Thế nên Tố Hữu mới từng nói: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại - Ai nên khôn mà không dại đôi lần”. Vấn đề là phải làm sao để đứng lên được từ những khôn, dại, đúng, sai trong cuộc sống ấy.
Câu thơ của Tố Hữu thực sự là một lời đúc kết mang tính chiêm nghiệm từ thực tế đời sống. Thắng - bại, hạnh phúc - bất hạnh, khó khăn - may mắn... đều là những cung bậc, những nốt thăng và nốt trầm mà nếu không gặp phải thì sẽ không phải là cuộc sống mà cũng sẽ làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa. Tuy chúng là những khía cạnh đối lập nhau, nhưng lại luôn đi liền với nhau và tôn thêm ý nghĩa của nhau. Nói “Ai chiến thắng mà không hề chiên bại” là vì cuộc sống không hề giản đơn. Mọi con đường đi không phải lúc nào cũng được trải hoa hồng.
Sẽ có những chông gai, sẽ có những gập ghềnh. Sẽ có những lúc con người tràn ngập trong cảm giác chiến thắng nhũng cũng sẽ có lúc họ phải nếm trải những giọt nước mắt đắng cay của thất bại. Đó là quy luật cuộc sống. Cũng giống như việc người ta có thể rút ra những kinh nghiệm cho hân thân từ những sự từng trải, từ những thất bại, từ nhũng sai lầm trong cuộc đời, để rồi từ đó sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự. "Ai nên khôn mà không dại đôi lần". Nhờ có cái “dại” ta mới biết được mình “dại” và rút kinh nghiệm trong lần sau tức không mắc phải cái “dại” ấy nữa, tức đã “nên khôn” theo cách nói của Tố Hữu.
Câu thơ không chỉ là một chân lí về quy luật của đời sống mà còn cho ta thấy được sự vất vả để đánh đổi lấy hạnh phúc. Mọi hạnh phúc không phải tự dưng đến, cái gì dễ đến thì cũng dễ ra đi. Tất cả đều là sự cho đi và nhận lại, giống như việc ta trao đi tình thương để nhận lại thương yêu, ta cống hiến để sau đó mới nghĩ đến chuyện hưởng thụ. Mọi thứ không tự dưng mà có, Thắng bại cũng vậy. Chính trong thất bại chúng ta tìm ra được bài học cho mình, tìm ra nguyên nhân thất bại để khắc phục, làm nên chiến thắng cuối cùng.
Còn cái khôn, dại, có thể coi như những kinh nghiệm trong cuộc sống. Từ những vấp ngã, từ những dại dột, con người ta sẽ trưởng thành hơn lên, sẽ nhận thức được một cách chính xác hơn về cuộc sống để có cách ứng xử với nó phù hợp, tức vượt qua cái “dại” mình đã từng vấp phải để lớn khôn hơn lên.
Không ai có thể khẳng định rằng trong đời mình sẽ không bao giờ vấp ngã, sẽ không bao giờ phải nếm trải thất bại. Thử thách càng nhiều, cuộc sống càng sôi động và phức tạp thì khả năng vấp phải những vấn đề ấy càng lớn, vấn đề là ở chỗ cần nhận thức được đúng đắn mức độ của chúng cũng như biết đứng lên từ những thất bại, sai lầm. Từ trong thất bại, con người ta cần phải tìm hiểu ra căn nguyên, biết được thất bại là do đâu.
Từ đó mới đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để khắc phục căn nguyên ấy. Khi những nguyên nhân được đánh giá đúng thì có thể tìm ra giải pháp cho chúng và quan trọng hơn là người ta sẽ không bao giờ dẫm lên vết chân của những thất bại trước đó. Điều này cũng giống như việc trải qua những lẽ “dại”, “khôn” trong cuộc sống vậy. Trước những sai lầm đã mắc phải, người ta sẽ không chi biết tránh mà còn biết tìm cách khắc phục. Mỗi lần vấp ngã là một lần ta tìm ra những bài học cho bản thân, về cuộc đời. Nhờ thế khả năng hiểu biết cũng như khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của con người sẽ được cải thiện, làm cho ta ngày càng trở nên tự tin hơn.
Xác định được những điều này như một quy luật của cuộc sống khó tránh khỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là con người tự cho phép mình được sai lầm, được vấp ngã trong cuộc đời. Đó là những bài học được đúc kết nhưng cũng là câu nói mang tính chất động viên tinh thần, dễ khi bắt gặp phải những hoàn cảnh tương tự con người không vì thất vọng, vì lo lắng mà buông xuôi tất cả.
Hãy cố gắng để tránh mắc sai lầm và thất bại một cách tối đa. Nhưng nếu như có gặp phải những trường hợp như vậy thì hãy biết cách tự mình đứng dậy. Đầu tiên là đủ nghị lực để tự mình đứng dậy, sau đó mới là việc phải làm như thế nào để khắc phục, và rút ra được điều gì cho bản thân. Câu thơ không khuyến khích con người ta tự hài lòng, buông xuôi trước thực tại mà kêu gọi phấn đấu, tiến lên không ngừng. Điều này cần thiết và có ý nghĩa với tất cả mọi người.
Xã hội ngày càng hiện đại, mối quan hệ con người ngày càng được mở rộng, họ được tiếp cận với những lĩnh vực mới lạ, được thử thách và có nhiều cơ hội khẳng định mình. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc người ta sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ gặp khó khăn, thậm chí là thất bại. Những lúc như vậy, nếu như không rèn luyện cho mình nghị lực sống, cũng như sự sáng suốt, con người sẽ không thể tỉnh táo bước tiếp. “Thất bại là mẹ thành công”. Và chỉ có trong thất bại con người mới nhận ra được chính mình. Thất bại dạy cho ta cách để thành công, cũng như sai lầm dạy cho ta cách để sáng suốt, và thường chúng là cái tồn tại như một phần tất yếu trên con đường đi đến thành công vậy. Là những người mới đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, giới trẻ cần được ý thức điều này một cách sâu sắc.
Với tuổi đời trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm sống, những người trẻ tuổi thường hay vấp phải những sai lầm, thất bại. Điều quan trọng là hãy đừng để những điều ấy quật ngã được mình, hãy đứng lên và dũng cảm đối mặt với chúng. Làm lại từ đầu, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thực sự trưởng thành. Từ những thất bại, sai lâm, hãy rút ra bài học cho bản thân mình để không còn bao giờ gặp phải trường hợp tương tự.
Còn nếu có, cũng đã có đủ kinh nghiệm và sức mạnh để giành chiến thắng. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta được phép dựa vào cái điều được coi là quy luật cuộc sống ấy mà coi thường thành bại. Tất nhiên là sai lầm và thất bại tà những điều rất khó tránh trong cuộc sống nhưng hãy cố gắng để có thể hạn chế được nó một cách nhiều nhất. Nếu có thể tránh được sai lầm và thất bại, chẳng có lí do gì ta để cho mình vướng phải chúng cả.
Nhận thức được về lẽ thành bại trong cuộc sống, chúng ta càng có ý thức hơn trong việc rèn luyện để mình có thể trở thành người chủ động trong mọi trường hợp. Hãy cố gắng để mình luôn là người giành chiến thắng.