Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát:" À ơi tay mẹ"," Về thăm mẹ") hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học

Thứ hai - 02/08/2021 05:19
Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát:" À ơi tay mẹ"," Về thăm mẹ") hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học
Bài 1:
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.


Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bài 2:
Nỗi lòng của người con sau bao ngày xa cách trở về thăm mẹ đã được tác giả diễn tả bằng lối giản dị kết hợp với thể thơ lục bát thật xuất sắc trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”. Nó như lời nói bình thường của hai mẹ con với nhau. Câu thơ đầu như một lời kể nhưng người đọc như cảm nhận được hơi ấm của tình cảm mẹ con. Hình ảnh người mẹ gắn liền với hơi khói đượm hơi ấm của chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ của mẹ. Mẹ vắng nhà, nhân vật “tôi” ngồi trước mái hiên ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, nhìn những đồ vật thân thương mà nhớ tới mẹ. Từ chiếc nón dãi dầm sương nắng, chiếc áo tơi đã từng qua bao buổi cày bừa trên đồng từng thứ từng thứ đều gợi nhớ về hình ảnh tần tảo sớm khuya của mẹ. Đồ vật nào với mẹ cũng có sự gần gũi nó như phẩm chất của những người mẹ Việt Nam đó là thủy chung. Tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của mẹ đã được tô đậm lên trong hình ảnh để dành phần con. Mẹ hằng ngày vẫn mong ngóng con trở về để nếm được hương vị trái cây do chính tay mình trồng. Chỉ với một hình ảnh như vậy đã cho ta thấy được tình yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Điểm mạnh của bài thơ là cách tác giả khéo léo dùng lối nói ẩn dụ cùng những hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả của bài. Tác giả Đinh Nam Khương đã nêu lên rõ nét hình tượng người mẹ Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành và luôn vất vả lam lũ sớm chiều nhưng luôn đong đầy tình yêu thương con. Không chỉ riêng tác giả mà chính chúng ta cũng chung tình cảm nghẹn ngào thương yêu mẹ từ những chuyện giản đơn thường ngày.

Bài 3:
Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào cùa mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”


Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nglũa me”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”


Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”


Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây