Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống....Em hãy đặt 1 nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình (Bài 3&#

Thứ hai - 11/01/2016 04:10
HÀ NỘI: NỖI KHỔ MẶT HỒ
Hà Nội đẹp quyến rũ không chỉ đơn thuần có gần 1000 năm mang trong mình hình bóng thủ đô, bởi Tháp Rùa, lăng tẩm, những món ẩm thực hay sự hào hoa trong cốt cách của người Hà thành. Trang điểm cho gương mặt Thủ đô đẹp lên có công đóng góp của những cái hồ ngày đêm nghiêng mình cho Thủ đô soi bóng. Điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị những người dân ứng xử thiếu văn hoá, biến “nàng hồ” xinh tươi thành những cái bể nước thải giữa Thủ đô.
Phận sông, hồ
 
Chuyện cụ Rùa nổi lên, người dân Thủ đô thường gán cho cụ chức năng thông báo sự kiện. Có một sự thật mà nhiều người cố” tình hoặc không nhận ra, cụ nổi bất thường là do ngột ngạt và nước hồ bẩn mà con cháu thường xả xuống “nhà” cụ. Trong màu nước xanh tựa rau muống luộc ấy, giờ đây cụ gánh thêm sự khổ ải của sự ô nhiễm, khó thở. Cụ phải ngoi lên mặt nước hít chút khí trong lành để điều hoà thân nhiệt, gắng mà sống cho con cháu ngợi ca tự hào. Không riêng gì người Hà Nội mà rất nhiều khách du lịch quốc tế đều dành cho Hồ Gươm những tình cảm đặc biệt, thiếu Hồ Gươm sắc đẹp của Hà Nội sẽ giảm đi một nửa. Trong danh sách hàng chục hồ lớn nhỏ trong lòng Thủ đô Hồ Hoàn Kiếm được quan tâm hơn cả từ cảnh quan, kiến trúc không gian đến mặt nước trong hồ. Nhưng kết luận mới đây của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Nội cho biết: hàm lượng a-mô-ni-ắc trong nước ở mức l mg/ 11 (gấp đôi hàm lượng cho phép) khiến nhiều nguời quan tâm lo ngại. Hồ Tây có diện tích 500 ha, là một nhánh uốn khúc của sông Hồng xưa mà thiên nhiên Ưu ái ban tặng. Mỗi ngày hồ phải oằn mình cống nộp cho “đao phủ người” cá, tôm và hàng ngàn tấn ốc được cào lê từ lòng hồ, tiếp nhận 4000m3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt giội xuống. Ven bờ phía đường Thuỵ Khuê dù bước đầu được kè đá nhưng bèo, nước thải, rác bẩn, nước đen mùi hôi thối kéo dài mấy km. Lợi thế phát triển du lịch Hồ Tây vẫn đang ở dạng tiềm năng, lòng hồ ngày một nhiều rác, nếu không có một giải pháp khả thi không lâu, chúng ta lại phải bỏ tiền tỉ ra để cải tạo. Cạnh đó hồ Trúc Bạch cũng chịu chung số’ phận, nước dưới chân cầu Ngũ Xã đen đúa chẳng kém gì sông Tô Lịch hay sông Kim Ngưu, ven đường Trấn Vũ nước bẩn và túi rác ni lông vẫn bị tung xuống mép hồ. Chúng tôi tìm đến hồ Văn Chương, một hồ nằm ở vị trí kín trong đường Khâm Thiên. Nhiều người dân cho biết những năm trước hồ bị chia nhỏ mỗi người một miếng để ... thả rau muống. Nằm kề bên chợ nên rác bị vung tay ném xuống mặt hồ, thật buồn xung quanh khoai nước mọc um tùm, lòng hồ bị bủa vây lấn chiếm biến thành nơi tạp kết rác thải xây dựng, những căn nhà tạm xiêu vẹo có cơ hội mọc lên. Nhiều người lo ngại cứ đà này, chẳng bao lâu nữa hồ Văn Chương bị xoá tên trên bản đồ thành phố’. Phận làm sông hồ, thật cam chịu trăm đắng ngàn cay.
 
Trăm công đều ... tống xuống mặt hồ

Những cơn mưa mùa hè chỉ cần kéo dài hai tiếng đồng hồ đủ để cho nhiều con phô' Hà Nội sặc nước vì ngập. Với nguời dân bên hồ Ba Mẫu, đó là chuỗi ngày than thở, nước cộng hoà với nước hồ, hôi tanh ngập đường vì tràn cả vào trong nhà. Trong công viên Lê-nin, cống bên đường Lê Duẩn đổ ra, bùn lầy lên tận mặt nước một góc phố, bốc mùi hôi thối, khách tham quan đều phải lánh xa. Hồ Đông Đa biến thành cái bể chứa với hàng trăm ống nhựa dẫn nước thải của cư dân sông xung quanh giội xuống, hai cửa cống mặc nhiên dẫn nước thải từ ngoài vào.
 
Cứ làm phép tính, mỗi ngày Hà Nội thải ra 2500 tấn rác, chưa kể số rác được thu gom hoặc lưu cữu chậm bị phân huỷ thành nước rác bẩn.
 
Vậy mà có bao nghiêu phần trăm trong tổng số 3 triệu dân thành phố ý thức được việc dùng nước tiết kiệm, gom rác để bảo đảm vệ sinh môi trường? Báo cáo của Công ty Kinh doanh nước sạch ở Hà Nội cho biết, đến năm 2005, nhu cầu tiêu thụ nước sinh hoạt của thành phố ước khoảng 852.000m3 / ngày đêm. Để đáp ứng nhu cầu ấy Hà Nội cần xây thêm nhà máy khai thác nước mặt sông Hồng. Điều đó có nghĩa khi mang nước vào thành phố là nước sạch, còn khi thải ra số nước ấy là nước bẩn đã qua sử dụng. Tất cả đều được tống ra ngoài, điểm tới là các dòng sông và những cái hồ. Hệ thống xây dựng nước thải chưa được xây dựng, thành thử ra tất cả phó mặc cho tự nhiên. Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường không ngừng loan báo về hậu quả của hiện trạng khai thác mạch nước ngầm bừa bãi dẫn tới tụt lùi và ô nhiễm mực nuớc ngầm. Chuyện bà con đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ chỉ là theo mùa, còn người dân Thủ đô thì quanh năm sống chung với sự mất vệ sinh, phó mặc sức khoẻ của mình cho những dòng sông ô nhiễm, lặng lẽ uốn mình trong lòng Hà Nội. Mặc dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nạo vét nhưng sự ô nhiễm của các dòng sông chưa được cải thiện là bao.
 
Đề có những hồ nước sạch, Hà Nội nên lắp đặt hệ thống dẫn nước theo van một chiều, cho phép đổ vào hồ nguồn nước sạch và có thể tháo ra nguồn nước từ, loại bỏ những ống nước thải của cư dân tập kết xuống hồ như hiện nay. Việc xây dựng những nhà máy nhỏ lọc nước thải đặt các đường ống lớn là cần thiết, nước được lọc trước khi đổ ra hệ thống sông trong thành phố và lọc lại trước khi thải ra sông Hồng. Để xứng danh với danh hiệu thành phố vì Hoà Bình, Thành phố Anh hùng và Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội cần nhiều giải pháp mạnh tay, đồng bộ và sự hưởng ứng của mọi người dân. Hãy vì một Hà Nội xanh, sạch mến yêu.

(theo Hoàng Nguyên, báo Thương mại, 2004)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây