Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ (Bài 3)

Thứ ba - 01/10/2013 23:15
“Truyền kì mạn lục” do Nguyễn Dữ người Gia Phúc, Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương) sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, gồm 20 truyện. “Truyền kì mạn lục” là đỉnh cao đánh dấu bước trưởng thành của loại hình truyện ngắn, đc đánh giá là kiệt tác, bộ sách “thiên cổ kì bút” trong kho tang Văn xuôi VN thời trung đại. “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một trong những truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ, ca ngợi đức cương trực, lòng nghĩa khí và sự chiến thắng của kẻ sĩ đối với bọn gian tà; đồng thời tố cáo cường quyền phong kiến về bè với nhau hãm hại dân lành, lên án lũ giặc xâm lược, dù đã chết mà vẫn còn gây tội ác.
Diễn biến các sự việc trong “chuyện chức phán sự đền tản viên” cơ bản tuân theo trật từ thời gian, có khởi đầu, có cao trào và đi đến kết thúc có hậu. Chuyện kể về Ngô Tử Văn, tên là Soạn, quê ở Lạng Giang – Yên Dũng. Ngô Tử Văn là người có tính cách cương trực, khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà là không thể chịu nổi. Cách giới thiệu nhân vật theo motip kể truyện truyền thống đã tạo ấn tượng cho người đọc về tính cách nhân vật, xác định rõ nét trong tính cách của kẻ sĩ. Hành động châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn xuất phát từ việc tên bộ tướng của Mộc Thạch thời nhà Minh là viên bách hộ họ Thôi tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người nước Việt, sau đó hồn ma họ Thôi tranh giành, cướp quyền vị thần người Việt và “từ đấy làm yêu quái trong dân gian”. “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Chàng “tắm gội sạch sẽ” để muốn chứng tỏ sự trong sạch của mình, hành động đốt đền là hành động chính nghĩa vì dân chứ không phải một phút nông nổi. Chàng muốn trời chứng giám cho mình, muốn nhận đc sự ủng hộ từ trời và người. Chính nhờ hành động đó mà Tử Văn thấy mình có sức mạnh, rất vững tâm. Mọi người đều “lè lưỡi, lắc đầu, lo sợ thay cho Tử Văn”, nhưng chàng thì “vung tay không cần gì cả”.Đối lập với sự sợ hãi và lo lắng của mọi người, Tử Văn vẫn giữ vững bản lỉnh của mình. Chàng dám làm và dám chịu trách nhiệm về hành động đó, không hề bị nao núng. Hành đọng kịch đạt kịch tính ở độ cao từ hành động đốt đền của Tử Văn. Câu chuyện có sức cuốn hút mạnh. Không nói ra, nhưng không ai không có câu hỏi dấy lên trong lòng. Như vậy rồi sẽ ra sao? 
 
Khi chàng về đến nhà thì “không còn vung tay không cần gì cả nữa, mà đã thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run…sốt nóng, sốt rét”. Trong cơn sốt Tử Văn thấy tên giặc xuất hiện trong hình dáng của một kẻ sĩ: đầu đội mũ trụ, cao lớn, khôi ngô, xưng là cư sĩ, cách trình bày ra vẻ trân trọng. Qua các hành động đã thể hiện đc sự giả dói của hắn. Hắn đến trách Tử Văn bắt đầu bằng nguyên lí đạo nho: “nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao?”. Rồi hắn yêu cầu Tử Văn phải xây trả lại ngôi đền. Không những thế hắn còn đe dọa sẽ kiện Tử Văn ở Minh Ti. Đối lại, Tử Văn: “măc kệ, cues ngồi ngất ngưởng, tự nhiên”. Và khi tên giặc tức quá không làm đc gì thì hắn phất áo ra đi, còn Tử Văn vẫn cứ một mực điềm nhiên. Qua hành động và dánh ngồi ngất ngưởng của Tử Văn, ta thấy đc thái đọ ngang tang, ngạo nghễ của chàng. Ở dáng ngồi ấy, Tử Văn dường như không thèm để ý đến mọi lời của viên bách hộ họ Thôi. Bên ngoài Tử Văn không hề biến đổi. Nhưng bên trong đã phục sẵn một tình thế đảo ngược: cái mặc kệ, ngất ngưởng của Tử Văn, cái bất biến ấy mới là sức mạnh so với cái vạn biến. Có điều ở đây nó chưa đc phép bộc lộ ra hết. Nó như một thứ im lặng, nhưng là một thứ im lặng nín hơi, thu sức vào bên trong, chờ đợi cơ hội. Cái gian tà cứ việc mà lên giọng, gào thét, cái cương nghị cứ lặng thinh như tảng đá lầm lì. 
 
Tử Văn chưa hết ngạc nhiên về tên giặc tự xưng là thổ thần, thì bỗng thổ thần xuất hiện. Trái hẳn với tên giặc, chỉ là “một ông già, áo vải, mũ đen, từ tốn, lễ độ”, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh. Cách giới thiệu vẫn trân trọng, nhưng thân mật, gần gũi, đúng là một vị thổ thần dân tộc. Ông già kể sự thật về tên giặc kia cho Tử Văn nghe và cuối cùng không quên dặn dò một cách tha thiết và tội nghiệp:” Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thấy cũng khó lòng thoát nạn”.Thổ công cũng giúp Tử Văn cách chống lại tên giặc. Trái lại với lúc đối mặt với tên giặc Tử Văn không nói một lời, thì nay Tử Văn nói năng linh hoạt, cởi mở hẳn lên. Tử Văn kêu sao lại lắm thổ thần, hỏi ông già sao lại không kêu oan với thượng đế?. Đặc biệt Tử Văn còn tỏ ra nao núng: “Hắn nếu thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” Tại sao vậy? Bởi đối với tên giặc kia, Tử Văn phải giữ mình nên phải im lặng, giấu cái thực vào cái hư. Còn đối với ông già thì Tử Văn coi là chỗ thân tình. Chỉ ngạc nhiên chút xíu sau đó là thông cảm, mến thg nên cũng chẳng giấu gì nỗi xao xuyến trong lgtrc thế lực của tên giặc kia. Không xao xuyến làm sao đc, Tử Văn chỉ một mình, chỉ mỗi một tấm lòng cưng trực, nghĩa khí. Vậy có khác gì ông già chỉ “khư khư một tấm lòng thành thực”. Ông già bị vùi dập thì Tử Văn cũng sẽ vậy. Cho nên nỗi lo sợ của ông già cuối đoạn văn cũng là nỗi lo sợ cho cả Tử Văn. 
 
Bây giờ không còn là cảnh trần gian nữa mà là cảnh âm ti. Tình thế đang ngày càng nguy hiểm với Tử Văn. Bát đầu Tử Văn vung tay không sợ, nhưng rồi sốt li bì, nay thì chết hẳn và bị quỷ sứ bắt đi rất gấp. Con đường đến minh ti, Tử Văn đi qua một con sông dài: thấy những con quỷ mắt xanh, tóc đỏ: đi qua cây cầu dài hơn nghìn thước: cảm nhận đc cái mùi tanh của cõi âm và song xám. Với việc sử dụng gam màu tối & lạnh, tác giả đã khắc họa đc một đặc trưng của cõi âm lạnh lẽo và thiếu sinh khí.. Đến minh ti, Tử Văn gặp Diêm Vương, bị quát và đe dọa. Tử Văn không hề nao núng, chàng trả lời rành rọt, rõ rang khiến cho Diêm Vương phải nghi ngờ. Tử Văn một mực kêu oan. Chàng đấu tranh đến cùng cho lẽ phải, công lí. Cuối cùng Diêm Vương đã cho người đi điều tra. Sự thực chứng tỏ rành rành. Tử Văn đc minh oan, viên bách hộ họ Thôi bị trừng phạt. Tử Văn đc nhận chức phán sự. Đây là chức quan coi việc xử án. Tử Văn rất xứng đáng với phần thưởng này bởi lẽ chàng là người cương trực, biết lẽ đúng sai, phải trái, xứng đáng là người giữ cán cân công lí. 

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây