Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nhận về bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải.

Thứ hai - 16/09/2019 10:54
Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 - 1285; 1287 - 1288), được phong Thượng tướng. Không những là một vị tướng tài, dũng cảm, Trần Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi thời Trần.
Cuộc đời của Trần Quang Khải là một cuộc đời sung mãn, khí phách dọc ngang nhưng ông còn là một người có tâm hồn khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị của đất nước, con người. Tác phẩm của Trần Quang Khải , có tập thơ Lạc đạo, nhưng đã thất truyền, nay chỉ còn lại dăm bảy bài.

Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.

Bài thơ này viết theo thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt. Các quy định về thanh điệu, vần luật cơ bản giống thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, chỉ khác về số chữ trong câu (Xem thêm trong bài Nam quốc sơn hà).

Bài thơ có thể chia thành hai phần:

Hai câu đầu: Hai chiến thắng hào hùng tượng trưng cho chiến thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược.
Hai câu sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của dân tộc.

Nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư:

Số câu: 4. Số chữ trong câu: 5.

Cách hiệp vần: vần “uan” - “an” được hiệp ở tiếng cuối của hài câu 2 và 4.

Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý:

Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chông quân Mông - Nguyên xâm lược.

Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.

Bài thơ có cách nói giản dị, cô đúc. Giọng thơ chắc khoẻ, tràn đấy khí thế và quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

Tóm lại, bằng cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần. Những dòng thơ chắc khoẻ tràn đầy khí thế cũng là bầu nhiệt huyết sục sôi mong được cống hiến hết mình cho đất nước của nhà thơ nói riêng và của mỗi người trong thời đại ấy nói chung.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây