Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Thuyết minh về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Thứ bảy - 16/07/2016 06:43
Hàng năm ngày 13 tháng Giêng, về hồi tiền chiến tài từ cố đô Thăng Long rủ nhau người người lớp lớp đi xem Hội Lim, để nghe các trai gái đồng quê cùng nhau say đắm trong điệu hát Quan họ.
Hội Lim tổ chức trên đồi Lim, tên chữ là Hồng-Vân-Sơn. Đây là một ngọn đồi thuộc địa phận ba xã Duệ Đông, Lũng Sơn và Lũng Giang, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, ờ ngay gần quốc lộ số 1 từ Hà Nội đi Lạng Sơn, các ga xe lưar, ga Lim, chừng hơn một nửa cây số.
 
Phía bên trái Hồng Vân tự lò văn chỉ xã Lũng Giang Văn chỉ xây lớn với bệ gạch rêu phong. Văn chỉ thờ đức Khổng Tử và các tiên hiền tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du. Cách chùa không xa, về phía tay mặt, có một ngôi lăng tường đá ong kiên cố, trước lăng là một tấm bia lớn đứng sừng sững khiến khách xem hội Lim không ai bỏ qua được. Trong lăng có đủ voi, ngựa, nghê, ngỗng củng sập đá, ngai đá thật trang nghiêm.
 
Đây là lăng ngày Hiếu Trung Hầu, tên húy là Diễn; làm quan dưới triều vua Lê Cảnh Hưng. Xuất thân hoạn quan, ngài đã được thăng đến chức Thanh Hoa trấn dốc đông Dân chúng quanh vùng quen gọi lăng ngài là lăng quan Trấn
 
Hiếu Trung Hầu không có con. Khi gần chết ngài bầu hậu hàng tổng làm đình cho mấy xã. Để ghi nhớ công ơn ngài, hàng năm đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch dân tổng Nội Duệ mở hội rất to tại lăng ngài. Ngày hội được gọi là ngày Hội Lim
 
Hội kéo linh đình với cờ xí phấp phới, với rước xách tế lễ. Dàn tổng Nội Duệ kéo nhau tới lễ lăng Hiếu Trung Hầu, tới lễ Hồng Vân tự để cầu nguyện được một năm may mắn.
 
Trong ngày hội có cờ bỏi, và tại chùa có kể hạnh do các bà vãi tụng lên công đức của chư Phật để khuyên thiện
 
Ngoài ra còn có những trò chơi cờ bạc như đáo dĩa, tổ tôm điếm rất được dân chúng ham mê.
 
Đáng kể và đặc biệt nhất ở Hội Lim là tục hát quan họ. Đây là một lối hát đối đáp giữa hai bên trai gái. Qua những câu hát các cô, các cậu khen ngợi nhau, tỏ tình với nhau. Lời hát đôi khi thật văn chương bóng bẩy, đôi khi thật thắm thiết nồng nàn.
 
Hát quan họ phải hát giọng đôi, hai người châu miệng vào nhau cùng hát, hai giọng luyện với nhau, tiêng ngân vang, vang vút, tiếng trầm êm ái như ru!
 
MỘT BỌN QUAN HỌ
 
Trai gái quan họ, đi hội, họ họp nhau thành từng bọn quan họ gồm ít nhất năm người, do một người dẫn đầu, lo việc mời mọc bạn hát, hoặc quyết định những điều liên quan tới cả bọn. Người này bọn quan họ tôn là anh Hai hoặc chị Hai.
 
Sau đó là các anh chị Ba Tư Năm và Sáu...Nếu quan họ có sáu người, thì ngoài anh Tư hoặc chị Tư còn có anh chị Bống. Không có anh Cả hoặc chị Cả như hát ví.
 
Một bọn quan họ bao giờ cũng gồm toàn những người cùng một làng, để còn đối đáp hát với trai gái làng khác. Trai gái trong làng không cùng hát với nhau ở hội.
 
Họ có thể hát tập, hát chơi với nhau trong làng, nhưng đã đến hội, bao giờ họ cũng tìm những bọn quan họ thiên hạ để mời hát, như vậy vừa được dịp tỏ tài năng nêu danh tiếng cho làng mình, vừa được hát thăng cánh không nể nang gì, với những câu giọng vặt khó và lạ để cho bọn cùng hát với mình không được, tăng thêm giá trị cho bọn mình.
 
Tại các hội xuân, trai gái quan họ, trông thấy những bọn quan họ ở làng nào là họ nhận ra ngay. Mỗi bọn đều có một đặc điểm riêng, khi đứng với nhau cũng như khi hát với các bọn bạn.
 
MỜI HÁT Ở HỘI
 
Đi tới hội, các bọn trai gái quan họ sau khi lễ Phật hoặc lễ Thần tùy theo hội chùa hay hội đình, cùng nhau đứng ở quanh nơi điểm hội, ở sân đình, ở trước chùa, ở những thửa ruộng khô quanh đình chùa. Họ chờ bọn khác mời hát hoặc họ đang tìm kiếm một bọn hát bạn để mời hát. Trong lúc họ có thể xem những trò vui khác ở hội như đánh đu, đánh cờ, chơi tổ tôm điếm...
 
Khi một bọn quan họ thấy một bọn quan họ khác, nếu là bạn quen biết vẫn hát thường trong các hội khác thì dễ dàng lắm. Họ chào nhau, rồi mặc nhiên như đã hẹn hò trước, họ cùng nhau hát cầu vui sau khi đã mời nhau trầu nước.
 
Bọn trai bảo bọn gái:
 
- Liền chị hôm nay đã đến đây, chắc liền chị vui lòng cho liền em hầu tiếp mấy câu.
 
Thế là bọn gái nhận lời:
 
- Liền anh đã không chê chúng em, xin liền anh cho chúng em theo.
 
Xưng hô với nhau, các bọn nam nữ quan họ thật là khiêm tốn. Họ tôn nhau là liền anh và liền chị, bao giờ cũng tự xưng mình là liền em.
 
Và họ cũng rất là nhún nhường lịch sự: khi họ nói xin liền anh cho chúng em theo là ý họ muốn bên nam hát trước. Bên nam lẽ tất nhiên cũng phải lịch sự khiêm tốn:
 
- Liền em chỉ biết những chợ gần, liền chị đã đi chợ xa, xin liền chị cho liền em theo.
 
Câu nói trên của bên nam thật hết sức nhã nhặn càng tôn trọng bên nữ. Khi họ nói chỉ biết những chợ gần là ý họ muốn nói họ biết ít câu hát, chỉ hát được những câu dễ hát, thông thường. Và khi họ nói liền chị đã đi chợ xa là ý họ muốn đề cao bọn nữ biết nhiều câu hát.
 
Rút cục thường thường bọn nữ hát trước, bọn nam hát sau.
Có những trường hợp có một bọn quan họ nam hoặc nữ tới hội nhưng không gặp những bạn hát quen, chỉ thấy toàn những bọn lạ, rồi họ mời, có khi nam mời nữ, có khi nữ mời nam.
 
Một bọn nam chờ ở hội đã lâu không gặp bạn quen, thấy một bọn nữ liền mời. Thấy nhau họ biết nhau đó là một bọn quan họ. Họ biết qua nhân số năm hoặc sáu người, và đi hội nhiều, mắt họ nhìn quen, họ nhận ra ngay đó là một bọn quan họ.
 
Họ mang trầu tới mời. Đi hội, các bọn quan họ thường có sẵn bọn trầu để mời hát. Miếng trầu là đầu câu hát! Có những bọn quan họ lịch sự, không mang trầu ở nhà đi, lấy ngay những cơi trầu hàng nước bán trong ngày hội mời bạn hát. Bạn hát dùng bao nhiêu họ trả tiền nhà hàng.
 
Họ mang cơi trầu tới trước bọn mà họ đoán là bọn quan họ. Họ mời:
 
- Mời liền chị xơi trầu! Nhất niên nhất lệ, hôm nạy dân làng đây mở hội, gặp liền chị, xin liền chị cho liền em được hầu tiếp ca mấy câu mừng xuân.
 
Lẽ tất nhiên bọn con gái chối từ nói là không biết hát. Bọn trai sẽ năn nỉ:
 
- Vui xuân, liền chị biết chợ xa thì đi chợ xa, không biết chợ xa thì đi chợ gần.
 
Bọn gái lúc đầu từ chối nhưng sau cũng nhận lời. Cũng có khi bọn gái từ chối hẳn vì họ đã có hẹn với một bọn trai khác. Họ sẽ trả lời thẳng thắn:
 
- Chúng em xin cảm ơn liền anh, nhưng thú thực hôm nay chúng em đã có hẹn, xin hẹn với liền anh đến hội khác.
 
Có thể các cô đua ra đề nghị gặp bọn trai 6 hội nào ngày hôm sau hay một ngày gần đó.
 
Đối với nhũng bọn liền chị đã có hẹn trước như vậy, lẽ tất nhiên các liền anh không thể cố mời được và đành nhận sự hẹn hò một ngày gặp gỡ mai đây. Hát ở hội
 
Bạn hát gặp nhau, cũng như hai bọn quan họ mới tiếp xúc lần đầu, sau khi chào mời và nhận trầu của nhau, họ bất đầu hát, bên nào hát trước tùy theo sự thỏa thuận của đôi bên như đã trình bày.
 
Họ hát với nhau qua các giong sổng. Vặt và Bỉ. Họ hát giọng đôi. Bọn gái thường lấy nón che gió để giọng đỡ văng, hát đỡ mệt. Bên nọ hát một câu, bên kia đáp lai.
Trong lúc hát, qua mỗi đoạn, họ lại dùng mấy tiếng gọi nhau như để nói hết tâm tình qua lời ca. Họ nhắc anh Hai ơi, chị Ba ơi... Chị Hai ơi, chị Ba ơi... cho đến anh Sáu ơi, rồi họ lại gọi trở lại anh Hai, chị Hai nếu câu hát quá dài.
Ngồi rằng ngồi tựa vườn đào
 Thấy người thục nữ ra vào lòng những vấn vương
 
CHỊ HAI ƠI!
 
Gió rằng gió lạnh đêm trường
Nửa chăn để đó, nửa giường để đó chơi ai.
 
CHỊ BA ƠI!
 
So rằng chữ sắc chữ tài
 Có công gắn bó ai người phụ nghĩa quên công.
 
CHỊ TƯ ƠI!
 
Họ hát với nhau ở bờ ruộng trước cửa chùa, ở bên đường cạnh đình làng, họ hát với nhau ở trên đồi như ở Hội Lim.
 
Họ xúm nhau họp thành một bọn, mải mê hát với nhau mặc cho thời gian trôi qua, mặc cho những ai đi xem có đứng quanh họ để thưởng thức lời ca câu hát của họ. Họ không biết tới ngoại cảnh, đôi bên họ chỉ biết hát với nhau. Mùa xuân gió tuy lạnh nhưng lòng họ đang xuân!
 
Chỗ này một đám hát, chỗ kia một đám hát! Bao nhiêu những câu tình tứ nồng nàn, bao nhiêu những lời hứa hẹn ái ân! Nhiều cuộc trăm năm đã bắt đầu ở nơi đây qua những câu hát đằm thắm yêu đương.
 
Thường họ đến hội vào lúc quá trưa như trên đã nói và họ bắt đầu hát vào khoảng giờ mùi. Họ hát với nhau có khi tới lúc bóng chiều đổ xuống mới chia tay. Có khi cùng về một đường, họ tiếp tục hát trên đường về. Khi họ đi theo đường đê, bờ đê cao, giọng hát văng vẳng rất xa, nghe rất du dương. Những lúc chia tay này, bao nhiêu câu hát hay, đầy luyến ái họ đều đem ra hát với nhau, và lúc này họ không cần phải chọn cảu đối cho xứng với câu xướng của bọn hát bạn, họ chỉ cần hát để nói lên sự cảm mến nhau.
 
Gió xuân miền Bắc lạnh, nhưng họ không thấy lạnh, những câu hát đã khiến cho họ ấm áp.
 
Họ tiễn đưa nhau đến cổng làng mới chia tay và họ còn hẹn nhau gặp gỡ ở những ngày hội máy hôm sau. Có những bọn hát với nhau hết xuân này sang xuân khác và nhiều lứa đôi tốt đẹp đã nên duyên nhờ những khúc hát hội Xuân.
 
MỜI BẠN HÁT TỚI NHÀ HÁT TRĂNG ĐÊM

Có nhiều bọn quan họ, tuy đã hát ở hội và trên đường về với một bọn quan họ bạn, đến lúc chia tay vẫn còn bịn rịn lưu luyến không muốn mỗi bọn về một nẻo. Họ đề nghị mời nhau về làng họ rồi hát suốt đêm.
 
Đọc đến đây các bạn sẽ mỉm cười, sao họ say nhau quá vậy? Thật họ quả có say nhau, vì phần nhiều trai gái quan họ đều là những người mới lớn, chưa lập gia đình. Như vậy gặp nhau, gần nhau, hát tặng nhau toàn là những lời ca đầy tình tứ, làm sao họ khỏi say nhau. Say nhau họ không muốn bỏ dở cuộc hát, họ cần hát cho thật thỏa, thật đã, như vậy họ mời nhau về làng để hát mua vui một canh có sao!
 
Có khi bọn trai mời bọn gái, có khi bọn gái mời bọn trai. Thường thì, hai bọn mới gặp nhau đã say nhau lời hát, bọn gái mời bọn trai về làng trước. Tại Sao vậy? Xin thưa: Bọn trai ngủ đêm ở một làng lạ không sao, còn bọn gái trước khi ngủ đêm xã nào cần phải được phụ huynh biết trước và cho phép.
 
Khi một bọn gái mời một bọn trai về làng, họ phải trình phụ huynh và bọn gái này được tiếp ở nhà chị Hai.
 
Tục lệ quan họ lạ lắm! Bọn quan họ trai do bọn gái mời tới làng được phụ huynh bọn gái tiếp đã rất long trọng. Cha mẹ các cô gái tỏ ra rất quý mến những chàng trai. Những chàng trai này được mời lên nhà trên, ngồi một bên, còn các cô gái ngồi mé bên kia, trong khi đó người làng các cô kéo tới nghe hát và xem mặt liền anh.
 
Đôi bên sẽ hát với nhau trắng đêm!
 
Họ hát quên ăn chàng? Không, bọn quan họ trai được tiếp đãi lịch sự với cơm nước thịnh soạn. Các cô gái đã góp tiền nhau đã làm cơm mời liền anh. Lẽ tất nhiên liền anh xơi cơm bên này, liền chị cũng xơi cơm ở mé bên kia, và hai mâm đều có vẻ như hai mâm cỗ Xuân.
 
Lần này liền chị mời liền anh, một bữa khác, liền anh sẽ xin phép phụ huynh liền chị để mời lại. Trong khi liền anh tới làng liền chị, các trai làng không hề tỏ vẻ ghen tuông mà còn rất nhiều thiện cảm với liền anh là khác.
 
Không nói cho trai làng, nếu cô gái quan họ có chồng, chồng cô cũng không ghen; và chính họ cũng không nhận là vợ, e liền anh mất cảm tình, họ chỉ bảo đó là cháu hay là họ hàng gì đó! Trường hợp này rất ít vì các cô gái đã lập gia đình thường giữ ý không đi hát hội như khi còn son trẻ.
 
Đã có làng, có một chị Hai có chồng đứng đầu một bọn quan họ nữ. Bọn này mời một bọn quan họ nam tới làng, và chị Hai phải lo việc đăng cai, chính chong chị đã thân hành làm cơm để mời liền anh.
Sau bữa cơm, hai bên liền anh và liền chị cùng nhau tiếp tục cuộc chơi tới tang tảng sáng. Liền anh ra về, liền chị tiễn đưa tới tận cổng làng, và cũng có nhiều anh chị em của liền chị đưa chân theo.
 
Khi một bọn quan họ nam mời một bọn quan họ nữ tới hát đêm cũng vậy, cũng cơm nước và cũng có người làng tới xem mặt liền chị và cũng tiễn đưa lúc sáng ngày.
 
Đừng ai có ý nghĩ gì xấu với họ! Họ tiếp nhau, suốt đêm chỉ bằng câu hát, và không có chuyện trên bộc trong dâu, hay nói theo Kinh Thi là những trò trèo tường dòm vách.
 
HÁT GIẢI
 
Từ trên mới chỉ trình bày về những cuộc hát vui Xuân, ở hội cũng như ở nhà. Hát quan họ có nhũng cuộc thi đua lấy giải rất gay go.
 
Tại nhiều hội Xuân tại vùng quan họ, ngoài các cuộc vui nhu đánh đu, đánh cờ con có treo giải hát quan họ. Thường có ba giải, và giải thưởng gồm trà, pháo, khăn điều, đôi khi có thêm tiền.
 
Giải quan họ được treo suốt ngày hội để các bọn quan họ các nơi có thi giờ tới dự.
Hát quan họ giải, thường hát ở nhà tả vu, hữu mạc đình làng.
 
Giải thường đặt ở trên mọi án thư, hai bên là hai chiếc tràng kỉ, dành cho hai bên nam nữ dự giải.
 
Trên án thư, về mé bên nữ có úp mười chiếc chén và phía nam có sáu chiếc. Mỗi khi bên nào thua, bị lấy đi một chiếc chén. Như vậy, muốn thắng, bên nam phải thắng bên nữ mười câu, còn bên nữ chỉ cần thắng bên nam sáu câu là được. Hát được một bọn chưa phải là được, có thể có những bọn khác vào tranh tài. Bọn thắng phải làm sao giữ được giải trong suốt thời gian ấn định của hội làng có khi một hai ngày, có khi ba ngày.
 
Đôi bên hát giải dưới sự trọng tài của một người cầm trịch. Người cầm trịch là một người hát giỏi biết nhiều giọng, có thể hát lại được những câu hát sai của bên thua.
Muốn vào dự giải, bọn dự thi phải hát qua đủ năm giọng trên cho người cầm trịch nghe. Không hát đủ năm giọng trên không được dự hát giải.
 
Hát giải quan họ cần phải hát đối nghĩa là bên hát trước hát một câu bên hát sau phải có một câu đối lại, phải đối cả ý lẫn giọng, sai ý hoặc sai giọng đều không được. Khi đối giọng phải đối đủ những mạch đệm như câu ý a, tình tang, hự trăng ới hư.
 
TRỞ LẠI HỘI LIM
 
Sau khi trình bày xong tục hát quan họ mà làng cầu Lim tức là Lũng Giang có thể là nơi khởi thủy, chúng tôi xin trở lại hội Lim.
 
Hội Lim với tục hát quan họ, với nhiều trò vui cổ truyền khác, thường được dân chúng quanh vùng rất ưa thích nên hằng năm vào ngày hội bao giờ cũng rất đông khách kéo tới lễ thần và xem hội. Các cô gái quê, nhân dịp này kéo nhau tới hát hội.
 
Con gái Bắc Ninh có tiếng là xinh đẹp nhưng duyên dáng hơn lại chính là những cô gái Duệ cầu Lim, nhan sắc các cô đã khiến những chàng trai quanh vùng không quên nổi, và hàng năm cứ chờ tới hội Lim để mong gặp gỡ:
 
Hôm nay là buổi hội Lim,
Nhớ em nên phải đi tìm em đây.
Lòng em vẫn ước ao tình hôm nay.
Trầu ăn ta lại càng say,
Càng say nhớ buổi hôm nay càng nhiều.
 
Ấy những người trai gái vùng quê họ thương yêu nhau chỉ tỏ tình qua mấy câu hát và mai sau duyên nợ nên vợ nên chồng đó là số trời, họ không sàm sỡ, không lần khân. Bản chất của họ ngây thơ như thế đấy!

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây