Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích chương IV "Trong lòng mẹ " trích trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng

Thứ bảy - 30/07/2016 07:38
Đoạn văn ,"Trong lòng mẹ" nói lên nỗi đau xót, tủi cực của bé Hồng khi ngày giỗ đầu bố sắp đến mà mẹ tha phương cầu thực vẫn chưa về; đồng thời ghi lại niềm hạnh phúc sung sướng của em sau gần một năm xa cách được gặp lại mẹ, được ngả đầu vào cánh ta mẹ thương yêu.
II. Thân bài
 
a. Cảnh ngộ đầy bi kịch đáng thương
 
- Sau khi bố mất, mẹ đi bước nữa "chưa đoan tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác. Mẹ vào Thanh Hóa "tha hương cầu thực"
 
- Bé Hồng và em Quế đã mồ côi bố lại phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn, ăn chực nằm chờ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng bên nội giàu có. Hình ảnh bà cô rất ghê tởm, tìm đủ mọi điều xấu xa để nói về người mẹ bé Hồng, ,cố ý gieo rắc vào đầu óc non nớt đứa cháu "những hoài nghi " để ly gián tình mẹ con, làm cho đứa con "khinh miệt và ruồng rẫy" mẹ mình.
 
Bé Hồng đã trải qua nhiều đau đớn, tủi cực. Lúc thì lòng "thắt lại ”, khóe mắt "cay cay ”. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ". Có khi trước những lời xúc xiểm của bà cô nanh ác, cổ họng bé Hồng "nghẹn khóc không ra tiếng ”. Tuy vậy, bé Hồng vẫn thương mẹ, em "ghê sợ" bà cô, em cảm thấy những cổ tục, "những thành kiến tàn ác" em muốn "vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Tác giả đã tự thuật bi kịch và cảnh ngộ mình, thân phận mình rất chân thực và cảm động. Nỗi đau khổ của đứa bé mồ côi phải "sống nhờ" thật bất hạnh. Đó là giá trị nhân đạo của những dòng hồi kí, tự thuật này.
 
b. Người mẹ có một sự êm dịu vô cùng...
 
- Đến ngày giỗ đầu của bố, bé Hồng không phải gửi thư cho mẹ, mẹ cũng về. Mẹ đem về cho bé Hồng và em Quế rất nhiều quà. Tan học về, em gặp mẹ, hơi bất ngờ, ngạc nhiên, niềm vui sướng không kể xiết !
 
- Như " linh cảm thiêng liêng" chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe, mà em đã nhận ra mẹ, chạy đuổi theo, cất tiếng gọi rối rít: “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi! ” Đó là tiếng gọi mừng vui của tuổi thơ gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Có trải qua cảnh ngộ mồ côi bố, sống cô đơn mới có cảm xúc ấy.
 
- Phút đầu gặp lại mẹ được kể lại rất “sống ”, rất cảm động. Mẹ cầm nón vẩy... mẹ kéo tay con, xoa đầu con hỏi... Con “òa lên khóc nức nở". mẹ “cũng sụt sùi theo ”... Mẹ vẫn “tươi sáng ”, “đôi mắt trong ”, “nước da mịn ”, gò má “màu hồng ”. Con vô cùng sung sướng “được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình”.  Mẹ thân yêu đâu có rách rưới... xanh bủng... gầy rạc... " như người cô nói, trái lại "mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc".
 
- Được sống trong lòng mẹ là hạnh phúc tột độ của bé Hồng. Em sung sướng “đầu ngả vào cánh tay mẹ ”, bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi, nay lại “miên man khắp da thịt ", mùi “thơm tho ” từ miệng xinh xắn nhai trầu của mẹ làm cho bé vô cùng hãnh diện. Phút giây gặp lại mẹ, được bé Hồng nói là những phút “rạo rực ”, và em khẳng định ngợi ca: "người mẹ có một êm dịu vô cùng ".
 
3. Kết bài
 
a. Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Chương “Trong lòng mẹ ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị văn chương. Lòng yêu kính mẹ, niềm sung sướng và tự hào được gặp lại mẹ, giọt nước mắt, cảm giác êm dịu... đó là tình mẫu tử, lòng hiếu tháo và giá trị nhân văn.
 
b. Nguyên Hồng là nhà văn rất có tài, do hoàn cảnh mà học vấn không cao. Ông viết truyện này năm 22 tuổi, điều đó dễ cắt nghĩa những đoạn “quá lời, sa đà... ” trong một vài chỗ, cái đáng quý nhất, đẹp nhất là tấm lòng đứa con đối với mẹ. Chúng ta cảm phục và kính yêu ông.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây