Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ây, kể lại buổi thăm trường đây xúc động đó. (Bài 7)

Thứ hai - 29/09/2014 02:28
Buồi chiều hôm đó cả nhà tôi rộn ràng tiếng cười nói của bé Trâm. Nói chuỵên huyên thuyên cả ngày về kết quả thi tốt nghiệp tiểu học mà nó đạt được. Vậy là sắp tới nó sẽ học ở ngôi trường cấp II mà cách đây hơn 20 năm tôi đã học ở đó. Tôi sẽ cùng mẹ nó, chị họ của tôi đưa nó đến trường vào ngày khai giảng. Đây là dịp để tôi trở lại thăm ngôi trường đã hơn 20 năm xa cách.
 
Ngày khai trường rồi cũng đến. Bé Trâm xúng xính trong bộ đồng phục, tóc thắt hai bím cùng mẹ và tôi đến trường. Tôi chợt nhớ đến ngày đầu tiên mẹ tôi dẫn tôi đến trường này. Hồi ấy, trên đường đi, tôi đã cố tưởng tượng ra một ngôi trường thật đẹp, thật rộng. Và giờ đây, cũng trên con đường này tôi một lần nữa lại cố hình dung trường mình đã thay đổi như thế nào. Lòng tôi nôn nao một cảm giác vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm như một đứa trẻ ngày đầu đi học.
 
Từ xa, chúng tôi đã nghe tiếng nhạc, tiếng trống rộn rã và cả những chùm bóng bay đủ màu sắc chào đón các em học sinh đến trường. Cánh cổng dần dần mở ra trước mắt tôi. Hai bên là hàng- rào sơn đen với giá hoa giấy thật vui mắt. Hàng rào đã thay cho bức tường cao màu vàng cũ kĩ ngày trước. Trường tôi giờ đẹp quá, thay đổi nhiều quá, tôi háo hức bước nhanh vào trong. Nhưng bé Trâm ghì chặt tay tôi, có lẽ ngôi trường quá rộng lớn so với suy nghĩ của nó cũng như sự bỡ ngỡ của tôi ngày trước. Chị tôi đang dỗ dành nó hệt như mẹ đã dỗ dành tôi. Tôi cúi xuống động viên nó và bảo đã từng học rất vui ở ngôi trường này và xem ra nó đã vững tin hơn trước.
 
Chúng tôi rảo bước vào trong sân, nơi mà cách đây vài phút tôi còn cho là mình đã thuộc mọi ngóc ngách. Sân trường giờ là một thảm cỏ xanh um với các lối đi rải sỏi trắng tỏa ra nhiều hướng. Tất cả học sinh và phụ huynh đã tập trung trong hội trường để dự lễ chứ không như hồi ấy chúng tôi xếp hàng trong sân. Lượng học sinh cũng đông hơn hồi trước rất nhiều. Tôi bước ra ngoài để đi dạo quanh trường. Mọi thứ đã thay đổi, thời gian thấm thoát đã hơn hai mươi năm rồi còn gi! Nhưng tôi phát hiện một thứ vẫn không hề thay đổi, đó là vườn hoa bán nguyệt với hàng liễu rủ hai bên. Kỉ niệm ngày xưa chợt ùa về. Ở chiếc ghế đá dưới cành liều, tôi, Trang và Thủy thường ngồi đây uống nước, ăn kem, rồi tám đủ thứ chuyện rồi những buổi chiều chờ mẹ đến đón, hay những lần bàn tán kết quả thi, chúng tôi cũng đều ngồi đây. Còn nhiều, còn nhiều lắm những kỉ niệm của ba đứa chúng tôi ở vườn hoa này. Tự dưng tôi muốn gặp hai đứa nó quá! Chúng tôi đã không liên lạc với nhau hơn hai năm rồi,.. Đang miên man suy nghĩ, tôi chợt nhận ra căn phòng sáng choang, bàn ghế chật ních là căng - tin. Tôi thích chiếc tủ chất đầy quà vặt ngày xưa hơn. Tôi thích được chen lấn để mua nước, mua kẹo. Tôi thích tự tay mình chọn món này, món kia. Căng - tin của học trò thì phải bắt mắt, vội vã mới thú vị và vui chứ.
 
Lúc trước trường tôi chỉ có khoảng mười lăm phòng học và không có lầu. Vì vậy chúng tôi không phải mang cặp nặng lên cầu thang. Ngày đó tôi rất tự hào về điểm này của trường mình. Còn bây giờ dãy lớp học được xây thêm hai tầng nữa, mong rằng bạn trẻ sau này sẽ không phải mang cặp nặng như trước. Các phòng học thật rộng, thoáng, được lắm nhiều cửa kính, máy lạnh, ti vi, máy chiếu thật hiện đại. Bàn ghế thì mỗi em học sinh một bộ. Tôi nghĩ, như thế thì cũng hơi buồn nhưng các em học sinh sẽ tập trung hơn trong giờ học. Đi dọc theo hành lang tôi nhìn thấy nhiều tủ kính trưng bày sản phẩm của học sinh: từ những bức vẽ, tượng đất sét hay những chiếc ôtô, mặt nạ bằng các - tông... Những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh làm tôi nhớ đến tiết Mĩ thuật hồi trước. Chúng tôi làm mặt nạ bằng những cái rổ tre, khi làm xong thì dùng dây treo lên khung cửa sổ trông rất vui mắt. Rồi tôi bắt gặp bức tranh vẽ cô giáo trong tà áo dài màu hồng làm tôi chợt nhớ đến cô Mai dạy văn tôi năm đó. Ngày ngày, cô bước lên bục giảng với tà áo dài màu hồng nhã nhặn. Cô đưa chúng tôi đến với những ngọn núi hùng vĩ, đến với cánh đồng lúa vàng óng, truyền cho chúng tôi lờng yêu cái đẹp, cái thiện. Tôi chợt nghĩ đến phòng học của tôi. Nói đến phòng học thì người ta chỉ nghĩ đến căn phòng với bảng đen phấn trắng và bàn ghế. Nhưng không ai biết bên trong nó chứa đựng hàng ngàn chuyện dở khóc dở cười của một “đại gia đình” siêu quậy chúng tôi. Nhiều kỉ niệm mà khi nhớ đến tôi lại phì cười, lồng cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hẳn lên. Người ta thường nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Hồi đó chúng tôi không đứa nào đồng ý với câu đó, ai nói như vậy là tôi cãi lại ngay vậy mà giờ tôi lại ước được mắng như thế. Thật là buồn cười! Tôi lững thững đi xuống sân. Khoảng sân này trống vắng quá vì cây phượng vĩ xum xuê năm xưa không còn nữa. Tôi còn nhớ những ngày cuối năm lớp chín, đứa thì thơ thẩn nhặt hoa phượng rơi xếp thành bướm ép vào vở, có đứa còn đánh dấu lên thân cây làm “kỉ niệm”.
 
Dẫu biết rằng thời gian trôi đi là mãi mãi nhưng tôi vẫn mong một ngày mình được trở lại ngày xưa, làm cô học trò bé nhỏ, ngây thơ, vui khi được điểm mười, buồn khi bị điểm kém. Tôi muốn một lần nữa được học tập và vui chơi dưới mái trường yêu dấu. Áp bàn tay lên cửa kính, lên khoảng tường sơn trắng, một chút bâng khuâng nghẹn ngào dâng trào. Một cảm xúc mà ai cũng từng trải qua khi về thăm trường cũ. Tôi nghe rõ tiếng bạn bè của mình cười nói, tiếng thầy cô giảng bài âm vang, tiếng thước gõ, tiếng chuông reng,... Dẫu cho cảnh vật thay đổi nhưng tôi vẫn tìm thấy một chút gì đó thân quen, một bầu không khí dễ chịu, gần gũi. Tôi hít một hơi thật sâu và bước nhanh tới hội trường. “Tùng... tùng... tùng”, tiếng trống khai trường rền vang. Bé Trâm xếp hàng vào lớp, nó vẫy tay chào tôi. Tôi chợt nhận ra mình đã là người lớn và nơi đây chỉ còn là một kỉ niệm mà trong đó tôi là kỉ niệm của chính mình.
 
Kỉ niệm dù vui dù buồn cũng in dấu trong lòng mỗi chúng ta không phai. Dù không gặp lại thầy cô, bạn bè ngày hôm đó, dù có chút tiếc nuối nhưng tôi đã có khoảng không gian để ôn lại kỉ niệm tuổi học trò, những khoảnh khắc hồn nhiên, vui tươi nhất của đời người. Tôi chợt nhận ra rằng, tuổi học trò là kho báu quý giá nhất của mỗi chúng ta. Văng vẳng bên tai tôi câu hát: “Về lại trường xưa với bao kỉ niệm …”

Nguyễn Khánh Linh

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây