Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu.

Thứ bảy - 25/06/2016 04:29
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là nhà thơ của đạo làm người, nhà thơ xuất sắc nhất của nhân dân Nam bộ, cũng là một trong những nhà thơ dân tộc hàng đầu của một giai đoạn lịch sử giai đoạn chống cuộc xâm lăng thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu để lại có:
- Những truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
 - Nhiều bài thơ Đường luật mà tiêu biểu là: Chạy Tây, Thơ điếu Trương Công Định (12 bài), Thơ điếu Phan Công Tòng (10 bài)..,
 - Những bài văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế sĩ dân lục tỉnh trận vong...
 
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thường được chia làm hai thời kì. Thời kì đầu, trước khi có cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858), Nguyễn Đình Chiểu viết về đạo làm người. Ấy là đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhưng được tác giả nhận thức trên một quan điểm nhân dân sâu sắc; điều gì phù hợp với nhân dân, thì đó là đạo đức. Lục Vân Tiên là tác phẩm được nhân dân rất yêu mến, trước hết và chủ yếu là vì đạo đức ấv. Với những nhân vật chính như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ đề cao một triết lý sống vì nghĩa, vì dân rất tích cực.
 
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
 
Từ khi có cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thần chiến đấu chống giặc cao độ. Những bài văn tế của ông ca ngợi những con người vì nước vì dân, tự nguyện đánh giặc, sẵn sàng hi sinh mà không đòi hỏi, tính toán thiệt hơn cho mình, ưu điểm nổi bật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là lần đầu tiên dựng nên một tượng đài rất chân thực, cảm động, đầy tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống xâm lược.
 
Sự phân chia thành hai thời kỳ trong văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu thật ra chỉ có tính tương đối. Trước hay sau năm 1858 cảm hứng chủ yếu của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là đạo làm người, khi nước có giặc thì đạo làm người là yêu nước, thương dân, vì dân đánh giặc.
 
Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu về mặt nghệ thuật, mang rất đậm truyền thống văn hóa dân tộc Nam bộ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây