Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc bản tin về khu rừng Hoa Mai

Thứ bảy - 25/10/2014 10:24
Trên tờ “Tin nhanh Việt Nam ” có đăng bản tin sau: “Hôm qua, lửa đã lan sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15 – 20 tuổi còn sót lại của vườn quốc gia u Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thêm ít nhất 150 ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16 giờ, lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy.
Theo Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân chấy là do người dân đốt đồng, săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tràm. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 3600 ha rừng bị thiêu rụi ”
 
Đọc bản tin trên, anh (chị) có suy nghĩ gì?

Bài tham khảo:
 
Nhiều người đã từng quen thuộc với cách nói Việt Nam có “rừng vàng biển bạc”, là đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Nhưng dường như câu nói ấy chỉ đúng, chỉ phù hợp nếu ta quay ngược thời gian về với quá khứ của hơn 70 năm về trước. Còn giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào thực tại, có biết bao tài nguyên đã bị khai thác, bị tàn phá, và có lẽ tài nguyên rừng được coi là “lá phổi xanh của trái đất” cũng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Điều đó càng được chứng thực hơn khi tôi đọc được bản tin đăng trên tờ “Tin nhanh Việt Nam”:
 
“Hôm qua, lửa đã lan sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15 – 20 tuổi còn sót lại của vườn quốc gia Ư Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thểm ít nhất 150 ha rừng bị thiêu rụi. Đen 16 giờ, lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy. 
 
Theo Cục kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn), nguyên nhân cháy là do người dân đốt đồng, săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tràm. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 3600 ha rừng bị thiêu rụi”
 
Bản tin này đã khiến tôi thật sự bất ngờ và không tránh khỏi những băn khoăn, suy nghĩ.
 
Xã hội của chúng ta ngày một phát triển, khoa học công nghệ đã, đang và sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Neu như từ thế kỉ III trước công nguyên, nước ta chỉ có duy nhất một đô thị là thành Cổ Loa thì ngày nay những đô thị lớn, nhỏ đang tiếp nối nhau ra đời. Đây chính là lúc chúng ta phải đề cao việc phát triển bền vững, bảo tồn những nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt, đặc biệt là tài nguyên rừng bởi rừng có một vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta hãy nhìn vào bề dày của lịch sử dân tộc, rừng đã từng góp công lớn vào những cuộc kháng chiến vĩ đại: 
 
“Núi giăng thành lũy sắt dày 
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù ”
 
(Việt Bắc – Tố Hữu)
 
Còn ngày nay, ai cũng biết rừng là “lá phổi xanh” của chúng ta bởi rừng góp phần điều hoà khí hậu, tạo cho ta một môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Hãy tưởng tượng nếu một ngày trên trái đất không có những khu rừng bảo vệ, che chắn thì ai sẽ gánh chịu những khí thải của các nhà máy, các xí nghiệp, các phương tiện giao thông? Chẳng phải là con người đó sao! Vậy nên, sẽ chẳng có gì là vô lí, là thiếu cơ sở nếu ta khẳng định rằng: rừng là chiếc máy thanh lọc không khí khổng lồ của toàn thế giới. Bên cạnh đó, rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, vật liệu xây dựng… sự tồn tại của rừng đồng nghĩa với sự phát triển của các loài động thực vật tạo sự cân bằng, ổn định cho môi trường sinh thái. Đặc biệt rừng phòng hộ còn chống lại các thiên tai lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn…
 
Trở lại với vườn quốc gia U Minh Thượng, nếu ai chưa từng đặt chân đến miền đất này thì có lẽ cũng đã từng nghe, từng biết đến qua sách báo… Nơi đây có một hệ sinh thái hết sức đa dạng, đó là những “vườn chim”, là những đầm lầy, kênh rạch, tôm cá, nhưng có lẽ đặc trưng hơn cả chính là những rừng tràm, rừng đước. Với diện tích khoảng 8053 ha trong đó có 3500 ha rừng tràm… thì vườn quốc gia u Minh có một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái của Việt Nam ta. Song với những vụ cháy diễn ra liên tục qua các năm cũng đã khiến ta lo ngại: liệu điều ấy có trở thành hiện thực?
 
Bản tin về khu rừng Hoa Mai chính là một nhân chứng cho hiện trạng rừng nước ta hiện nay. Chỉ một đám cháy mà khu rừng tràm 15 – 20 tuổi đã bị thiêu rụi trong chốc lát, con số 150 ha đâu phải là ít, biết khi nào mới phục hồi lại được? Theo số liệu thống kê thì hiện nay, rừng nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943, tổng diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha thì năm 2005 chỉ còn 12,7 triệu ha; mỗi năm có khoảng 19 vạn ha rừng bị mất trong đó 30% bị chặt và 20 – 25% bị cháy… độ che phủ rừng còn thấp… Đến nay, tuy đã có gần 40% đất có rừng che phủ nhưng chỉ là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. 
 
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó là do đâu? Phải chăng là do chiến tranh hay thiên tai? Đúng, song đó chỉ là những nguyên nhân khách quan mang lại. Trên thực tế, ý thức của con người mới là nguyên nhân chủ đạo. Mặc dù khắp nơi trên cả nươc ở đâu cũng có các khẩu hiệu “Hãy chung tay bảo vệ rừng” hay “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Ấy vậy mà, rừng nước ta vẫn cứ tiếp tục bị tàn phá, thiêu rụi, người dân vẫn còn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, tình trạng phát rừng để đốt nương, làm rẫy vẫn cử tiếp diễn hàng năm. Thêm vào đó là sự thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc giáo dục, tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân… 
 
Chính những nguyên nhân ấy đã đem đến một hậu quả hết sức nghiêm trọng: rừng bị cháy. Khu rừng Hoa Mai mới chỉ là một minh chứng cụ thể nhất. Còn trên toàn tỉnh Kiên Giang, “từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 3600 ha rừng bị thiêu rụi", một con số thật lớn và khủng khiếp. Ngoài ra cháy còn xảy ra ở khu rừng u Minh Hạ (tiếp giáp với U Minh Thượng) với diện tích 1000 ha rừng nguyên sinh.
 
Cũng tại khu vực phía nam, ngày 29 – 3- 2002 có một đám cháy xảy ra tại khu vực rừng tràm (2 năm tuổi) và ở đồng cỏ Nam Trường Sơn thuộc Hòn Đất dẫn đến khoảng 80% ha rừng bị thiêu rụi. Ở khu vực Trung Trung Bộ, tại tỉnh Quảng Nam, trong 5 ngày có đến 12 vụ cháy liên tiếp (Duy Thanh – Duy Xuyên). Ở khu vực miền Bắc, Sơn La cũng là một tỉnh có diện tích rừng bị cháy khoảng 1400 ha…
 
Như vậy, ta có thể thấy nạn cháy rừng đã diễn ra ở cả ba miền của Tổ quốc. Hiện nay trên thế giới, ở khắp các châu lục cũng xảy ra nạn cháy rừng. Tại Hi Lạp, tháng 8 – 2007 cháy rừng đã hủy diệt nửa thành phố, cướp đi 60 mạng người, kèm theo làng mạc, nhà cửa bị thiêu rụì. Hay ở Nam Mĩ, tháng 7 – 2004, mùa hè gió thổi, có ít nhất 5 đám cháy thiêu rụi 4350 ha rừng ở miền Nam Caliphoocnia. Đằng sau những đám cháy ấy là các thiên tai liên tiếp xảy ra, mất rừng đã làm thay đổi dòng chảy, thuỷ chế không đều dẫn đến hạn hán, lũ lụt; đất bị xói mòn ngày càng nhiều, hệ động thực vật suy giảm và sạt lở ở nhiều khu vực. Chúng ta chắc hẳn vẫn còn nhớ những trận bão lũ lịch sử khiến người dân phải di chuyển chỗ ở. Có những em bé đang trên đường đến trường thì bị nước cuốn trôi, có những gia đình đang chìm trong giấc ngủ, cơn lũ ập đến cướp đi tính mạng lúc nào không hay biết… Neu ai đó bảo “sau cơn mưa trời lại sáng” thì bây giờ sau những cơn mưa, giông bão ta chỉ thấy những cảnh tượng thương xót, đau lòng. Vậy mới biết, rừng có một vai trò quan trọng thế nào, phá hoại rừng là phá hoại cuộc sống của chính chúng ta.
 
Bản tin về đám cháy ở khu rừng Hoa Mai đã gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ về ý thức bảo vệ tài nguyên của con người. Chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ tài nguyên rừng. Trước hrrdt, nhà nước cần phải đề những bộ luật nghiêm cấm người dân khai thác rừng bừa bãi; xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn giúp cho rừng nguyên sinh có điều kiện phát triển. Đồng thời ta cũng cần phải đề cao công tác giáo dục tuyên truyền, và vận động người dân nâng cao ý thức vè việc bảo vệ tài nguyên rừng. Mỗi cá nhân hãy tìm hiểu về vai trò to lớn của rừng để từ đó chung tay góp sức bảo vệ rừng. Có như vậy rừng mới trở thành nguồn tài nguyên quý giá, vô tận. Đối với học sinh chúng ta ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tìm hiểu về tài nguyên rừng, tham gia các hoạt động xã hội để góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công việc chung của cộng đồng.
 
Như vậy, chỉ với một bản tin ngắn đăng trên tờ “Tin nhanh Việt Nam ” nhưng cũng đã đủ để ta thấy được thực trạng rừng của nước ta hiện nay. Sự tàn phá, huỷ diệt mà rừng phải gánh chịu chính là do ý thức con người mang lại. Đến đây, tôi chợt nhớ đến lời một bài hát: “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tuỳ thuộc vào hành động của bạn, chỉ thuộc về bạn mà thôi". Quả đúng như vậy, chúng ta hãy nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình để có những hành động thiết thực bảo tồn tài nguyên rừng, để rừng mãi là nguồn sống của chính chúng ta. 

Hà Thị Bia

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây