Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Khuyên mọi người chăm chỉ lao động, tục ngữ có câu: “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

Thứ năm - 21/07/2016 06:37
Đồng thời lại có câu: “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa - Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày. ” Em hãy giải thích và chứng minh.
Trong tục ngữ, nhân dân ta đã nêu lên kinh nghiệm quý báu về lao động, thay đổi đối với lao động, tục ngữ khuyên nhủ chúng ta:
 "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ". Và phê phán: “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa  - Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày. ”
 
 Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thay đổi đối với lao động. Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc. Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người (Chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc.)
 
 Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của con người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn, liên hệ với câu tục ngữ:
 
Có làm thì mới có ăn
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
 
Nói cho rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì để ăn, miệng cứ trễ xuống. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn.
 
Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách người lười biếng. Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ thu hoạch tốt. Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được hưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc. Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sống đầy đủ.
 
Vế thứ hai của câu tục ngữ đều nêu lên một thực tế trái ngược với vế thứ nhất: Kẻ lười biếng không có miếng ăn. Câu tục ngữ thứ hai phê phán thói lười biếng cũng bằng cách nêu ra hậu quả của thói lười biếng đó. Ngủ trưa, ngủ dậy muộn để trốn tránh công việc (không phải ngủ vào buổi trưa), say sưa rượu chè be bét thì không mong gì giàu sang.
 
Kết hợp cả hai câu tục ngữ chúng ta thấy, những kẻ lười biếng thì ngay miếng ăn hàng ngày cũng không có, sự giàu sang càng là điều viễn vông. Bằng sự phê phán đó, các câu tục ngữ trên góp phần khẳng định cần thiết phải chăm chỉ lao động.
 
 Kẻ làm ruộng mà lười, sản phẩm sẽ ít, lương thấp lại không được thưởng. Cuộc sống khó khăn. Bất cứ kẻ nào, làm nghề gì mà lười cũng chiu hậu quả là thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
 
Những thanh niên sa vào nghiệp ngập, rượu chè, hút chích, héroin vừa hại sức khỏe, vừa suy sụp tài sản, mất nhân tính và đi đến bệnh tật, tử vong.

Thái độ lao động biểu hiện đao đức cúa con người. Chăm chỉ lao động, cần cù làm việc là phẩm chất của người tốt. Lười biếng (ngủ muộn, làm muộn, về sớm, chỉ ham rượu chè mà không ham làm việc ...) là tính xấu mỗi người cần tránh xa. Các câu tục ngữ trên có giá trị khuyên nhủ mọi người có thái độ đúng với lao động.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây