Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Vài suy nghĩ của em về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.

Thứ hai - 16/09/2019 10:44
Đây là bài thơ tả cảnh ở phủ Thiên Trường - quê của Trần Nhần Tông. Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Câu đầu tác giả giới thiệu quang cảnh chung của miền quê Thiên Trường: Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ. Quang cảnh buổi chiều được hiện lên rõ nét hơn ở câu tiếp theo. Đó là cảnh vật lúc ẩn lúc hiện dưới ánh chiều tà mang màu sắc của chốn bồng lai tiên cảnh: Bên bóng chiếu (cảnh vật) nửa hư nửa thực.
Đến hai câu thơ sau đã có sự xao động trong cảnh vật:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.


Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, , mấy cánh cò trắng đang từng đôi một đang sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, âm thanh,... tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng và thật có hồn.

Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm, say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức vẻ đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất yêu dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước họa xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất Thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của Phật Hoàng - Người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân những cuộc chiến tranh vệ quốc thắng lợi, đồng thời cũng là vị tu hành đã sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm trên đỉnh Phù Vân Yên Tử...
 

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây