BÀI LÀM
Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã gắn bó máu thịt với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính vùng đất và con người nơi đây đã để lại nhiều dấu ấn trong những trang viết của ông qua “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc họa thành công hình tượng rừng xà nu - một hình tượng nghệ thuật đặc sắc để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu đậm.
Tác phẩm “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.
Trước hết truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh và để lại một dấu ấn sâu đậm có lẽ cũng bởi cách đặt tên nhan đề tác phẩm “Rừng xà nu”. Thực ra việc lấy tên của một loài cây để biểu tượng cho một phẩm chất thì Nguyễn Trung Thành không phải là duy nhất. Ở phương Tây người ta lấy hình ảnh cây sồi tượng trưng cho người già, cây Bạch Dương tượng trưng cho phẩm chất của thanh niên. Ở Việt Nam, cây tre trở thành biểu tượng chung cho con người Việt Nam với sức sống dẻo dai bền bỉ. Người Hơ rơ (Tây Nguyên) lấy cây Kơ nia tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc. Riêng với Nguyễn Trung Thành , cây xà nu là một duyên nợ. Bởi trong lần vào Nam chiến đấu, Nguyễn Trung Thành được tận mắt chứng kiến những rừng xà nu bát ngát “xanh tít tận chân trời”. Đấy là những rừng cây “hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã ,vừa rắn rỏi mênh mông”. (Nguyễn Trung Thành nói về tác phẩm Rừng xà nu). Những rừng cây này đã gây ấn tượng mạnh mẽ khơi nguồn cảm hứng cho tác giả để trở thành hình tượng chính trong một truyện ngắn được xem là một “Bản hịch thời đánh Mỹ” - truyện ngắn Rừng xà nu. Như vậy, “Rừng xà nu” là một cảm hứng sáng tạo nghệ thuật lớn, một đứa con tinh thần đã thai nghén từ lâu của Nguyễn Trung Thành.
Hình tượng cây Xà Nu được tác giả miêu tả xuyên suốt trong toàn bộ câu truyện nhu một nhân vật chính trong tập thể con người Xô Man. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu “bát ngát đến tận chân trời” mà còn gân hai mươi 1ần nói đến “Rừng xà Nu”, “Cây Xà Nu”, “nhựa xà Nu”, “lửa Xà Nu”, “đuốc Xà Nu”... Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng: ngọn lửa xà nu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà Ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ... Xà Nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xôman: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu... Bởi vậy, tác phẩm đặt tên gọi là Rừng Xà Nu là rất hợp lý.
Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt. Mở đầu tác phẩm Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã đặt ngay hình tượng Rừng xà nu vào trong bối cảnh khốc liệt của chiến tranh “Rừng nằm trong tâm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, mồi ngày ba lần”. Cách mở đầu này rất giống với cách mở đầu của tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu: “Hỡi ôi súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Cả hai nhà văn đã đặt hình tượng nhân vật của mình vào ngay thử thách khốc liệt, từ đó, những phẩm chất cao đẹp của hình tượng cứ bay lên đầy lãng mạn.
Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện vói cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt. Chất bi và chất hùng trộn lẫn. Với kĩ thuật quay toàn cảnh, Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra: “cả rùng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương”. Tác giả đã chứng kiến nỗi đau của xà nu: “có những cây bị chặt đứt ngang nữa thân mình đổ ào ào như một trận bão”. Rồi “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở nhũng cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết”. Các từ ngữ: vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết,... là những từ ngữ diễn ta nỗi đau của con người. Nhà văn đó mang nỗi đau của con người để biểu đạt cho nỗi đau của cây. Do vậy, nỗi đau của cây tác động đến da thịt con người gợi lên cảm giác đau đón. Đó là cái bi thương nhưng không bi lụy của cây xà nu. Và cũng như cây xà nu, dân làng Xô Man cũng chịu nhiều thương tích: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, mẹ con Mai bị giặc sát hại bằng gậy sắt.
Bằng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ tượng trung, bút pháp sử thi, lãng mạn tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù. Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một cây ngã xuống ta cứ ngỡ như một người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết... những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất “đổ ào ào như một trận bão”. Dáng ngã ấy đầy bi tráng. Phải chăng là dáng ngã của biết bao nhiêu con người Việt Nam đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Là dáng ngã của anh lính trên đường băng Tân Sơn Nhất để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Là dáng ngã của người lính thời kháng Pháp:
Bạn ta đó chết trên dây thép ba tầng
Chân lưng chừng nửa bước xung phong
Một bàn tay chưa rời báng súng
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tấn công.
(Chính Hữu)
Không chỉ vậy, rừng xà nu trong đau thương vẫn đẹp bởi đường nét, màu sắc, hình khối, trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng “nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”.
Cây xà nu có sức sống mãnh liệt là hình ảnh tượng trung cho cuộc sống và phẩm chất người dân Xôman nói riêng, Tây Nguyên nói chung: bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống hoang dại mãnh liệt của rừng Xà Nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đau thương nối đau thương, sự sống nối tiếp sự sống, mà sự sông của xà nu là bất diệt, bất tử, không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một mẫu số nhân “một ngã'' thì “bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà Nu này”.
Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng hồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp. Đúng như Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp”.
Hay những vần thơ của Hoàng Trung Thông:
Ta lại viết bài thơ lên báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.
Vầng! Người người, lớp lớp ấy đã tạo nên một sự tiếp nổi giữa muôn thế hệ “Một cây ngã cả rùng cây lại mọc/ Người nối người đã mấy vạn mùa xuân”. Bức tranh ràng xà nu chính vì sự tiếp nối ấy mà mãi mãi xanh tươi giữa bao bom đạn kẻ thù.
Vẻ đẹp nữa của cây xà nu đó là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó Nguyễn Trung Thành lại thêm một lần nữa khiến người đọc phải rung động trước những câu văn đầy ánh sáng và hương thơm. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ màng”. Đó chính là tiếng gọi của tình yêu tự do. Cũng nhu Tnú, như dân làng Xôman yêu tự do, khát khao ánh sáng nên họ đã cầm giáo, cầm gươm quyết tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy.
Và ở rừng Xà Nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù : “Có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân làng”. Hình ảnh ấy của cây rừng Xà Nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ Mết, của sức sống Tnú, của Dít... Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.
Bên cạnh ý nghĩa tả thực, rừng xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng, vẻ đẹp của những cây xà nu bất chấp mưa bom và bão đạn của kẻ thù cũng chính là vẻ đẹp của con người Xô Man kiêu hùng bất khuất. Rừng Xà Nu mang tính biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to trong suốt, bình thản, ngày Mai chết, Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”... Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức. Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.
Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn ngữ sử thi hào hùng, nhân cách hóa như một ẩn dụ trên đây trong khi mô tả cây xà nu, đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giũa hình tượng thiên nhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của nhân dân Tây Nguyên giành tự do.
Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng Cây xà nu đã được tác giả đưa lại cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở thành linh hồn tác phẩm. Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật có ý nghĩa: “Rừng xà nu”.