Đây là tư tưởng quan trọng nhất về văn hóa, giáo dục của Thân Nhân Trung được trình bày tập trung, khá rõ ràng trong bài kí đề tên bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ 3 (1942). Tư tưởng trên trước hết khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia là việc đem lại hưng thịnh cho đất nước.
Trong bài kí, Thân Nhân Trung không nói nhân tài mà là hiền tài. Hiền tài theo quan niệm của người xưa, cũng như của tác giả là người có cả tài năng không những học rộng, hiểu nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân; ngoài ra, còn có cả đức hạnh, là người gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng và đức hạnh phục vụ cho đất nước, làm nên sự nghiệp sáng ngời khiến đời sau kính trọng thanh danh, mến mộ khí tiết, về khái niệm “nguyên khí” trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa đã có nhiều sách đề cập. Sách "Bạch Hổ Thông'' viết: "Địa giả, nguyên khí sơ sinh, vạn vật chỉ tổ" (Đất là nơi sản sinh ra nguyên khí, tổ của muôn loài), xem nguyên khí là khí đại lớn lao.
Còn sách "Đường thừ" viết: Liễu Công Độ thiệp nhiếp sinh. Thường viết: Ngô sở vô thuật, bất dĩ nguyên khí tả hỉ nộ nhĩ (Liễu Công Độ giỏi việc dưỡng sinh. Ông thường nói: Ta vốn không có thuật gì, chẳng qua biết dựa vào tinh khí mà điều hòa yêu ghét, Mừng giận mà thôi), xem nguyên khí là để chỉ tinh khí của người ta. Ở đây, Thân Nhân Trung đã mượn nghĩa từ sách Đường Thi: “Nguyên khí quốc gia” chính là tinh khí, khí chất, là cái hồn cốt của dân tộc ấy và vận dụng nghĩa ấy một cách sáng tạo.
Người ta không ai là không biết mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia. Nhưng coi “hiền tài là nguyên khí” thì phải ghi nhận bắt đầu từ Thân Nhân Trung, một câu nói tổng kết chính xác cả một đường lối chiến lược về văn hóa, giáo dục của bất cứ một thời đại, một chính thể nào. Tư tưởng ấy một lần nữa được nhắc lại trong bài kí đề bia Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487): “Nếu không có người tài đông đảo thì làm sao có được sự thịnh trị thanh bình” và muốn có nền giáo hóa, đất nước thịnh trị thì cái gốc của nó là phải có hiền tài. Quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” do Thân Nhân Trung đưa ra đã được các vương triều phong kiến từ thời Lê Thánh Tông trở đi coi như một tư tưởng quan trọng trong quốc sách văn hóa giáo dục. “Quốc gia có người tài cũng như thân thể con người có nguyên khí.
Nguyên khí cường thịnh thì con người được hưởng thọ lâu dài, người tài đông đảo thì quốc gia được thái bình vững chãi. (Bia số 29, khoa Bính Thìn, niên hiệu Hoàng Định 20, 1616). Từ sự quý trọng hiền tài, tư tưởng nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc “chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài, bồi đắp thêm nguyên khí”. Thời kì phong kiến, vai trò của nhà nước mà đứng đầu là nhà vua đóng vai trò quan trọng. Muốn bồi dưỡng hiền tài thì người trên (nhà vua) phải biết chăm lo cho dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh, dân giàu. Nhà vua đặc biệt quan tâm đến việc giáo dưỡng, tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài, nhờ thế mà sẽ đưa quốc gia trở thành thịnh trị.
Tư tưởng tiến bộ của Thân Nhân Trung có ý nghĩa trong mọi thời. Xưa nay, hiền tài vẫn luôn được coi trọng và những người hiền tài vẫn luôn là những người mang lại vinh quang cho quốc gia, dân tộc. Đó là câu chuyện tiếp đãi sứ giả Trung Quốc của nhân dân ta truyền lại. Là Nguyễn Trãi dâng “Bình Ngô sách” thời Lê Lợi; là Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi, động viên tướng sĩ đứng lên quyết tâm chống giặc... Đó là những bậc hiền tài của quốc gia vừa giỏi binh pháp lại vừa có đức nhân. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ, nhà văn hóa lớn của dân tộc cũng là tấm gương sáng về một hiền tài của dân tộc. Không chỉ có thế, giống như những nhà chiến lược tài ba khác, người nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc xây dựng vả bảo vệ đất nước. Vừa giành độc lập, người đặt giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
Người chỉ ra rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà, nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng rất có ý thức trong việc trọng dụng nhân tài. Người đặt nhiệm vụ phải xây dựng con người vừa hồng vừa chuyên (có đủ đức, tài); coi văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể và có tác dụng to lớn đến sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Đó chính là một biểu hiện của sự tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ thời Thân Nhân Trung trong quan niệm của một vị lãnh tụ vĩ đại.
Ngày hôm nay đất nước đang chuyển mình trong những hoàn cảnh mới của thời đại và dân tộc. Làm thế nào để chuẩn bị thực lực và nội lực cho kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập?. Làm thế nào để có một nền giáo dục chất lượng cao, vươn tới tầm thể giới?. Làm thế nào để có một chính sách sử dụng nhân tài hợp lí để họ có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?. Đó đã và đang là những vấn đề nóng được Đảng, Nhà nước và mọi người dân quan tâm. Giáo đục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khóa mở cửa vào tương lai. Tư tưởng “Hiền tài là nguyền khí quốc gia” của Trần Nhân Trung thường xuyên nhắc nhở các triều đại về chính sách đối với kẻ sĩ, và luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài.
Xác định được tầm quan trọng của việc học tập cũng như sự quan tâm của toàn xã hội đến học tập và sự trọng dụng đối với những người tài đức, mỗi chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện mình trở thành những con người có ích cho xã hội, làm cho “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao”