Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Thứ sáu - 19/02/2021 09:36
Nguyễn Du sinh ngày 3/1/1766, mất ngày 16/9/1820, tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên

I. Dàn ý

1. Nguyễn Du
a. Bản thân
– Nguyễn Du sinh ngày 3/1/1766, mất ngày 16/9/1820, tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
– Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Do sinh ra ở Thăng Long nên thời niên thiếu chủ yếu sống ở Thăng Long.
– Thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng 9 tuổi đã mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ nên sớm bị đẩy vào vòng bão táp cuộc đời, phải sống tự lập.
– Ông là người trầm lặng, ít nói, có trái tim nhân ái, giàu tình yêu thương, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

b. Gia đình
– Sinh ra trong đại gia đình quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
– Cha là Nguyễn Nghiễm – nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ và từng làm tể tướng.
– Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân – người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi, giỏi nghề ca xướng.
– Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
– Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản là người rất mực hào hoa, giỏi thơ phú.

c. Thời đại
– Nguyễn Du sống vào cuối thời Lê thời đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống nhân dân tăm tối, nông dân nổi dậy khởi nghĩa, ảnh hưởng tới quan điểm sáng tác của ông. Ông hướng ngòi bút vào những con người tài hoa bạc mệnh, qua đó phê phán xã hội phong kiến đương thời.

d. Cuộc đời
– Nguyễn Du từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, sau đó định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.
– Sống lưu lạc ở xứ Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng.
– Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.

e. Sự nghiệp thơ văn.
Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:
+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
+ Thơ chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái trường lưu.

2. Truyện Kiều
a. Hoàn cảnh
– Truyện Kiều được viết vào thời kì suy tàn của chế độ phong kiến với nhiều bất công ngang trái.
– Sau 15 năm lưu lạc, Nguyễn du được tận mắt chứng kiến hiện thực xã hội phong kiến suy tàn, chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến khiến người dân phải chịu cảnh lầm than.
– Truyện Kiều ra đời như một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII.

b. Xuất xứ
– Dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
– Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện và nhân vật nhưng sáng tạo và thay đổi chi tiết, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật nên đã tạo ra một thế giới nhân vật đặc sắc.
– Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc.

c. Giá trị của Truyện Kiều
Truyện Kiều có giá trị to lớn về cả nội dung và nghệ thuật:
+ Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận của người phụ nữ. Truyện Kiều còn mang giá trị nhân đạo với niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo; trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, những khát vọng chân chính.
+ Về nghệ thuật: Truyện Kiều đạt được thành tựu về nhiều mặt, đặc biệt là về ngôn ngữ và thể loại.
Truyện Kiều đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật với thể thơ lục bát mang đặc trưng của dân tộc.
Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc được kết hợp vào thể thơ lục bát với các hình thức ngôn ngữ: trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, tả cảnh để ngụ tình.
 

II. Bài làm

Khi kể về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với những kiến thức uyên thâm của mình cùng tài năng văn học xuất chúng, ông đã sáng tác ra tác phẩm có giá trị bằng chữ Nôm và chữ Hán. Trong đó nổi bật lên tác phẩm Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, cũng là người giỏi văn chương. Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tân, người con gái Bắc Kinh cũng văn hay chữ tốt. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan từ dưới thời Lê Trịnh. Tuy gia cảnh xuất thân danh giá nhưng cuộc đời của ông toàn những nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với Nguyễn Khản. Nhưng khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông lại phải nương nhờ nhà họ hàng xa, có thể nói cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn đầy biến động khi mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, họ chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã khủng hoảng trầm trọng và những người dân khốn khổ lúc này đã nổi dậy đấu tranh và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Trong cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc ở quê nội Hà Tĩnh, có lúc lại ở quê với Thái Bình. Không may khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Trước khi ông phụng sự nhà Lê nên giờ đây, khi làm quan nhà Nguyễn ông lại rụt rè, ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần hai vào năm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế. Cuộc đời ông ba chìm bảy nổi nhưng chính vì thế ông có được vốn kiến thức sâu rộng cùng nỗi lòng thương cảm xót xa với số phận bi đát của người dân.

Nguyễn Du là một thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chữ Hán gồm Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

Truyện Kiều tên trước kia là “Đoạn trường Tân Thanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa trên truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn khi tác phẩm của ông được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ gồm ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ, truyện được tóm tắt như thế này:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân Kiều gặp gỡ Kim Trọng, họ đã yêu nhau, sau đó đi tới đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương để tang chú, gia đình Kiều gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Lần đầu, Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ, nhưng nàng bị Hoạn Thư đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh nhưng lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng, Kiều bị ép lấy viên quan thổ quan. Nhục nhã, đau đớn nàng nhảy xuống sông Tiền. Nàng được sư Giác Duyên cứu và Thúy Kiều đi tu. Kim Trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng đi tìm. Gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết.

Có thể nói đây là một tuyệt tác với nội dung sâu sắc cùng nghệ thuật thành công. Đây là một bức tranh của một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao vẻ đẹp ngoại hình, tài năng cùng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người về tự do hạnh phúc, chân lí. Nguyễn Du là một nhà thiên tài văn học, doanh nhân, văn hóa, nhà nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn học Việt nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.
​​​​

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây