Vậy bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí, đạo đức, xúc phạm, trấn áp người khác gây ra những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Thực tế, khi tan học các bạn không về ngay mà còn tụ tập, gây gổ để đánh nhau. Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại đến sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người qua những hành vi bạo lực.
Bạo lực học đường diễn ra rất nhiều ở các trường học, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tới cả Đại học mà nhiều nhất là ở các trường THCS và THPT trên quy mô cả nước. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thây hàng loạt các video clip quay cảnh bạo lực của cả nữ sinh lẫn nam sinh. Dường như bạo lực học đường đã trở thành một “mốt” thời thượng của học sinh, để khẳng định vị trí của mình với mọi người, cho mọi người biết ta đây hơn người và chính vậy đã khiến bạo lực học đường diễn ra mạnh mẽ, rầm rộ hơn.
Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau. Nhẹ thì tát, đấm, túm tóc, đá, đạp, nặng hơn thì dùng dao rạch mặt, dùng phớ, dùng giầy cao gót đánh vào đầu... thậm chí còn chém đứt tay, chém ngang người, nguy hiếm đến tính mạng và tinh thần. Bạo lực học đường có thế diễn ra giữa học sinh cùng trường hay khác trường, giữa cá nhân hay một nhóm người, giữa thầy cô và học sinh... Có một sự thật không thể phủ nhận là hiện tượng bạo lực học đường ngày càng diễn ra nhiều hơn và quy mô rộng hơn. Không phải chỉ có những trường ở thành phố, thành thị mới có bạo lực học đường mà ngay cả những trường vùng ven, miền núi hay nông thôn cũng không hiếm. Không chỉ “solo” đánh tay đôi mà những hiện tượng bạo lực học đường còn có sự tham gia của các bàng nhóm hội tụ các tay anh, tay chị trong trường.
Nhưng bên cạnh những trận đánh giữa các học sinh còn có một phần nhỏ những xích mích giữa giáo viên và học sinh. Học sinh xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm của giáo viên cũng có mà giáo viên đánh đập, xỉ nhục, đay nghiến học sinh cũng không phải là ít. Bạo lực học đường đang diễn ra một cách mạnh mẽ, sôi động, rầm rộ ở nhiều trường học trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức khác nhau.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Bạo lực học đường xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu như: nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp,...
Và do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Hay do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng). Một nguyên nhân khác chính là do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó còn do sự giáo dục trong nhà trường: nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Bạo lực học đường còn do xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. Hậu quả của bạo lực học đường đối với nạn nhân, người gây ra, gia đình và xã hội là rất lớn. Nạn nhân sẽ bị tốn thương về thể xác và tinh thần. Bạo lực học đường sẽ làm tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại và tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Bạo lực học đường còn khiến người gây ra bạo lực mất dần nhân tính, phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người”. Bạo lực học đường là mầm mông của tội ác mất hết tính người sau này. Gây bạo lực học đường là tự làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội và khiến mọi người lên án, xa lánh, căm ghét
.
Chúng ta cần có những biện pháp gì đế chống bạo lực học đường? Những người gây ra bạo lực học đường cần cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương và ý thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên. Mỗi người cần nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” (Maxim Gorki). Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xá hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ cũng như có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi). Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người và thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình, hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thông nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.