Truyện kể về cuộc sống buồn tẻ, vô vị của hai chị em Liên tại một thị trấn miền quê nghèo và tăm tối trước cách mạng tháng Tám. Với cách viết thâm trầm, sâu sắc và đầy tình thương yêu, Thạch Lam đã đem đến cho chúng ta một bài thơ bằng văn xuôi để qua đó tái hiện lại một xã hội với những số phận cơ cực, mong manh nhưng chứa đựng một khát vọng sống cao đẹp.
Mỗi cuộc sống xã hội thường nảy sinh ra những hoàn cảnh khác nhau. Ở đất nước ta trước cách mạng tháng Tám, bao trùm lên cuộc sống người dân là bầu không khí nặng nề u ám. Một môi trường như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là xuất hiện những mảnh đời không hi vọng. Với trái tim luôn hướng về những con người nghèo khổ, nhà văn Thạch Lam đã từng mang nhiều xúc động và trăn trở trước những cảnh đời gian truân. Truyện ngắn Hai đứa trẻ như một nỗi ngậm ngùi, xót xa của tác giả dành cho nhũng số phận nhỏ bé, đặc biệt với nhũng tâm hồn ngây thơ, mộc mạc. Truyện viết về cảnh một phố huyện mà nhân vật chính là Liên và An. Qua truyện này hiển hiện trước mắt người đọc là một bức tranh toàn cảnh mô phỏng cuộc sống ở phố huyện nghèo. Với bút pháp tả cảnh chân thực cộng với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tài ba, truyện để lại cho chúng ta sự cảm động sâu sắc.
Mở đầu truyện, nhân vật An và Liên xuất hiện trong bầu không khí của một ngày sắp tàn. Cảnh vật và không gian gợi cho nhân vật những nỗi buồn man mác. Sống trong cảnh ấy An và Liên nghĩ về những kỉ niệm của tuổi thơ khi cả gia đình đang đoàn tụ ở Hà Nội. Ngày đó An và Liên không phải sống như bây giờ. Thầy Liên chưa mất việc còn An và Liên chưa sớm trở thành chủ một cửa hàng bé xíu chỉ có mấy quả thuốc sơn đen và vài bánh xà phòng. Cuộc sống trôi đi chỉ có vậy, nỗi buồn đã ám ảnh vào tâm trí hai chị em Liên. Còn những người xung quanh chẳng lấy gì làm khấm khá hơn. Các hình ảnh ảm đạm như mẹ con chị Tí, gánh phở bác Siêu, cha con nhà hát xẩm, rồi một bà Thi "hơi điên , '"cười khanh khách và lẫn vào bóng tối” ...Mọi thứ như phô ra những hình ảnh lầm than và tủi buồn nhất. Đối diện với một khung cảnh ảm đạm ấy, hai chị em Liên không biết tìm đâu một chút niềm vui nho nhỏ. May mắn thay, ở cái phố huyện nghèo tồi tàn ấy lại được náo động lên trong giây lát nhờ những chuyến tàu đêm đi qua. Đó là hình ảnh duy nhất mang đến một niềm hi vọng mong manh cho những số phận nghèo cơ cực. Tuy nhiên cảnh vui tươi ấy chỉ diễn ra trong khoảnh khắc và lập tức chìm vào bóng đêm dày đặc, để lại sự xao xuyến mơ hồ cho Liên và An.
Nhân vật Liên không hẳn đã trở thành một thiếu nữ, nhưng cũng không còn là một trẻ thơ khờ dại. Liên đủ khả năng để cảm nhận sự tẻ nhạt và buồn chán của mình ở cái phố huyện xơ xác ấy. Khi miêu tả nhân vật này, có thể nói rằng sự tinh tế của tác giả đã thể hiện rất rõ. "Đêm tối đối vói Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, cái ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nửa... Luôn bao quanh cuộc sống Liên và An là màu tối. hai chị em luôn khao khát có một luồng ánh sáng làm tan vỡ màn đêm u tịch. Cho nên đêm đêm, dù "An và Liên đà buồn ngủ ríu cả mắt" nhưng vẫn cố đợi chuyến tàu qua như "mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ". Tất cả chỉ là mơ ước, là giấc mơ nhưng không rõ ràng cụ thể.
Bằng việc tạo nên tình thương có chuyến tàu đêm đi qua, ông muốn mang đến một niềm vui sống và những tia hi vọng mong manh để xua tan bầu không khí nặng nề luôn bủa vây lấy họ, toàn truyện có tới trên ba mươi chữ "tối" và những cụm từ chỉ màu tối, mới thấy đuợc không gian và cảnh sống thật xơ xác, tiêu điều. Cảnh của phố huyện may thay chỉ được thắp sáng bằng những ánh đèn leo lét trong đêm như ánh đèn chị Tí hay gánh phở bác Siêu. Còn âm thanh thì những lời bàn chuyện sinh nhai nhưng chỉ thoáng qua và lặn vào đêm tối. Tất cả như đang chìm dần xuống, thu hẹp lại và những hoạt động cũng nặng nề ốm yếu. Chính vì vậy tâm trí Liên thường hướng về những ánh sáng xa vời nhằm tìm kiếm một thế giới khác trước mặt chị do đó cũng có thể tìm thấy những khoảnh khắc làm vơi đi nỗi đơn điệu của cuộc sống. "Quá kẽ lá của cành bàng/ ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoang từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hổ không hiểu". Đối với một người chưa hẳn đã trưởng thành như Liên thì khi đứng trước cảnh ấy cũng đã cảm thấy lòng nhè nhẹ đi rồi, nhưng Liên vẫn khao khát cái gì ồn ào, mạnh mẽ hơn. Vì vậy hai chị em Liên và An luôn ham thích một cách hồn hậu nhất hình ảnh của chuyến tàu đi qua phố huyện. Và khi tàu đến, như có một luồng sức mạnh làm cho sự sống vốn lặng lẽ và tĩnh mịch ấy bừng tỉnh dậy. "Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi..." Hai chị em Liên và An chỉ mong chờ vậy, mong chờ một sự đối lập với cuộc sống hàng ngày của hai chị em. "An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn.
Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiêng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đàng xa, tiếp đến hành khách ồn ào khe khẽ...". Đoàn tàu tạm thời đã xua tan bóng đêm và sự tĩnh mịch ở phố huyện nghèo này. Nhưng hơn tất cả, hai chị em Liên và An được tận hưởng giây phút hiếm hoi nhất của một ngày. "Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa mãi rồi khuất sau rặng tre."
Đoàn tàu đi qua phố huyện dẫu được miêu tả rất chi tiết, nhưng cũng giống như giấc mơ của Liên và An, chỉ đến thoáng qua rồi tất cả lại trở về với hiện thực của cuộc sống u tối. "Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua ...
Qua những chi tiết trên, ta nhận thấy rằng, nhà văn Thạch Lam đà có dụng ý khi xây dựng hai thế giới đối lập nhau, một bên là cảnh phố huyện với những gì tàn tạ nhất của cuộc sống nghèo và một bên là thế giới đầy ồn ào và sáng rực- Hà Nội trong mộng tưởng. Hai thế giới ấy lại diễn ra trước hai tâm hồn còn rất trẻ để rồi gieo vào đó những khát vọng tìm đến chân trời của niềm vui và hi vọng. Nhà văn am hiểu sâu sắc nỗi cơ cực của những người dân phố thị nghèo. Tác giá đã vẽ lên bức tranh xã hội với hai mảng màu sáng, tối rõ rệt nhằm tái hiện lại một giai đoạn tăm tối của dân tộc. Qua tác phẩm này, một lần nữa Thạch Lam muốn lên tiếng tố cáo một xã hội đã bóp nghẹt sự sống của con người khiến họ trở nên bần cùng và không hi vọng. Sự vô vị, vô nghĩa mà những con người đó từng phải chịu đựng thể hiện sự tù túng của một thời xã hội Việt Nam đang đứng trước bờ vực của cách mạng.
Qua chi tiết hai chị em Liên và An thức đợi tàu, có thể khẳng định rằng, nhà văn Thạch Lam là một trong những người giàu lòng yêu thương những số phận bé nhỏ trong xã hội cũ và rất tinh tế trong miêu tả tâm hồn con người. Ông dường như còn có sự dự cảm chính xác về một ngày tàn và một cuộc cách mạng xã hội đang sắp sửa.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ thành công trên nhiều phương diện nhưng đáng chú ý nhất là chi tiết hai chị em Liên và An thức đợi tàu đêm. Chỉ qua chi tiết này, có thể khái quát được nội dung của truyện với sức hấp dẫn như một bài thơ. Thạch Lam góp tiếng nói dù gián tiếp lên án xã hội tù đọng, ngột ngạt, trong đó, ý nghĩa cuộc sống, sự hứng thú vì vẻ đẹp của nó đã không còn. Từ đó, ông bộc lộ một cách thâm trầm mà mãnh liệt khát vọng "lên đường", khát vọng đi xa, khát vọng được đổi thay cuộc đời này. Cho nên, có ý kiến cho rằng, tác phẩm đã "linh cảm được một cuộc cách mạng" là vì lẽ đó.