Trả lời câu hỏi này, các em tích hợp với phần kiến thức tiếng Việt (từ - láy) để giải mà vẻ đẹp ngôn ngữ của bài ca dao.
- Âm hưởng lời ru mượt mà, truyền cảm là nhờ sự phối kết hợp giữa vần, thanh điệu.
+ Vần “inh” và thanh bằng trong cách láy “đóng đinh”, “gập ghình” tạo âm bình.
+ Âm “i” trong “khó đi”, “có chi”, “chẳng khi” -> âm ngắn, lắng sâu.
+ Hình thức điệp “ví dầu”, “chẳng có”, “chẳng khi” diễn tả cảm xúc yêu thương, nâng niu trong lời người ru.
- Sự kết hợp ngôn ngữ: cầu ván, cầu tre, con, mẹ, biểu đạt tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu con của mẹ.
Giai điệu lời ru thấm đầm chất trữ tình.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở đầu là một câu hát "Ví" nhập đề ngẫu hứng bằng bốn chữ "cầu ván đóng đinh". Bốn chữ rất bình thường, rất đơn sơ, nêu bật hình ảnh chiếc cầu gỗ, được đóng bằng đinh ken vào nhau chắc chắn, một dạng cầu xem như … “kiên cố” thường thấy ở nông thôn thuở trước. Để rồi qua đó dẫn thẳng vào câu hai, một câu "Tỷ" : đối chiếu, so sánh lập tức với chiếc "Cầu tre lắc lẻo gập ghình" một hình ảnh phổ quát ở miền quê phương Nam, tương phản hoàn toàn với chiếc cầu ván đóng đinh chắc chắn.