Người xưa vốn có cách thể hiện tình cảm rất riêng, họ thường mượn những vật dụng gần gũi với bản thân mình để gợi thương gợi nhớ, tình yêu cũng mạnh liệt và nồng nàn. Bằng những từ ngữ thắm đượm tình cảm , chất chứa bao nỗi niềm. Đặc biệt khi tình yêu tới một cách dồn dập, nhịp đập con tim lại càng thêm mạnh mẽ. Từ những lời ca câu hát cho tới những câu thơ, câu ca doa không biết từ khi nào đi vào lòng người. Người ta thể hiện tình yêu bằng cách đối đáp nhau:
“Hôm qua tát nước bên đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho em xin
Hay là em để làm tin trong nhà…”
Những lời thơ ngọt ngào nhưng lại hết sức giản dị , đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất. “khăn thương nhớ ai” cũng là một bài ca dao như vậy. Với thể thơ 4 chữ, kết thúc bài thơ với 2 câu lục bát thật mượt mà, đây là cách mà người trong bài thơ- một người con gái chọn lựa để thể hiện niềm thương nỗi nhỡ của mình với người thương.
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.
Hình ảnh chiếc khăn được sử dụng trong bài thơ được nhắc đi nhắc lại 6 lần, hình ảnh đèn nhắc tới 2 lần và đôi mắt được nhắc tới hia lần. Khăn trong các bài thơ tình yêu là vật trao duyên, là thứ mà chàng thường tặng nàng, hay cũng là vật dụng quen thuộc đối với các cô gái. Đèn cũng vậy, cũng là một hình ảnh đẹp, luôn luôn chiếu sáng như tia sáng của tình yêu vậy. Còn đôi mắt, cửa sổ tâm hồn, cửa sổ ấy luôn tạo ra muôn vàn thứ tươi đẹp, và cũng chính bằng cửa sổ đó, soi sáng tâm hồn của mỗi người.
Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa cái khăn cái đèn đã trở nên có hồn, nó giống như là một sinh linh là linh hồn của cô gái trong bài ca dao. Còn đôi mắt ở đây lại hoán dụ để diễn tả tâm trạng khắc khoải của nhân vật trong bài ca dao.
Cũng với việc sử dụng lặp từ , tác giả dân gian muốn nhấn mạnh rằng niềm thương nỗi nhớ đó, cứ khắc khoải xảy ra thường trực hằng ngày cứ đợi mong nhớ thương người yêu, cô gái đó đang sống trong tình yêu. Nỗi nhớ da diết, đứng ngồi không yên, làm gì cũng hiện hữu nỗi nhớ không yên. Giống như trong câu:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Quả thực trong tình yêu, nỗi nhớ ngày một tăng một rõ nét, nhìn vào một cái gì đều hiện hữu nỗi nhớ mong: “khăn rơi xuống đất, khăn vắt lên vai, khăn chùi nước mắt…” nỗi nhớ đó lại còn được gửi gắm sang ngọn đèn “đèn thương nhớ ai ,mà đèn không tắt” và rồi là "mắt thương nhớ ai ? mắt ngủ không yên”. Tất cả như làm cho nỗi nhớ nhung càng thêm sâu sắc rạo rực.
Đến cuối bài thơ, hia câu thơ lục bát như đỉnh điểm của nỗi nhớ. Không mượn những vật dụng , không nhờ những hình ảnh khác nói hộ lòng mình nữa, cô gái thốt lên, vang vọng trong tâm hồn cô:
“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
Tình cảm tâm trạng của cô gái trong bài xuất hiện trong cội nguồn thương nhớ, nên điều mà cô lo cũng dễ hiểu, cô lo chàng trai có yêu thương mình không, có như mình bây giờ không, có nhớ thương da diết không…
Chỉ với những dòng thơ ngắn ngủi mà bao nhiều cảm xúc được dồn nén vào đấy. Cảm xúc của nhân vật trữ tình, không sử dụng những động từ mạnh để biểu đạt nhưng với những hình ảnh, với mức độ lặp lại, và với tình cảm chất chứa trong đó,đã gửi gắm bao điều đẹp đẽ cũng như tâm lý chung trong tình yêu.
Trong bộn bề cuộc sống, trong tình yêu lứa đôi, những câu ca dao cất lên như xóa tan mệt mỏi mà cũng xua ta đi sự “ bổi hổi bồi hồi” không biết tìm ai mà nói hộ , giãi bày. Qua bài ca dao, ta cũng thấy được, xúc cảm tình yêu thật mãnh liệt và bùng cháy, chính tình yêu đã khiến cho con người ta, dù là một cô gái cũng dám nói lên suy nghĩ tình cảm của chính mình, dành cho người mình thương.