Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói "Có tiền là có tất cả"

Thứ hai - 30/09/2013 08:37
Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển theo hướng thiên về tìm kiếm vật chất thì tiền được xem là thứ có sức mạnh vạn năng. “Có tiền mua tiên cũng được” đã trở thành câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Thế nhưng tiền có vạn năng như chúng ta từng nghĩ. Liệu có tiền có phải là có tất cả?
Chúng ta đều biết rằng, tiền xuất hiện từ khi xã hội loài người có nhu cầu giao thương rộng hơn. Để thay thế cho cách trao đổi đồ vật, hàng hoá trực tiếp, người ta tìm đến tiền. Có thể hiểu, tiền là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá khác, biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và hàng hoá. Nói cách khác, tiền chỉ là thứ tượng trưng  cho thành quả lao động của con người. Song hành cùng thời gian tồn tại của tiền, cho đến giờ đây, tiền đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Một ngày, nếu thiếu tiền, cả thế giới sẽ sẽ chìm trong đói rét, bệnh tật, sự nghèo nàn và tụt hậu. Tiền quyết định đến sự phát triển hay lụi tàn của cả một xã hội. Sức mạnh ghê gớm của đồng tiền không chỉ dừng lại ở con người mà còn tác động lên những thứ xung quanh con người. Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền, và những thứ tiền mang lại cho chúng ta, thế nhưng có tiền không phải là có tất cả.
 
Về mặt vật chất, tiền là thứ vật chất vô cùng quan trọng. Có tiền, người ta sẽ có một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi hơn. Thông thường, suy nghĩ của con người chỉ dừng lại ở đó. Bởi vì muốn có một cuộc sống sa hoa như thế mà con người bất chấp tất cả để kiếm tiền. Và có lẽ cũng chính vì vậy mà con người đã trở thành nô lệ của đồng tiền. Tuy tiền có thể mua được mọi thứ về mặt vật chất nhưng chúng ta lại không thể dùng tiền để mua được những thứ tthuộc về tinh thần. Ta đã từng bắt gặp những người cha, người mẹ  vì muốn cho con cái một cuộc sống đủ đầy mà ra sức kiếm tiền. Họ kiếm tiền bằng mọi cách thậm chí là bằng những thủ đoạn đê hèn, xấu xa. Dần dần họ cũng quên đi chính mục đích tốt đẹp ban đầu của mình mà bị đồng tiền chi phối. Họ nhận hối lộ, tham ô … Để rồi đổi lại là những năm tháng trong ngục tù, gia đình vì thế mà tan vỡ, con cái không còn tình thương của cha mẹ. Như vậy liệu có đáng giá để đánh đổi?
 
Trong văn học, chúng ta cũng từng bắt gặp hình ảnh của gia đình cụ cố Hồng trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Bởi vì tranh giành thứ tài sản khổng lồ kia mà đánh mất chữ “hiếu”. Liệu có đáng giá.
 
Chúng ta có thể dùng tiền để mua một cuộc sống với vẻ bề ngoài sung túc nhưng liệu cuộc sống ấy có hạnh phúc. Tiền có thể mua được vỏ bọc của mọi thứ nhưng không mua được cái cốt yếu bên trong. Có tiền, ta có thể mua được một ngôi nhà nhưng không thể mua được một tổ ấm hạnh phúc. Có tiền, ta có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Có tiền, có thể mua được một cuốn sách nhưng không mua được tri thức thực sự … Ta có thể dùng tiền để mua địa vị nhưng không thể dùng tiền để mua sự kính trọng và lòng trung thành ; có thể mua được máu nhưng không mua được một sinh mạng; có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu …
 
Ta từng biết đến tình bạn cảm động của Mác, con trai một gia đình có dòng dõi quý tộc và Ăng – ghen, con trai một chủ xưởng.Ttuy thuộc hai tầng lớp khác nhau, nhưng họ đều là những người không hề thiếu thốn về vật chất. Họ có thể ngồi hưởng thụ những thú vui trong cuộc sống mà không cần phải đi theo con đường cách mạng đầy gian khổ. Mặc dù họ có rất nhiều, nhưng họ sẽ không bao giờ cảm nhận được cái gọi là hạnh phúc khi mà xung quanh họ đầy rẫy những số phận bất hạnh. Các Mác từng nói với con gái của mình : “Đối với ba, hạnh phúc là được đấu tranh” cứ không hề nói “Đối với ba, hạnh phúc là có nhiều tiền”.
 
Đúng vậy, tiền chưa bao giờ và không bao giờ là tất cả. Không ít người chẳng hề sung sướng ngay cả khi họ có nhiều tiền. Họ không kìm được lòng tham khi đứng trước đồng tiền, đứng trước những cám dỗ vật chất. Bị đồng tiền ám ảnh, lúc nào họ cũng muốn có nhiều tiền hơn. Họ luôn luôn khốn khổ nghĩ cách bảo vệ, nghĩ cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền . Có thể bạn đã từng ghen tị với những con người may mắn sinh ra trong nhung lụa, không phải lo lắng về vật chất. Nhưng đừng vì thế mà cho rằng: bạn có ít tiền hơn nhiều người thì bạn có ít cơ hội hạnh phúc hơn họ. Tôi từng mơ ước có một ngày mình trúng số độc đắc. Với những khoản tiền từ trên trời rơi xuống này, bạn có thể mua được một ít hạnh phúc. Tuy nhiên chính chúng sẽ lấy đi của bạn những điều quí giá hơn nhiều. Bạn có thể dùng tiền để mua thành công nhưng rồi một ngày chính tiền sẽ khiến bạn thất bại. Có những gia đình, các bậc cha mẹ muốn thành công trên con đường sự nghiệp, muốn kiếm thật nhiều tiền. Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi quãng thời gian ít ỏi bên gia đình để ra ngoài kiếm tiền. Nhưng cũng chính sự bận rộn đó lại vô tình đem lại một lỗ hổng không thể bù đắp. Đó là lỗ hổng về tình yêu, tình cảm gia đình. Đã có nhiều trường hợp, gia đình vì thế mà tan vỡ. Bạn có thể sẽ thành công trong sự nghiệp, sẽ có nhiều tiền nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, xung quanh không còn ai cùng bạn chia sẻ sự thành công đó.
 
Ngày nay, khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng cao, con người càng không thể thiếu thốn tiền bạc. Nhưng đừng cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biêt cách vận dụng nó. Đồng tiền vốn chỉ là một thứ hàng hoá nhưng chính lòng tham của con người đã biến đồng tiền trở nên xấu xa và tội lỗi. Tiền không phải là tất cả nhưng chính con người lại cố tình biến nó thành tất cả. Bởi vậy, đồng tiền cũng có thể mang lại hạnh phúc nếu như bạn thể hiện nó một cách có hiệu quả nhất. Tiền bạc có ý nghĩa ra sao hoàn toàn tuỳ thuộc vào chính sự nhìn nhận, đánh giá và cách dùng tiền của mỗi người. 
 
Trải qua nhiều thời đại, vị trí của đồng tiền đã không còn chỉ là một tờ giấy. Nhưng không vì thế mà tiền là tất cả. Đừng để đồng tiền biến bạn trở thành nô lệ. Hạnh phúc có hay không tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng đồng tiền mà không tỉ lệ thuận với số tiền bạn không có trong tay. Đừng vì đồng tiền mà đánh mất những gì bạn đang có và sẽ có trong tương lai.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây