Tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo. Thơ Đường thường lấy cái biến đổi để nêu lên cái không biến đổi và ngược lại.
Hai câu đầu gồm một câu kể và một câu tả nhưng mỗi câu đều được đặt trong thế đối lập giữa thiếu tiểu li và lão đại hồi, giữa hương âm vô cải và mấn mao tồi. Chính sự đối lập này đã khẳng định một điều không thay đổi: Nhà thơ vẫn là con người của quê hương. Câu thơ thứ ba và thứ tư là hệ quả của hai câu đầu. Sự ngỡ ngàng của nhà thơ trước câu hỏi của các nhi đồng đã nói lên sự xúc động của ông. Xúc động vì không những bản thân nhà thơ thay đổi mà cả quê hương cũng có nhiều đổi thay. Gặp ông chỉ có những nhi đồng và đều “Tương kiến bất tương thức” (Gặp nhau mà không biết nhau). Câu thơ chứa chất bao nỗi đau xót ngậm ngùi nhưng rất kín đáo trước những thay đổi ở quê nhà. Càng xúc động hơn khi đối với trẻ con, ông là khách lạ mà chúng vẫn tươi cười chào đón huống hồ biết ông là người nhà thì chúng sung sướng biết nhường nào. Vì thế với ông, nỗi buồn tủi cũng chỉ thoáng qua, nhường chỗ cho niềm vui tràn ngập và tình yêu quê hương cũng được nhân lên gấp bội.