Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ để lại một số bài thơ chữ Hán viết về mùa xuân, về trăng, về cảnh sắc quê hương đất nước như: Xuân hiểu (Buổi sớm mùa xuân), Nguyệt (trăng), Đăng Bảo Đài sơn (Lên núi Bảo Đài), Hạnh Thiên Trường Hành cung (Ngự chơi hành cung Thiên Trường),,., và Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra). Nhà vua còn có 2 câu thơ tức cảnh đọc tại buổi lễ ở Chiêu lãng sau ngày toàn thắng (1288):
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu"
(Xã tắc hài phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng).
Bài thơ "Thiên Trường vãn vọng" được Trần Nhân Tông viết vào thời gian sau cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Mông cổ đại thắng, đất nước Đại Việt được sống trong yên vui thanh bình.
Bài thơ tả cảnh đẹp êm đềm nên thơ của vùng Thiên Trường thân yêu, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và biểu lộ niềm yêu đời, lạc quan.
"Thiên Trường vãn vọng" được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật trắc, vần bằng: "yên - biên - điền"
"Thôn hậu, thôn tiền, đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu, tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền "
Đây là bản địch thơ của Ngô Tất Tố:
"Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng "