ chức vận động công nhân, lao động thực hiện cho được 7 chương trình kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1991-1995, chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, lao động. Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đổi mới phương pháp hoạt động, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ công nhân, lao động, xây dựng công đoàn vững mạnh toàn diện”.
Đại hội đề ra 5 nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức công đoàn là:
1. Tích cực tham gia giải quyết việc làm, chăm lo đời sống công nhân lao động và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.
2. Tổ chức tốt phong trào thi đua sản xuất và các hoạt động xã hội để tăng cường tình đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
3. Tăng cường đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng vững mạnh.
4. Chương trình kinh tế - tài chính nhằm tạo thêm nguồn tài chính, tài sản đảm bảo sự hoạt động của công đoàn.
5. Chương trình đổi mới tổ chức và cán bộ công đoan, làm cho công đoàn thích ứng với cơ chế mới, thực sự là tổ chức của công nhân, lao động.
Đại hội bầu ra Ban chấp hành gồm 21 đồng chí.  Trong đó đồng chí Đinh Văn Bích là Chủ tịch; Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh là đồng chí Đỗ Xuân Học.
 
Đại hội đại biểu lần thứ VI Công đoàn tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 1998-2003
Họp từ ngày 18/5 đến 20/5/1998, tại Hội trường Ngọc Linh, thị xã Kon Tum. Đại hội đã thảo luận đề ra mục tiêu cho những năm tới “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Kon Tum, vì việc làm, đời sống, quyền dân chủ của công nhân, viên chức, lao động, xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh Kon Tum ngày càng vững mạnh”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 25 đồng chí. Trong đó đồng chí Đinh Văn Bích được bầu lại làm Chủ tịch, đồng chí Đỗ Xuân Học được bầu lại làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh. Có 7 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ.
 
Đại hội Công đoàn tỉnh Kon Tum lần thứ VII, nhiệm kỳ 2003-2008
Họp từ ngày 14/5 đến 16/5 tại Hội trường Ngọc Linh, thị xã Kon Tum. Có 175 đại biểu đại diện 22.495 công nhân, viên chức, lao động của 497 công đoàn cơ sơ, nghiệp đoàn trong tỉnh về dự họp.
   Đại hội xác định mục tiêu và khẩu hiệu hành động của Công đoàn tỉnh là “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC, LĐ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế của tỉnh”.
Đại hội đã bầu ra 29 đồng chí vào Ban chấp hành, trong đó có 9 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ. Đồng chí Đỗ Xuân Học được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, đồng chí Đinh Thị Ngọc Thu và Đặng Trung Can được bầu làm Phó Chủ tịch. (Đến tháng 5/2005 đồng chí Đỗ Xuân Học được điều về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Đinh Thị Ngọc Thu được Ban chấp hành bầu làm Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh).
 
Đại hội Công đoàn Kon Tum lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2008 - 2013
Họp từ ngày 9/6 đến 11/6/2008, tại hội trường Ngọc Linh, thị xã Kon Tum. Đại hội có 169 đại biểu chính thức đại diện cho 24.188 đoàn viên và 35.491 công nhân, viên chức, lao động thuộc 820 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trong tỉnh.
   Đại hội xác định mục tiêu và đề ra khẩu hiệu hành động “Đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đổi mới, hoạt động công đoàn vì quyền và lợi ích người lao động, vì sự phát triển tỉnh Kon Tum; xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh”.
Đại hội đã bầu vào Ban chấp hành 29 đồng chí, Ban Thường vụ có 9 đồng chí. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh là đồng chí Đinh Thị Ngọc Thu, 2 đồng chí Phó Chủ tịch là Rơ Chăm Long và Đặng Trung Can.
 
Đại hội Công đoàn tỉnh Kon Tum lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018
Họp từ ngày 27/3 đến 29/3/2013, tại hội trường Ngọc Linh, thành phố Kon Tum. Đại hội có 197 đại biểu đại diện trên 33 ngàn đoàn viên công đoàn thuộc 946 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trong tỉnh về dự.
   Đại hội xác định mục tiêu “Phát huy vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Tuyên truyền, vận động CNVCLĐ và đoàn viên tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, theo chủ trương, nghị quyết của Đảng, nghị quyết của công đoàn các cấp. Tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động. Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, tăng cường công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện”.
Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động “Dân chủ, trí tuệ, đổi mới, vì quyền lợi của đoàn viên và người lao động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển bền vững”.
Đại hội bầu vào Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh 33 đồng chí, bầu lại đồng chí Đinh Thị Ngọc Thu làm Chủ tịch, đồng chí Rơ Chăm Long và Nghiêm Xuân Bang làm Phó Chủ tịch. 
 
Câu hỏi 5: Đồng chí hãy nêu rõ quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Liên hệ thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của đồng chí trong việc vận dụng các quan điểm trên của Đảng để xây dựng  đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương? (15đ)
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoàm, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước trong quá trình CNH, HĐH.
- Tham gia thanh tra giám sát chế độ, chính sách thực hiện lương, thưởng, ăn ca, BHXH, BHYT… của người sử dụng lao động đối với NLĐ.
- Tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNLĐ.
- Tích cực quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, CNLĐ; tổ chức ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thường xuyên cho CNLĐ.
- Quan tâm chăm lo đến đời sống, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có nhiều khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
- Chủ động, tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân, người lao động như: việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông công nhân, người lao động làm việc; chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cho Đảng xem xét, kết nạp.
 
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy đề xuất ý tưởng, giải pháp (không quá 1.500 từ) về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn hiện nay hoặc kể những kỷ niệm sâu sắc của mình với tổ chức Công đoàn?(10đ)
Những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn:
- Xác định chương trình, mục tiêu đáp ứng nguyện vọng, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên phù hợp với điều kiện khách quan tại đơn vị. Giải pháp này mang tính hiện thực đạt được mục tiêu phù hợp với đoàn viên, tình hình thực tế và sự tham gia của CNVCLĐ.
- Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, phát huy sức mạnh tập thể và sự chủ động sáng tạo của mỗi đoàn viên; tạo động lực cho sự phát triển đơn vị, xây dựng mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.
- Tham gia xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chế độ chính sách pháp luật liên quan đến CNVCLĐ; tham gia kiểm tra, giám sát một cách thực chất các hoạt động của cơ quan quản lý, đơn vị, doanh nghiệp, với trọng tâm là “ hướng về đoàn viên, hướng về người lao động”.
- Xây dựng hệ thống cán bộ công đoàn có phẩm chất, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài những chính sách chung cũng cần có cơ chế chính sách khuyến khích, động viên cán bộ công đoàn yên tâm công tác, ổn định tư tưởng và được nâng cao về vật chất và tinh thần; hướng tới mục tiêu “công đoàn là một nghề” được đảm bảo.
- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phải cụ thể, thiết thực, hiệu quả, trên cơ sở pháp lý, khoa học, tính quần chúng, lộ trình, thời gian, phân công thực hiện, điều kiện đảm bảo, kiểm tra và tổng kết thực hiện. Phát huy phong trào quần chúng của đoàn viên và CNVCLĐ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Tải bài dự thi:

- Bản Word
- Bản PDF

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây