Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khộng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu lời dạy đó của Bác như thế nào?

Thứ ba - 01/11/2016 11:07
Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học, học để làm người, học để giúp đỡi, giúp nước... Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà độc lập, việc học tập càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì thế, ngay trong năm học đầu tiên dưới chế độ mới, Bác Hồ gửi thư cho học sinh đă có những lời căn dặn:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Lời dạy ấy có nghĩa là gì?
 
Trong lời dặn dò trên đây, Bác Hồ đã nêu bật mối quan hệ và tác dụng to lớn của việc học tập đối với tiền đồ đất nước.
 
Thế nào là một đất nước vẻ vang? Nói chung, một đất nước muốn được vẻ vang thì trước hết phải là một đất nước độc lập, giàu mạnh. Đất nước nô lệ thì không thể vẻ vang. Nhưng muốn giữ nền độc lập thì phải có nền quốc phòng vững mạnh, thì phải có nền kinh tế vững mạnh, phát triển.
 
Ta thường nói nước mạnh, dân giàu. Đó là hai điều song song tồn tại của một đất nước phát triển. Dân có giàu nước mới mạnh. Nói dân giàu tức là nói nhân dân được ấm no đầy đủ về đời sống vật chất, được hưởng các quyền tự do dân chủ về mặt tinh thần, được học hành để mở mang trí tuệ, có một đời sống văn hóa tiến bộ, một nếp sống xã hội văn minh lành mạnh.
 
Một đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác trên thế giới yêu mến, kính trọng, một đất nước như thế gọi là đất nước vẻ vang.
 
Bác Hồ lại nói: “dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” nghĩa là như thế nào? Nói như vậy, Bác Hồ có ý nhấn mạnh đển sự phấn đấu để đưa nước nhà lên ngang tầm những đất nước giàu mạnh và tiên tiến trên thế giới. Muốn thế, ngoài việc phải có một nền kinh tế vào loại giàu mạnh, Việt Nam còn phải có một nền khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền văn hóa tiên tiến, không những có thế tiếp nhận được tinh hoa của nhân loại mà còn góp phần mình vào phát triển chung của nhân loại.
 
Đó là cái đích phải đạt tới mà Bác Hồ đã đặt ra cho nhân dân ta ngay sau ngày đất nước vừa thoát vòng nô lệ. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu cuối cùng mà dân tộc ta hằng ấp ủ qua mấy chục năm không ngừng lao động và chiến đấu cho tới ngày nay.

Vì sao tất cả những điều đó lại “chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”?

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua cả ngàn năm chế độ phong kiến và gần trăm năm thuộc địa rồi liên tục chiến tranh. Nhân dân ta đứng trước một gia tài vừa nghèo nàn vừa lạc hậu. Trong khi đó trên thế giới, khoa học kĩ thuật có những bước tiến khổng lồ, mọi mặt đời sống cũng nhảy vọt, so với những nước tiên tiến, ta đi chậm hơn đến hàng trăm năm. Muốn đuổi kịp họ, ta không cách nào khác ngoài con đường học tập, học cách mà người ta đã làm, học thật nhanh để rút ngắn dần khoảng cách giữa ta với họ. Muốn có quốc phòng vững mạnh, thì chí con người chưa đủ, phải có khoa học kĩ thuật. Nói đển kinh tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp là nói đển kĩ thuật, vì đồng ruộng mênh mông, tài nguyên vô tận, không thể tự nhiên tạo ra nhiều sản phẩm. Đời sống văn hóa cũng chỉ có thế phát triển trên cơ sở một nền kinh tế không ngừng phát triển.
 
Để có kĩ thuật phải có khoa học. Muốn nắm được khoa học và kl thuật tiên tiến thì phải có kiến thức cơ bản, phải có văn hóa. Không ai có thể thấy điều ấy cho ta. Nếu không học, không có kiến thức, làm sao mà củng cố được quốc phòng, phát triển được kinh tế, nâng cao được văn hóa?
 
Khi Bác Hồ nói: “Chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” là Bác còn nhấn mạnh đến vai trò tương lai của thế hệ thanh thiếu niên. Cách mạng mới thành công, cuộc chiến đấu để giữ nước đang gian khổ, nhưng mười, mười lăm năm sau thế hệ học sinh hôm nay sẽ là người chủ của đất nước, là lực lượng chủ yếu để dựng nước, phát triển kinh tế và mở mang văn hóa. Vì thế, nhiệm vụ của người đang ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên quan trọng và nặng nề. Bác vĩ đại vì Bác không chỉ lo cho cuộc chiến đấu trước mắt mà còn nghĩ đến tương lai lâu dài của đất nước.
 
Mỗi chúng ta cần hiểu sâu lời dạy của Bác để ra sức rèn luyện, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ lời dạy chân tình và tha thiết của Bác, chúng ta phải thấy hết trách nhiệm của người học sinh trong việc học tập. Để học tập tốt, trước hết chúng ta phải xác định đúng đắn mục đích và động cơ học tập: học tập để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh, hùng cường. Muốn vậy, phải phấn đấu kiên trì, vượt qua mọi trở ngại, khắc phục mọi khó khăn để học tập đạt kết quả cao nhất. Phải có phương pháp học tập tốt. Kết hợp chặt chẽ học với hành. Phải học chò toàn diện, không phải chí biết có học chữ mà phải biết học làm người, phấn đấu trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
 
Cuộc chiến đấu giữ nước của nhân dân ta phải qua ba mươi năm mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Trước mắt chúng ta có vô vàn khó khăn. Để đi tới một tương lai tươi sáng cho Tổ quốc trở nên vẻ vang, cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu như lòng Bác Hồ hằng mong ước, chúng ta phải gắng sức học tập, học tập không ngừng.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây