Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ của em về ý kiến: “Nếu cứ gặm nhấm nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, bạn sẽ hao mòn cả thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ” (Fred Luskin)

Chủ nhật - 03/04/2016 11:58
Trong cuộc sống có những điều mà ta không hài lòng, có những lời nói vô tình khiến ta tổn thương... Tất cả là những xúc cảm bình thường trong cuộc sống này. Hãy quên hết những chuyện không vui ấy, đừng nên giữ mãi trong lòng, mà hãy mở lòng mình ra, học cách tha thứ để vui sống, đó chính là liều thuốc thần kì xoa dịu mọi tâm hồn bị tổn thương. Vì vậy, Fred Luskin đã nói: “Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm sự phục thù, bạn sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.”
Vậy câu nói trên được hiếu như thế nào? Ai đó làm việc gì khiến bạn phật lòng tổn thương, nếu bạn cứ suy nghĩ, buồn phiền và nung nấu ý định phục thù thì bạn sẽ hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Dần dần, bạn sẽ trở nên ích kỉ, tạo khoảng cách rộng hơn với mọi người xung quanh. Nếu ta không học cách tha thứ thì sự oán giận sẽ đầu độc ta. Và sự tha thứ sẽ giải thoát chúng ta khỏi cảm xúc cay đắng này. Tha thứ và quên đi là sự yêu thương trong hành động chứ không bằng lời nói suông. Tha thứ nghĩa là đồng cảm và bình yên tiến về phía trước với điều tốt, và hướng tới điều tốt đẹp hơn. Tha thứ làm tan chảy sự chai sạn trong lòng người khác. Nhưng tha thứ, vị tha không đồng nghĩa với sự nhu nhược của bản thân.

Vì sao trong cuộc sống, con người cần tha thứ cho nhau?

Vì không ai là người thật sự hoàn hảo về mọi mặt mà chúng ta, ai cũng có thể mắc lỗi trong cuộc sống. Vậy nên chúng ta hãy mở rộng lòng mình cho họ một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm để từ đó không bao giờ sai phạm nữa. Tha thứ - với mình, là có cái nhìn bao dung hơn, và để lòng mình nhẹ hơn. Có những người lỡ sa ngã vào con đường nghiện ngập, hút chích vì phút giây nông nổi, chơi ngông với bạn bè mà đánh mất tương lai tươi sáng của mình. Nhưng khi thức tỉnh thì lại không dám quay về nhà vì sợ gia đình, hàng xóm, xã hội ghét bỏ, kì thị. Chính lúc đó, sự tha thứ, thông cảm từ phía gia đình, xã hội sẽ giúp họ cân bằng, lấy lại niềm tin trong cuộc sông để làm lại cuộc đời. Khi chúng ta nhìn thẳng vào những thiếu sót của bản thân thì sự giận dữ của ta đối với người khác sẽ nhẹ nhàng hơn và ta sẽ nhìn nhận một cách bao dung, độ lượng hơn. Trong quá khứ, tất cả chúng ta đều đã từng phạm phải lỗi lầm. Chúng ta sẽ cảm thấy hối lỗi, áy náy và day dứt... Từ đó chúng ta rút kinh nghiệm để không phạm phải sai lầm nữa. Chúng ta học cách đối mặt, phân tích đúng sai và tha thứ cho bản thân để vươn lên sông tốt hơn. Nhưng học ở trường đời là vô tận, liệu có gì đảm bảo rằng bạn có thể không phạm phải một sai lầm khác. Và nếu bạn tha thứ được cho mình thì cũng nên tha thứ cho người khác, cho họ một cơ hội để sửa sai như cách ta đã tha thứ cho chính bản thân mình.

Nếu ta không học cách tha thứ thì sự oán giận sẽ đầu độc ta. Lúc đó, bản thân ta sẽ chìm ngập trong sự ích kỉ, lòng hận thù, nhỏ nhen, những thứ tầm thường của cuộc đời. Vì vậy, khi tha thứ cho người khác thì người đó trở nên tốt đẹp hơn và tâm hồn ta cũng được thanh thản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Khi không tha thứ, ta mang một gánh nặng gấp đôi. Sự tha thứ giải thoát chúng ta khỏi những cảm xúc cay đắng, đau khổ này. Khi chúng ta không thể thay đổi quá khứ, thì chủng ta không nên níu giữ quá khứ. Nhưng chúng ta có thể học từ quá khứ để làm cho hiện tại và tương lai của chúng ta tốt hơn. Trút bỏ tất cả sự giận dữ, lòng căm thù và sự đau khổ khiến ta tìm ra giá trị thật của sự tha thứ. Tha thứ khi người khác lầm lỗi là con đường ngắn và tuyệt vời nhất dẫn đến hạnh phúc cho cả hai bên.

Tha thứ nghĩa là đồng cảm và bình yên tiến về phía trước với điều tốt, và hướng tới điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Khi làm việc với một tâm hồn phơi phới thanh thản không hận thù, ta sẽ làm việc tốt hơn. Tha thứ sẽ giúp cho mối quan hệ giữa mọi người trong xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Xã hội cũng vì thế mà tốt đẹp hơn.

Hãy học cách tha thứ từ những việc nhỏ nhất như em gái làm bẩn áo bạn, hay anh trai làm hư máy tính của bạn... Có thể có những việc khó đòi hỏi bạn tha thứ một cách dễ dàng và ngay lập tức nhưng dần dần bạn hãy tạo cho mình suy nghĩ về sự tha thứ.

Sự tha thứ hay nói rộng hơn là lòng khoan dung là một truyền thông quí báu, tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc ta. Vì vậy ta cần phải tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thông tốt đẹp đó. Không nhất thiết tha thứ cho những gì lớn lao thì mới gọi là khoan dung. Trước hết nên tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân rồi sau đó bắt đầu tập tha thứ cho người khác. Từ sự tha thứ cho những lồi lầm nhỏ trong cuộc .sồng hắng ngày như bỏ qua khi có va chạm, xích mích tránh dẫn đến đánh nhau hay tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ có thể bỏ qua...

Cuộc sống hiện đại với guồng quay vội vã và vô tình cuốn con người vào công việc bận rộn hàng ngày mà quên đi những điều tốt đẹp, quý giá của cuộc sông. Thói ích kỉ, vô cảm, lạnh lùng là một trong những hậu quả xâu từ đó. Chỉ một cái va chạm nhỏ cũng làm họ nổi nóng mà nhiếc mắng người khác thậm tệ. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Những thái độ, hành vi hành xử ấy đáng bị xã hội lên án, phê phán gay gắt vì nó đi ngược lại đạo lí của dân tộc ta. Nhưng sự tha thứ ở đây không có nghĩa là bao che, dung túng, bỏ qua những việc làm sai trái. Tha thứ không có nghĩa là nhu nhược, là dễ dãi bỏ qua mọi lỗi lầm cho mọi đôi tượng. Chỉ những người khi mắc phải lỗi lầm biết hối hận và sữa lỗi để không bao giờ tái phạm thì mới xứng đáng được nhận sự khoan dung và tha thứ. 

Biết tha thứ là một giá trị quan trọng không thể thiếu trong mối quan hệ giữa con người với nhau, đê kiến tạo một thế giới hòa bình, nơi con người cùng chung sống trong sự hiểu biết, hòa hợp và cùng phát triển. Những thái độ và việc làm khoan dung giúp cho cuộc sông bớt căng thẳng, các xung đột được giải quyết một cách hòa bình, và làm cho bầu không khí giữa con người trở nên thân thiện, cởi mở, phát triển hơn. Là học sinh, những người chủ tương lai của đất nước, chúng ta nên cô' gắng học tập, rèn luyện để có tri thức, hiểu biết để hành xử đúng với đạo đức con người.

Nguyễn Ngọc Thanh Vy

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây