Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Thơ Xuân Diệu thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, niềm khao khát giao cảm mãnh liệt với đời, mong muốn khám phá những vẻ đẹp kì diệu của trần thế để hưởng thụ, đắm chìm trong nó. Qua bài thơ Vội Vàng anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Thứ tư - 29/06/2016 23:23
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hầu hết các tác phẩm của ông đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, niềm khao khát giao cảm mãnh liệt với đời, mong muốn khám phá những vẻ đẹp diệu kì của trần thế để được hưởng thụ, đắm chìm trong nó.
Vội vàng là một tác phẩm điển hình đã thể hiện khá đầy đủ các khía cạnh trong những sáng tác của ông giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945 và được đánh giá là một bài thơ rất Xuân Diệu. Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng đặt nền thống trị trên đất nước ta ở cả ba kì. Và từ đó đã dẫn đến những biến đổi lớn về hình thái xã hội, từ hình thái xã hội phong kiến chuyển sang hình thái xã hội thực dân nửa phong kiến. Từ Nam chí Bắc, đô thị mọc lên như nấm cùng với các trung tâm kinh tế văn hóa sầm uất, nhộn nhịp của xã hội thực dân. Ở đó ra đời nhiều tầng lớp xã hội mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân, thị dân. Họ là công chúng của văn học, có nhu cầu văn hóa thẩm mĩ mới. Nhân vật trung tâm của đời sống văn học thời kì này là những trí thức Tây học đã tiếp nhận những ảnh hưởng, tư tưởng văn hóa của thế giới hiện đại. Họ có điệu sống mới, cách cảm, cách nghĩ, sáng tạo văn chương hoàn toàn mới mẻ, bắt nhịp với xã hội mới, cuộc sống mới.. Nhiều tác giả đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học dân tộc với những phong cách độc đáo như Thế Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính... Và đặc biệt là Xuân Diệu - người đặt nền móng cho sự phá cách trong văn học. Ông đã được Hoài Thanh đánh giá là một nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới, mà Vội vàng là một bài thơ tiêu biểu.
 
Trước hết, Vội vàng là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, ham sống mãnh liệt. Đồng thời bài thơ thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc chưa từng có trong thơ ca truyền thống.
 
Thật vậy? Ngay mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã khẳng định mạnh mẽ cái tôi cá nhân, cái tôi táo bạo, có lúc muôn đoạt quyền tạo hóa mà đây là điều cấm kị thứ nhất trong thơ ca.
 
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
 Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
 
Vì sao Xuân Diệu lại có ước muốn ngông cuồng như thế, bởi vì thiên nhiên rất đẹp đầy hương sắc của hoa đồng nội xanh rì, của lá cành tơ phơ phất, Tuần tháng mật của ong bướm. Khúc tình si của yến anh. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Xuân Diệu muốn níu giữ khoảnh khắc tuyệt vời ấy của thiên nhiên, muốn vội vàng tắt, muốn buộc lại để cho màu nắng đừng nhạt mất, gió, hương đừng bay đi. Chữ này đây được năm lần nhắc lại diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.
 
Tuổi trẻ rất đẹp rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một ngày, đó là lúc thần vui hằng gõ cửa. Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân, ngon như một cặp môi gần. Một chữ ngon chuyển đối cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chắc là của giai nhân, của trinh nữ. Đây là câu thơ hay nhất mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.
 
Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi - cái tuổi thanh xuân bừng sáng, nhưng thi sĩ đã vội vàng một nửa - cách nói rất thơ - chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên. Dấu chấm giữa dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có. Như một tuyên ngôn về vội vàng:
 
sự trôi mau vô cùng của thời gian. Điều ấy càng có ý nghĩa với một người mà sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ ba:
 
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
 
 Ở đây mùa xuân còn là chỉ mùa của tình yêu, tuổi trẻ. Xúc cảm ấy khơi nguồn cho một loạt những câu tiếp theo. Nhà thơ như muốn đảo ngược lại hết những quan niệm thông thường:
 
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
 
Bây giờ đối tượng của rộng không còn là trời đất mà là cá nhân tôi và cái bé nhỏ không còn là con người, mà lại là trời đất. Song điều đáng nói lại là cái gì đã qua đi thì sẽ không bao giờ trở lại. Nhà thơ đang nhìn cái nhìn nhân danh cái tôi, cất lên lời oán trách, lo lắng đối với tự nhiên và tạo hóa.
 
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
 
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
 
 Trời đất có nghĩa gì đâu khi tuổi trẻ của tôi không kéo dài. Mùa xuân tuần hoàn có nghĩa gì đâu khi tuổi xuân của tôi không tuần hoàn. Nhà thơ đã đem cái khát khao vô cùng của tuổi xuân tạo nên cho bài thơ sự mới mẻ.
 
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Con gió xinh thì thào trong lá biếc.
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi.
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi
 
Hình ảnh của gió, của chim quay trở lại, nhưng lại không mang ý nghĩa về vẻ đẹp nồng nàn của sự sống như ở phần đầu. Những hình ảnh ấy bây giờ đều nhuốm vẻ luyến tiếc, chia phôi. Gió vẫn đẹp đến mê hồn - thì thào trong lá biếc nhưng vẫn bay đi. Chim vẫn hót như một khúc cuồng si nhưng lại báo trước một sự phai tàn. Những điệp khúc ấy dâng lên thành một nỗi ám ảnh:
 
Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa...
 
Nhưng con người ham sống trong Xuân Diệu không dễ dàng khuất phục sự sắp đặt của tạo hóa, chính vì vậy cái tôi đã tìm ra được phương hướng để giải quyết một vấn đề không dễ gì giải quyết - đó là cách sống vội vàng. Nếu không thể kéo dài được trường độ sống thì nhà thơ đề nghị tăng tốc độ và cường độ sống. Vì thế, đề từ của đoạn thơ bắt đầu bằng một hiệu lệnh của sự giục giã, vội vàng.
 
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và mây, và cỏ rạng;
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.
Cho no nê thanh sắc của trời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
 
Những chữ muốn ở đầu bài thơ quay lại, nhưng nhiều hơn, dồn dập hơn, cuống quýt hơn. Mà bây giờ muốn không còn là của tôi mà là của ta. Sự vội vàng kích thích con người lớn rộng hơn để có thể ôm choàng cả cuộc đời. Bằng cách ấy, ta được hình dung như một cơ thể của một người vô cùng thân thiết, mến yêu, một thân thể mang vẻ trẻ trung đến mơn mởn, đến rạng ngời, nồng thắm, và nhà thơ viết cỏ rạng, xuân nồng. Tác giả dường như muốn được tận hưởng hết cuộc đời đẹp đẽ trong những cử chỉ mãnh liệt, nồng nàn nhất, mỗi lúc một tăng lên:  ôm - riết - thâu trong một cái hôn nhiều. Điều ấy thể hiện một Xuân Diệu muốn hưởng thụ mùa xuân như một bữa tiệc đời, để được chuếnh choáng, đã đầy, no nê. Và câu thơ cuối được xem như táo bạo nhất trong những câu thơ táo bạo:
 
Hỡi xuân nồng, ta muốn cắn vào ngươi
 
Muốn buộc, muốn riết, muôn tắt, muốn thâu dường như vẫn chưa đủ với nhà thơ ông còn có những hành động phi lí đó chính là cắn vào mùa xuân. Đây đúng là một việc làm không tưởng bởi mùa xuân là cái vô hình làm sao nhà thơ có thể cắn được. Câu thơ biểu lộ một trạng thái tột đỉnh của niềm yêu mến mùa xuân và cuộc sống này. Ý thơ của Xuân Diệu có lẽ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều một ý thơ của nữ thi sĩ Pháp, Anna de Nowai. Bởi nhà thơ như cũng muốn để lại dấu răng của mình trên trái táo thời gian.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây