Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Thứ ba - 23/06/2020 09:42
Tự tình ở số ít những bài thơ mà Hồ Xuân Hương bộc lộ trực tiếp “cái tôi” đầy xúc cảm và bản lĩnh của mình trước cuộc sống.
Bài thơ mở đầu với một không gian:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

Nhưng đấy cũng là một thời gian. Nói đấy đủ hơn, Tự tình là tiêng lòng cất lên vào một không – thời gian đặc biệt.  Không - thời gian ấy trong văn học trung đại thường hiếm. Và nếu có thì đó là tiếng lòng của một đấng máy râu, xót xa, cảm hoài trước thời thế . Nếu xem Truyện Kiều ra đời sau khi Hồ Xuân Hương đã mất thì kiểu bộc lộc tâm tình  thường là đạo là liền kề. Ở Thuý Kiều, với nhiều tình huống, sau khi tảo mộ, gặp Kim Trọng (Một mình nặng ngắm bóng nga / Rộn ràng đường gần với nỗi xa bời bời…)
 
Lúc đã quyết định bán mình chuộc cha ( Nỗi riêng ,riêng những bàn hoàn /Dầu chong trắng đĩa , lệ tràn thấm khăn), khi thất thân bởi Mã Giám Sinh (Đêm xuân một giấc mơ màng/Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ/Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa),hoặc lúc ở lầu xanh (Khi tỉnh rượu lúc tàn canh /Giật mình mình lại thương mình xót xa)…

Đêm khuya thanh vắng là lúc con người thường đối diện với chính bản thân mình , để xót thương, để tự vấn, tự nhìn ngắm lại bản thân. Tự tình là một cách đối diện như thế. Đấy là lúc những âm vang của cuộc đời dường như không động đến con người, song con người lại cảm nhận được cả bước đi của cuộc đời. Tiếng trống canh chỉ văng vẳng , tức người nghe phải lắng tai nghe, nhưng nhịp điệu của nó thì đã qua đầy đủ, với tất cả sự hối hả, thúc giục ( trống canh dồn ). Nó thúc giục người ta chẳng phải để hành động mà soi lại đời mình:

Trơ cái hồng nhan với nước non.
 
Hồng nhan là gương mặt hồng, má hồng, đồng thời cũng chỉ người đàn bà đẹp. Cách Hồ Xuân Hương trên, dưới bốn trăm năm có một người từng một mình một bóng dưới ánh trăng thanh , cũng cảm nhận bước đi của thời gian với bao u hoài:
 
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
(việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng , một cuộc say)
(Đặng Dung)

Người ấy là  một đấng trượng phu, đã sốt ruột, thậm chí đến đớn đau trước dòng đời tuôn chẩy trong sự bất lực của chính mình.

Còn ở đây, người đang cảm nhận về cuộc đời mình lại là một phụ nữ. Thế cuộc cũng khác. Nguời đó biết được giá trị của mình ( là hồng nhan = người đàn bà đẹp ,có tài sắc ). Nhưng biết được phẩm giá của mình không phải để sung sướng ,tự hào. Trái lại , biết chỉ thêm ngậm ngùi cay đắng. Vì sao như vậy? Từ “cái” đặt trước một danh từ sẽ khiến danh từ ấy mang sắc thái ngữ nghĩa của sự xem thường, khinh miệt, như : cái thằng ấy, cái con ấy v.v…hồng nhan vốn là danh từ để chỉ người đẹp, nhưng khi đặt sau từ “cái” đã không còn nguyên giá trị nữa. Sự tươi xinh, đẹp đẽ kia chỉ có giá trị tự nó thôi. Chưa hết, trước cái hồng nhan là tính từ trơ, vốn có hàm nghĩa xấu,  chỉ sự không biết xấu hổ ( Cứ trơ cái mặt ấy ra! ), đồng thời chỉ sự lẻ loi ,không biết nương tựa vào đâu (Đứng trơ giữa đồng). Hoá ra, hồng nhan - một phẩm giá con người trong cuộc thế này đã trở thành thứ  chẳng có ích gì, thậm chí đang xấu hổ nữa!

Bốn câu thơ tiếp theo ( thực và luận ) nói rõ thêm cái tình thế đáng buồn đó:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Chén rượu cũng như miếng trầu là những thứ không làm cho người no nê,nhưng nhiều lúc khiến người ta vui sướng, thân mật, bớt buồn, quên sự đời. Thế mà,chén rượu ở đây không giúp ích điều đó, bởi hương đưa say lại tỉnh. Vầng trăng tròn chỉ sự viên mãn, tốt đẹp, song mong ước ấy mãi chưa tới ( Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn ). Thành ra hai câu luận có vẻ như tả cảnh ( về mặt đất, về bầu trời ) mà thực ra là sự bộc lộ một thái độ bực dọc theo kiểu của Hồ Xuân Hương . Cuộc đời đang diễn ra trước mắt của nữ  sĩ thật vẹo vọ, khập khễnh, chẳng ra dáng ra hình gì !

Hai câu kết đẩy đến cùng tâm trạng của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời:
 
Ngàn nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẽ tí con con! 

Cuộc đời đáng chán , đáng buồn như thế thì cái sự xuân tới, xuân qua nào có gì đáng nói ?  Nó lặp đi lặp lại buồn tẻ đến mức người ta phải ngán ngẩm. Thời Thơ mới, các thi sĩ thường hay bộc lộ nỗi sầu, nỗi khổ trước cuộc đời ( Tôi có chờ đợi ai đau / Ai mang xuân đến gửi thêm sầu - Chế Lan Viên...).Hồ Xuân Hương không nói tới nỗi buồn - dường như điều đó trái với bản tính của thi sĩ, người thích sự thẳng thắn, mạnh mẽ . Bà nói tới nỗi niềm ngán ngẩm. Phải buồn lắm, chán lắm ngưòi ta mới có tâm trạng như vậy . Và, cũng phải đau đớn, phẫn uất lắm người ta mới có một cách thề như vậy trước cuộc đời! 

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây