Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trung thực trong học tập và thi cử

Chủ nhật - 16/02/2020 08:55
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Thòi gian gần đây, dư luận xã hội và báo chí đã có không ít phản ứng trước một thực trạng trong đời sống xã hội: đó là tình trạng bằng cấp giả, ngồi nhầm lớp, tiêu cực trong thi cử... Sự tồn tại của hiện tượng này vừa gây mất niềm tin, vừa tạo đà cho sự xuống cấp của chất lượng giáo dục.
- Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử không chỉ còn là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng.
2. Triển khai
a. Cắt nghĩa
- Trung thực: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, không làm sai lạc sự thật
- Trung thực trong học tập và thi cử:
+ Hướng tới tiếp thu, nắm vững kiến thức tạo thực lực cho bản thân (học thật)
+ Làm bài thi bằng những kiến thức mình có, không gian lận hòng đạt kết quả cao hơn khả năng thật (thi thật).
b. Lí giải
b.1. Vì sao cần học thật?
- Học thật là con đường duy nhất để tiếp thu kiến thức, là giàu vốn tri thức cho bản thân
- Học thật là cách duy nhất để có kiến thức thật - những kiến thức có thể vận dụng một cách có ích trong mọi hoạt động sống cũng như lao động, nghiên cứu.
- Học thật cùng là cơ sở tạo nên ý nghĩa chân chính của các hoạt động học tập và thi cử.
b.2. Vì sao cần thi thật?
- Để đánh giá chính xác kết quả học tập, năng lực của bản thân người học. Trên cơ sở đó, người học mới có thể xác định chính xác mục tiêu, hướng đi cho tương lai.
- Để tạo sự công bằng giữa các cá nhân tham gia các hoạt động học tập và thi cử.
-> Là động lực thúc đẩy hoạt động học để học là học thật chứ không phải là học giả.
b.3. Làm thế nào để trung thực trong học tập và thi cử?
• Trong học tập: người học phải có năng lực tiếp thu kiến thức và bản lĩnh để đối mặt vói những khó khăn trở ngại (cũng có nghĩa là không nên ngồi nhầm lớp); có định hướng về mục tiêu phấn đấu và tự biết mình, dám nhìn thẳng vào sự thật để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
- Trong thi cử: có trình độ kiến thức thật sự, có ý thức nghiêm túc về ý nghĩa kỳ thi, sẵn sàng đón nhận thành công song cũng dám đối mặt với thất bại, biết vượt qua những áp lực không có ý nghĩa tích cực.
c . Đề xuất ý kiến
- Phê phán căn bệnh thành tích và tình trạng học giả, thi giả, bằng cấp thật hiện nay.
- Điều kiện để tính trung thực trong học tập và thi cử được đảm bảo: sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Trung thực trong học tập và thi cử không phải là câu chuyện riêng của ngành giáo dục mà là câu chuyện của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Chừng nào áp lực về bằng cấp, về chuyện đỗ - trượt giảm đi, chừng ấy tính trung thực trong học tập và thi cử mới được đảm bảo.
3. Kết luận
- Kể vắn tắt câu chuyện về thái độ của người cha đối với việc đỗ - trượt của con trong văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây