Năm 1010, Lí Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tện địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay.
Chiếu dời dô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.
Phần đầu của Chiếu dời đô nói lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô. Đó là để đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân. Nói một cách khác, việc dời dô là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời, vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Việc dời đô không còn là chuyện xưa nay hiếm, nó đã được thực hiện bởi các vị vua trước đó ở Trung Hoa. Tác giả đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục mọi người. Chuyện các vị vua Trung Hoa dời đô để xây dựng đất nước phồn thịnh, chuyện các vị vua Việt Nam thời Đinh - Lê đóng đô ở Hoa Lư làm cho triều đại không vững bền, nhân dân đói kém.. Lí Công uẩn đau xót khi chứng kiến vận số ngắn ngủi của nhà Đinh, nhà Lê ỵấ cảm thấy việc dời đô là một việc làm cấp thiết.
Phần mở đầu của Chiếu dời đô có lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên những ấn tượng đẹp: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Tác giả đã chỉ ra được những điểm thuận lợi của kinh đô mới so với kinh đô cũ. Đại La không có gì xa lạ đối với mỗi người dân Việt lúc đó, nó được Cao Biền đời nhà Đường xây dựng vào thế kỉ thứ IX. Những điểm mạnh của kinh đô đã được Lí Công Uẩn chỉ rõ trong bài chiếu. Vị trí của nó ở vào nơi trung tâm của trời đất ... đã đúng ngôi nam bắc đông tây. Địa thế của Đại La rất đẹp, rất hùng vĩ, là thế rồng cuộn hổ ngồi, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng.
Rõ ràng đây là một vùng đất lí tưởng thích hợp cho việc đóng đô và quần tụ cư dân. Nó không bị ngập lụt mà muôn vật củng rất mực phong phú, tốt tươi.
Tóm lại, Đại La là thắng địa, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muòn đời. Phần thứ hai của Chiếu dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị vua mở đầu triều Lí, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tất cả các mặt.
Điều này hoàn toàn không phải là một ý kiến chủ quan mà chính là khả năng nhìn nhận và tính toán một cách chính xác, quyết đoán. Sau một nghìn năm, Thăng Long xưa nay là Hà Nội đã trở thành kỉnh đô của hầu hết các triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây chính là cống hiến vĩ đại của Lí Công Uẩn cho lịch sử Việt Nam như câu nói của ông lúc dời đô: mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
Về mặt văn chương, phần thứ hai của Chiếu dời đô rất đặc sắc. Cách viết hàm súc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Vế đối trong các câu rất chuẩn và đạt hiệu quả cao về mặt nghệ thuật.
Phần cuối của bài Chiếu là lời bày tỏ của nhà vua trước quần thần về ý định dời đô, điều này cho thấy nhà vua rất công minh, đức độ trong việc trị nước:
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Việc dời đô của Lí Công uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước.
Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.