Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 3)

Thứ bảy - 13/12/2014 23:30
Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến thế kỉ XV với lời thơ hùng hồn và tấm lòng quân tử nặng nợ tình.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu 
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu 
 
Hai câu đầu bài thơ có thể gọi là sự phô trương sức mạnh và khí thế hùng hồn của dân tộc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, oai hùng. '' cầm ngang cây giáo'' cho thấy sự hiên ngang và quật cường, ý chí và sự kiêu hãnh của những vị tướng, chỉ huy một đội quân tràn đầy sức chiến đấu bảo vệ dân tộc, sức mạnh đó không những có thể nuốt trôi trâu mà còn vươn xa hơn cả sao Ngưu ở trên trời cao. Đó còn là sự thúc dục, sự khuyến khích, động viên ba quân cho thấy sự tự tin vào sức mạnh dân tộc có thể đánh tan mọi kẻ thù. Là sự chắc thắng trước mọi trận chiến cam go, ác liệt. Phải chăng vì thế mà Phạm Ngũ Lão có thể đánh đâu thắng đấy và chiếm được lòng tin của anh em binh lính. 
 
Nam nhi vị liễu công danh trái. 
 
Câu thơ có nghĩa là:'' thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh''. Tiết tấu bài thơ trở nên dàn trải, nhẹ nhàng, không còn mạnh mẽ như hai câu thơ đầu, khi tác giả mạnh mẽ phô trương sức mạnh dân tộc và ý chí hùng hồn. Câu thơ thứ ba như một sự thở dài, một sự hổ thẹn, vị tướng tài như vẫn còn một nỗi băn khoăn trong lòng về thế sự quốc gia, tiềm ẩn một nỗi khát khao cống hiến và chiến đấu hết mình cho đất nước. Đúng hơn, Phạm Ngũ Lão cảm thấy buồn khi nước nhà còn trong cảnh gian nan, khổ ải và đau khổ vì chiến tranh, cảm thấy như mình vẫn chưa xứng đáng là một người con nước Nam, còn chưa đánh đuổi được quân xam lược. Niềm khao khát của Vị tướng tài muốn xông pha nơi trận mạc, muốn đánh đông dẹp bắc đánh đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi. Câu thơ này còn là một sự thúc dục ba quân, khuyến khích họ xứng đáng một trang nam tử đầu đội trời chân đạp đất, lập công danh cho nước nhà, vang dội sử xanh. 
Nếu ở hai câu đầu như một sự thông báo kiêu hãnh với trời đất về sức mạnh và quy mô của một đội dũng binh đang chuẩn bị xuất trận, báo hiệu một chiến thắng huy hoàng đang chờ đón trước một sức mạnh như vũ bão, câu thơ thứ hai là một tiếng thở dài trầm lắng, nhẹ nhàng để người ta suy nghĩ lại về chí làm trai, về mục đích của người đàn ông sống trên đời, thúc dục ý chí và lòng căm thù giặc của ba quân, tạo cho họ một sự vững chắc về tâm lý cũng như lòng tin về chiến thắng thì ở câu thơ thứ cuối bài thơ, tác giả đã nêu lên một tấm gương để học hỏi, để noi theo và cho thấy sự phấn đấu lập công lớn lao của mình. 
 
Câu thơ:

'"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

có nghĩa là:

"Thầm thấy hổ thẹn khi nghe kể chuyện Gia Cát Lượng''.

Đây là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu khanh tướng" ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc. 
 
Nói chung lại,cả bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây