Tuy văn tài lỗi lạc nhưng ông không xem văn chương là con đường sự nghiệp của mình, ông chỉ muốn dùng nó để lên tiếng cho cách mạng, cho dân tộc đang sống trong đói khổ lầm than, để những người thanh niên yêu nước đứng dậy làm cách mạng cứu nước, cứu dân. Tinh thần yêu nước ấy được thể hiện rõ trong tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” (1905)được ông sáng tác trước lúc lên đường sang Nhật . Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mang hình thức cổ điển, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người ,một bài ca hùng tráng về chí nam nhi của nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng .
Thật xứng đáng với vẻ đẹp ấy ,Phan Bội Châu mở đầu bài thơ không phải là những lời chia tay ,nhớ thương bịn rịn của người đi kẻ ở lại ,mà đó là những câu thơ mang lí tưởng hoài bão của con người đang sục sôi ý chí muốn làm chủ vũ trụ ,muốn xoay chuyển càn khôn đất trời :
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
(Sinh vi Nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi )
Hai câu thơ là một lí tưởng đẹp của con người. Con người phải làm chủ bước đi của lịch sử, phải chủ động trước hoàn cảnh. "Làm trai" là khẳng định chí khí của thanh niên ,sống là phải “lạ” ,làm nên sự nghiệp lớn để lại tiếng thơm muôn đời ,đem lại cho đất nước cuộc sống ấm no ,không thể sống tầm thường ích kỉ ,chỉ cảm thụ cuộc sống riêng mình.trước Phan Bội Châu đã có bao nhiêu con người ưu tú nói về chí làm trai với lòng nhiệt thành cháy bỏng - “Nam nhi vị liễu công danh trái / Tu thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu”(Phạm ngũ lão ) .Song,hai câu thơ của cụ Phan vừa như một câu hỏi tu từ khẳng định chí làm trai giữa trời đất vừa là lời đối thoại rằng không lẽ đấng nam nhi lại để mạc cho trời đất tự chuyển dời ,tới đâu thì tới ,còn “chúng ta” là kẻ đứng ngoài không phận sự hay sao ? Chỉ hai câu đề ta cũng thấy được một lối sống cao đẹp tiến bộ đầy bãn lĩnh ,sẵn sàng thách thức càn khôn vũ trụ mang vẻ đẹp của khí phách hào hùng người chí sĩ Phan Bội Châu . Khí phách ấy lại vang lên mạnh mẽ hơn trong hai câu thơ tiếp theo :
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai ?”
Nhân vật trữ tình ý thức dược trách nhiệm của mình trước đồng loại,trước đất trời bao la . “Trong khoảng trăm năm” này cần có một người sẵn lòng phục vụ cách mạng ,phục vụ những lí tưởng cao đẹp mang lại yên bình cho đồng loại . “Trăm năm” ẩn dụ cho một đời người ,một cuộc sống mà “tớ” có trách nhiệm gánh vác .Cái tôi của tác giả mang đầy trách nhiệm ,”tớ” đang hiện diện hôm nay phải làm được một điều j đó có ý nghĩa cho đời , “tớ” thấy việc không thể không làm ,không thể ỷ lại cho ai .Cái tôi về trách nhiệm ấy lại cho ta thấy được lịch sử là một dòng chảy liên tục ,có sự chung tay góp sức của nhiều thế hệ .”Sau này muôn thuở há không ai?” -câu thơ vừa đặt ra cho ông cũng như cho những người thanh niên yêu nước của dân tộc trước cảnh nước nhà .Song ,ông cũng đặt một niềm tin về thế hệ mai sau của dân tộc sẽ làm nên chuyện lạ ,sẽ làm nên non sông này ngàn đời tươi đẹp .Giọng thơ đĩnh đạc hào hùng mang niềm tin của nhân vật trữ tình ,đồng thời khẳng địnhvai trò của cá nhân ông ,thúc giục những chí sĩ yêu nước lên đường .
Cái chết vinh quang hay cuộc sống tủi nhục lại được nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu tiếp theo :
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Câu thơ mang nỗi đau đớn ,xót xa của tác giả . Lúc này, khi dân tộc đã mất tự do, chủ quyền đất nước bị xâm hại, thì việc đầu tiên, cần thiết nhất không phải học văn chương cử tử nữa. Câu thơ không có ý chê bai hay bài xích chuyện học đạo thánh hiền mà chỉ có ý khuyên con người ta phải sống với thời cuộc. Nước mất thì nhà tan, dân chúng lầm than, đói khổ, đạo đức xã hội suy đồi khiến những con người có trách nhiệm với dân tộc phải suy nghĩ mà đau lòng .Với nghệ thuật đối lập được ông sử dụng một cách tài tình -gắn sự sống chết công danh của bản thân với sự mất còn vinh nhục của đất nước .Hình ảnh này vừa mang vẻ đẹp lãng mạn - sự nhận thức sâu sắc về thời cuộc -lại mang khí phách hào hùng của đấng nam nhi khi lòng nhiệt huyết đưa dân tộc ra khổi kiếp sống lầm than đang len lỏi khắp da thịt ông .
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
Việc “lạ” của nhân vật trữ tình đang nung nấu sắp khởi hành .Tư thế hăm hở ,mang long quyết tâm về cuộc xuất dương cứu nước ,nhà thơ thoát ra khỏi tủi thẹn ,day dứt của hai câu thơ trước để sang hai câu thở cuối ,rồi lên chiếc thuyền sắp ra khơi .Những “cánh gió” “sóng bạc”mang vẻ đẹp lãng mạn về những sóng gió ,thăng trâm phía trước .Nhưng những hình ảnh này lại được ông khắc họa bằng giọng thơ hào hùng ,bay bỗng .Tâm thế của nhân vật trữ tình lúc này là muốn lao ngay vào một con đường hoạt động mới ,;bay lên quẫy sóng đại dương ,bay lên cùng những đợt sóng trào sôi thoáng hiện trong tâm trí ông .ông không xem đó là những cách trở ,những vật cản trên con đường sự nghiệp cách mạng của mình ,mà trái lại ông xem chúng như bạn đường ,là đối tượng để mình đua sức đua tài .Nhiệt huyết cứu nước cứu đồng loại đã lấn át nỗi lo âu trong ông .Khí thế ra đi thật hùng dũng và đầy quyết tâm, tràn trề sức mạnh.Hình ảnh kết thúc bài thơ hào hùng, lãng mạn, thể hiện được tư thế ra đi đầy khí phách của con người trong thời đại mới. Người ra đi đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào con đường mình đã chọn.Bài thơ là cuộc chia tay từ biệt nhưng cũng là tiếng hô gọi ,là bàn tay vẫy gọi những lý tưởng cách mạng mới những con người yêu nước của thế hệ thanh niên tràn đây nhựa sống và phía xa xa kia là cánh cửa cuộc sống ấm no hạnh phúc của muôn dân .
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng đẹp về một nhà nho tiến bộ đầu thế kỉ XX với lí tưởng cứu nước, khát vọng sống, chiến đấu vì dân tộc, lòng tin và ước mơ về một tương lai tươi sáng.Những hình ảnh kì vĩ về vũ trụ bao la càng làm rõ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người lên đường - chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.