Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Từ chuyện gia đình trong các tác phẩm người Hà Nội (Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), bàn về vai trò của gia đinh trong đời sống con người.

Thứ năm - 17/11/2016 05:02
Trong rất nhiều tác phẩm ra đời thời kì đổi mới, nhắc đến Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu người ta không thể không nhắc đến hai tác phẩm gây được tiếng vang ở giai đoạn sau này của hai ông là “Một người Hà Nội” và “Chiếc thuyền ngoài xa”. Tuy đi vào những vấn đề khác nhau nhung hai tác phẩm vẫn gặp nhau ở một điểm chung là cùng nói câu chuyện về gia đình. Hai câu chuyện xây dựng về cuộc sống của hai gia đình không giống nhau nhưng đã mang đến cho chúng ta biết bao suy nghĩ về vai trò của gia đinh đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Điều này càng trở nên có ý nghĩa trong thời đại hiện nay.
Gia đình là vấn đề rất có ý nghĩa rất quan trọng bởi mỗi gia đình là một tế bào xã hội, là nơi nuôi dưỡng những công dân của xã hội không chỉ về đời sống vật chất mà quan trọng hơn là đời sống tinh thần. Người may mắn là người sinh ra có một gia đình, và may mắn hơn đó là người có gia đình như một mái ấm thực sự để trở về, thanh thản và yên bình. Nhưng điều này không phải ai cũng có được. Có những người sinh ra mãi mãi không biết mặt cha mẹ..., có những người sinh ra sớm còn lại một mình, lại có những người sống trong gia đình của chính mình nhưng như chốn địa ngục của trần gian... Đó là những con người bất hạnh. Hiện thực ấy đặt ra một câu hỏi: Phải làm thế nào để mỗi gia đình trở thành một mái ấm thực sự? Tìm hiểu những tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề này của các tác giả đã được kể ở trên chúng ta sẽ có thêm hiểu biết để trả lời cho câu hỏi đó.
 
Đọc “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải) ta bắt gặp hình tượng gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Gia đình là một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc Việt Nam và đặc biệt, với mảnh đất Hà thành nó là một nét tiêu biểu góp phẩn làm nên Hà Nội “ngàn năm văn hiến”. Câu chuyện kể về một gia đinh Hà Nội nhằm tôn vinh vẻ đẹp của đất đế đô được kết tinh vào con người Hà Nội mà Nguyễn Khải đã chọn một người phụ nữ - bà Hiền - để làm biểu tượng. Gia đình ấy là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi tượng trưng của nề nếp của gia phong và những chuẩn mực đầy tính giáo dục nhưng đang ngày càng trở nên mờ nhạt trong xã hội hiện đại.
 
Trong gia đình, bà Hiền là người phụ nữ đrm đang gánh lấy trách nhiệm chèo chống cả gia đình. Không phải bởi ông chồng nhu nhược mà bởi bà là một người đàn bà tháo vát đê có thể chăm sóc được gia đình, thậm chí là chăm sóc rất tốt nên người chồng có điều kiện để tập trung vào công việc của mình mà thôi. Bà Hiền hiện lên mang đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, chịu khó và yêu thương chổng con hết mực. Hơn thế nữa, bà còn có nét đẹp của một người phụ nữ hiện đai thông minh, tháo vát và chủ động trong mọi hoàn cảnh. Văn hoá kinh kỳ thể hiện cốt lõi là ờ lòng tự trọng thì đó cũng chính là những điều mà bà Hiền luôn dạy dỗ con cái hướng tới Trong gia dinh, bà Hiền giáo dục con cái cách ãn uõng cũng phái thanh lịch: ăn phải có mâm, có bàn, dù bữa ăn ấy sang trọng hay nghèo nàn. Đằng sau điểu tưởng chừng như bình thường ấy chứa đầy ý nghĩa giáo dục: phải tự tôn trọng mình trước khi mong người khác tôn trọng. Bà Hiền có cách dạy con rất riêng. Có thể nói bà đã lấy chính đời sống thanh lịch và giàu lòng tự trọng của mình làm tấm gương để giáo dục cho con cái. Giáo dục một cách tự nguyện nhưng đầy hiệu quả mà không hề tạo cho con cái áp lực. Cho con đi bộ đội là dấn thân vào nơi nguy hiểm, bà mẹ nào mà không xót? Ấy vậy mà bản thân bà đã vượt qua tất cả những cảm xúc rất “người” của riêng mình để hi sinh cho đất nước. Để hai người con trai đi bộ đội, bà không muốn "nó nhìn thấy bạn bè của nó mà nó hổ thẹn”, “Nó có lòng tự trọng của nó”... Con cái được rèn luyện từ những điểu rất nhó đó là lời ăn tiếng nói trong đời sống hàng ngày (Bà đã từng quát con vì việc gọi người chú mình là “đồng chí” vì trong gia đình không muốn dùng những từ ngoài xã hội). Bà cũng đã từng chấp nhận vất vả kiếm sống cho chồng con có vị trí được người ta tôn trọng theo quan niệm thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng chính tình yêu thương con, và cung cách dạy bảo nghiêm khắc, bà Hiền đã làm cho gia đình mình còn giữ lại được mãi những nét truyền thống của con người Việt Nam, giữ được nét văn hiến của người Hà Nội. Gia đình ấy là môi trường nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn những dứa trẻ trong gia đình ấy khiến chúng lớn lên, sống đầy tự trọng, trách nhiệm và yêu thương người khác. Hành động của Dũng, con trai bà với gia đình người bạn chiến đấu là một ví dụ tiêu biểu. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình khổng chỉ sông có nghĩa cho bản thân mình mà còn sống có ích cho người khác, sông vì người khác nữa. Gia đình lúc này đã làm tốt vai trò của minh như một tế bào của xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
 
Cũng nói về vấn đề gia đình nhưng “Chiếc thuyền ngoài xa” lại mang đến cho chúng ta nhiều băn khoán, trăn trở. Câu chuvện kể về cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ, từ đó dẫn dắt đến cuộc sống của một gia đình sống bằng nghề chài lưới trên biển. Bức ảnh tưởng rằng là cái đẹp đích thực, là toàn thiện lại ẩn chứa nó biết bao xấu xa, phũ phàng. Đằng sau cái yên tĩnh của buổi sáng tinh sương, của những bóng người im lặng hằn in qua mắt lưới là cuộc sống đầy sóng gió của một gia đình. Khổ cực khiến cho con người sống với nhau tàn nhẫn, độc ác hơn. Người cha, tưởng chừng như là trụ cột lại là kẻ gây ra đau khổ cho chính gia đình ấy. Mỗi ngày năm trận nặng, hai trận nhẹ, ông ta đánh vợ như là một cách để trút bớt đi những oán hận trong cuộc đời khổ cực của mình. Bạo lực gia đình đã khiến cho tâm hồn những đứa trẻ không còn có thể ngây thơ, trong sáng và thánh thiện. Chứng kiến những đau đớn vể thể xác mà mẹ mình phải gánh chịu, Phác, đứa con trai trong gia đình ấy đã thực sự nổi loạn. Mẹ cậu bé vì lo lắng cho những thù hằn của nó với bố mà gửi lên đất liền cho ông ngoại. Vậy mà đã có lần nó cầm dao, suýt nữa thì có thể đâm trúng cái người đã sinh ra nó và được nó gọi bằng cha. Cậu bé Phác dễ thương hồn nhiên mà nhà nhiếp ảnh biết trước đó không còn nữa, chỉ còn một cậu bé đầy hằn học với cuộc đời. Xét cho cùng mỗi người trong gia đình ấy đều phải chịu một bi kịch của riêng mình. Người bố và người mẹ mang bi kịch của những người khốn khổ, gánh nặng mưu sinh đè trĩu đôi vai. Bi kịch của người đàn bà còn là bi kịch của một người biết khổ mà vì con nên phải cam chịu, thương con mà những gì có thể làm để bao bọc, che chở cho con là quá ít. Còn bi kịch của những đứa trẻ là bi kịch của những mầm non đã sớm bị cớm nắng, sống trong một môi trường chỉ là những đau khổ, đánh đập và bạo lực tàn nhẫn. Cái xấu của chúng không thuộc về bản nàng nhưng lại đang bị chi phối nặng nề bởi hoàn cảnh và có nguy cơ ngày càng tồi tệ hơn nếu như không có sự thay đổi môi trường sống.
 
Như vậy, có thể thấy sự đối lập thể hiện trong hai tác phẩm đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa quan trọng về gia đình và vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người. Điều này không chỉ đúng trong tác phẩm mà càng trở nên có giá trị trong thời hiện đại. Gia đình là một tế bào của xã hội. Xã hội chỉ có thể tốt đẹp khi những tế bào ấy cũng tốt đẹp và hoàn toàn “khoẻ mạnh”. Từ xưa đến nay lịch sử đã ghi dấu biết bao những tấm gương gia đình mà tình cảm và truyền thống là động lực để mỗi thành viên trong gia đình tự cố gắng. Cha ông ta thường nói: “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” một phần cũng là sự đúc kết như thế về gia đình. Đây không chỉ đơn giản là sự tương đồng về hình thức mà có thể giúp ta hiểu rộng ra: một gia đình mà thế hệ đi trước xứng đáng là tấm gương cho con cái noi theo thì những đứa con sẽ là người phát huy được những đặc điểm tốt đẹp ấy. Yết Kiêu bái biệt cha đi đánh giặc, Nguyễn Trãi biến chữ tiểu hiếu thành đại hiếu, biến tình cảm gia đình, cha con thành tình cảm lớn giành cho đất nước. Rời Đông Quan trở về kinh thành ông đã ghi nhớ lời cha dặn để mà sau này trở thành một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành và nổi tiếng về thơ văn. Bởi vậy ngay từ nhỏ ông đã sớm được tiếp xúc với văn hóa và lối sống của quý tộc, với văn chương, hiểu bản chất của xã hội phong kiến, sớm đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân cũng như hiểu được giá trị của văn học trong phản ánh đời sống, đồng cảm vối số phận con người.
 
Truyền thống tốt đẹp như dòng sông chảy qua biết bao thế hệ trong gia đình Chiến, Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tình cảm con người tốt đẹp, nơi tiếp nối truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm và chủ nghĩa anh hùng. Mỗi thế hệ đã ghi một khúc vào dòng sông truyền thống của gia đình, để từ đó dòng sông ấy lại hoà ra biển cả mênh mông là đất nước.
 
Trong thời kì hiện đại, xã hội ngày càng phát triển với những thang bậc giá trị mới làm cho nhiều giá trị cũ bị đảo lộn, gia đình vẫn giữ một vị trí quan trọng như một nơi neo đậu bình yên cho mỗi tâm hồn con người. Để là được điều đó cần thiết hơn hết phải xây dựng một đời sống tiến bộ từ trong gia đình đến ngoài xã hội, để mỗi con người sống trong gia đình không chỉ được nuôi dưỡng mà còn nhận được tình cảm yêu thương và sự dạy bảo ân cần. Gia đình trước thời đại mới không tránh khỏi những xáo động ( Mùa lá rụng trong và quan niệm về gia đình có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với thời đại mới nhưng vai trò của gia đình vẫn không thể thay thế được trong việc hình thành nhân cách con người cũng như lưu giữ và truyền lạt các giá trị văn hóa truyền thông cúa dân tộc.
 
Thực tế có biết bao gia đình thực sự là tấm gương, là động lực cho thành viên trong đó phẫn đấu, bồi dưỡng nhân cách của bản thân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây thường đăng các thông tin vễ những tấm gương đạt thành tích cao trong các kì thi quốc tế. Bản thân họ cùng với những cố gắng và nỗ lực của chính bản thân còn là nhờ sự động viên, quan tâm của gia đình, là truyền thống của gia đình... Nếu không có sự quan tâm, tạo điều kiện của gia đình, nhà trường và xã hội thì sẽ khó mà đạt được thành quả như thế. Điều gì đã khiến cho một gia đình có thể phấn đấu cả nhà mang học hàm tiến sĩ trở lên? Điều gì đã khiến một gia đình sẵn sàng trở thành “ngân hàng máu sống” cung cấp máu cho bệnh viện bất cứ khi nào cần thiết, cứu sống tính mạng biết bao người. Đó là gì nếu không phải là những tình cám tốt đẹp của bản thân mỗi người được hun đúc, phát triển và tiếp nối truyền thống trong chính gia đình của mình, của ông bà, cha mẹ, anh chị em từ đời này sang đời khác. Cũng không thiếu những đứa trẻ vì không có sự quan tâm đúng mực của gia đình mà đua đòi, hư hỏng. Không ít những đứa trẻ không có được tình cảm yêu thương của cha mẹ mà chai sạn cảm xúc, sống vô tâm, vô hồn. Và cũng không ít đứa trẻ do hoàn cảnh gia đình lục đục, li tán mà sống lang thang bị kẻ xấu lôi kéo mà sa vào con đường tội lỗi... Tất cả những điều ấy như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với mỗi con người, mỗi gia đình, quốc gia, dân tộc: hãy quan tâm hơn đến việc xây dựng một gia đình văn hoá, hạnh phúc. Đó sẽ là môi trường thuận lợi để nảy nở những chồi non, những bông hoa có ích cho đời. Đó cũng chính là góp chung vào vườn hoa đất nước, để đất nước ngày càng phát triển, ngày càng nhân văn hơn.
 
Từ câu chuyện gia đình trong văn chương của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu bước ra câu chuyện gia đình trong đời sống thực tại ta càng thấm thía hơn vai trò của gia đình trong việc phát triển và bồi dưỡng nhân cách con người. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, bởi vậy, để xã hội ngày càng phát triển không gì hơn mỗi người đều phải tự hoàn thiện nhân cách của mình, ý thức được vai trò của mình trong gia đình cũng như có trách nhiệm tạo lập nên một gia đình hạnh phúc. Hãy để gia đình thực sự là mái ấm của tình yêu thương!
 

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây