Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Từ truyện tấm cám hãy viết 3 đoạn văn miêu tả tấm trong 3 hoàn cảnh: Lúc bị gì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc, khi cưỡi ngựa đi xem hội và lúc là cô gái bước ra từ quả thị gúp bà cụ bán nước don dẹp nhà cửa.

Thứ ba - 27/10/2015 20:49
Đoạn 1:

​Tấm buồn rầu nhìn hai mẹ con Cám áo quần là lượt, đi xem hội. Cô lẳng lặng cúi xuống nhặt thóc. Tấm lưng mãnh dẻ, mái tóc rối bù, che gần hết khuôn mặt lấm lem của Tấm. Đôi tay gầy guộc nổi lên những dường gân xanh mờ đang kiên trì nhặt từng hạt thóc như đang đếm từng nổi đắng cay, cơ cực.
Bộ quần áo Tấm mặc trên người không thể đếm được có bao nhiêu mụn vá. Thỉnh thoảng, Tấm ngồi thẳng người lên cho đỡ mỏi, tiện tay gạt tóc về phía sau để lộ khuôn mặt trái xoan với cặp mắt trẻ thơ ngơ ngác buồn vô hạn. Tuy phải làm lụng vất vả, lại không được ăn no nhung Tấm vẫn giữ được những đường nét thanh tú của mẹ truyền cho. Tấm không nhớ nổi khuôn mặt của mẹ nhưng nghe bà con lối xóm bảo Tấm giống mẹ như lột. Mỗi chiều đi làm về qua giếng làng. Tấm soi mình xuống mặt nước mà như thấy người mẹ thân yêu hiện lên như che chở và thương yêu Tấm.
 
Lúc này, Tấm ước sao mẹ hiện về cùng nhặt thóc với Tấm rồi cùng Tấm ra đình xem hội. Mẹ sẽ thưởng cho Tấm một chiếc yếm đào. Tấm sẽ để mẹ cầm tay dắt đi như còn chập chững. Nhìn đôi bàn tay gầy guộc của mình và nhìn đấu thóc lẫn gạo còn đầy ắp. Nhớ mẹ và tủi thân, Tấm bật khóc.
 
Đoạn 2
 
Nghe theo lời Bụt dặn, Tấm đào bốn chiếc lọ chôn xương cá ớ bốn chân giường lên và thật sung sướng, Tấm có đủ mọi thứ: quần áo, khăn, giày... lại thêm một con ngựa bé tẹo vừa đặt xuống đất đã hí lên một tiếng rồi lớn bằng con ngựa thật cỏ đủ yên cuơng. Tấm tắm rửa sạch sẽ rồi diện tất cả vào, cưỡi ngựa đi xem hội. Cô Tấm lọ lem, rách rưới thường ngày chỉ trong phút chốc đã biến thành một cô Tấm lộng lẫy trong bộ quần áo rù rì. Cái yếm màu hoa hiên tươi thắm ôm gọn quanh cái cổ cao trắng ngần. Chiếc thắt lưng hoa lí tôn thêm dáng thắt đáy lưng ong. Chiếc khăn nhiễu Tam giang khoác trên vai khiến Tấm ra dáng một thiếu nữ có vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại. Đôi giày thêu xinh xắn như được làm ra giành riêng cho đôi chân bé nhỏ, thon thả của Tấm. Vui sướng không sao tả xiết, Tấm vừa cho ngựa đi nước kiệu vừa khe khẽ hát một làn điệu dân ca quen thuộc. Đôi mắt thiếu nữ như cũng biết hát, ánh mắt trong veo lấp lánh niềm hạnh phúc. Bà con hai bên đường đến hội không ai nhận ra cô Tấm mồ côi tội nghiệp thường ngày. Tấm chào bà con mà ai nấy cứ tròn mắt nhìn theo tấm tắc: “Người ờ đâu đến hội làng ta mà đẹp thế, xinh thế!”. Tấm đi đến hội láng mà cứ tướng như mình đang đi trong một giấc mơ.
 
Mẹ con nhà Cám trông thấy Tấm nhưng không tin vào chính mắt mình nữa.
 
Đoạn 3

Bà cụ lấy làm lạ vì từ khi đem trái thị về nhà, mỗi lần đi chợ hay đi làm đồng về, cụ đều thấy nhà cửa gọn gàng, ngăn nấp, lại có sẵn cơm dẻo, canh ngọt. Một hôm, bà cụ giả vờ đi chợ rồi rón rén trở về nấp ở của ngoài. Bà nhìn thấy một cô gái từ trong quả thị bước ra. Mới đầu, cô gái chỉ nhỏ bằng hạt thị, rồi cứ thế lớn dần thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trấn. Bà lão không dám tin vào mắt mình. Nhưng kìa, cô gái đang đi lại dọn dẹp ngay trước mắt bà. Đôi chân trần thon mảnh nhanh nhẹn từ trong nhà ra vại nước rồi xuống bếp, ra vườn rau... Cô gái đi đến đâu là mọi thứ được lau chùi, quét dọn, sắp đặt gọn ghẽ, tinh tươm. Đôi tay trắng tréo, nhanh thoăn thoắt. Cơm nước xong xuôi, cô gái nhìn chiếc áo rách vai của bà cụ. Cô ngồi xuống ghế, vừa hát điệu “se chỉ, luồn kim” vừa vá áo cho bà. Bà cụ cảm thấy mình thật hạnh phúc. Quả là Trời Phật thương tình đã cho bà một cô con gái xinh đẹp, nết na. Khuôn mặt trái xoan của cô gái mới phúc hậu, rạng rỡ làm sao. Cái miệng hát xinh như trái đào. Đôi mắt vừa ngây thơ, vừa thoáng buồn như biết nói. Chỉ một ít sau, chiếc áo đã được vá xong. Miếng vá mới thật khéo, đường kim, mũi chi đều tăm tắp. Cô gái giơ chiếc áo lên ngắm nghía vẽ hài lòng. Cô trả chiếc áo của bà cụ về chỗ cũ. Nhìn tất cả mọi thứ đã đâu vào đấy, cô gái hài lòng bước về phía chiếc vỏ thị, định biến trở vào trong. Lúc bấy giờ, bà cụ mới chạy vội vào nhà, xé tan vỏ thị, rồi ôm chầm lấy cô gái. Cô gái ấy chính là cô Tấm.
 
Kể từ đó, Tấm sống với bà cụ, hai người yêu thương nhau như hai mẹ con ruột thịt.
 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây