Ở đâu đó giữa cuộc sống xô bồ, tấp nập này – nơi mà người ta dường như lúc nào cũng nặng gánh ưu tư làm sao để thành đạt- thì có những người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức lực, quãng đời của mình cho gì mang giá trị, ý nghĩa đối với xã hội, đất nước thay vì lợi ích cho riêng mình. Họ thật giản dị, cao đẹp biết bao ! Thế nhưng cũng vì sự giản dị, thầm lặng ấy mà họ ít được người đời biết đến. Câu truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ra đời vào mùa hè năm 1970 đã tha thiết ca ngợi những con người lao động ấy. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Truyện tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên sơn ở Sa Pa. Và dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long, hình ảnh anh thanh niên – nhân vật chính của truyện – đã hiện lên thật tươi sáng, những đức tính cao đẹp của anh khiến ta phải cảm phục.
Anh thanh niên tuy chỉ xuất hiện chốc lát trong cuộc gặp gỡ với bác họa sĩ, cô kỹ sư, nhưng cũng đủ để hai nhân vật ấy ghi nhận những ấn tượng tốt về anh. Rồi sau đó, anh lại khuất mất giữa những rừng cây xanh thẳm, mây mù bạt ngạt và cái lặng lẽ của núi rừng Sa Pa. Con người và nhân cách của anh không chỉ hiện ra qua những câu chữ của Nguyễn Thành Long mà còn ngời sáng lên trong cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là bác họa sĩ già, anh cũng tự bộc lộ tính cách của mình qua việc chia sẻ với bác và cô kỹ sư về cuộc sống, công việc và suy nghĩ của mình.
Cũng như bao người trẻ tuổi khác, anh thanh niên mang trong mình lý tưởng chung của thế hệ trẻ ngày ấy. Anh từng hang hái viết đơn xin ra mặt trận để chiến đấu vì nền độc lập chủ quyền của Tổ quốc, nhưng anh lại không đủ cân nặng nên không được phép ra chiến trường. Tuy nhiên, điều ấy không khiến anh nản lòng, anh chấp nhận làm công việc khí tượng trên núi cao 2600 m, không một ai bất buộc anh đến cái nơi “khỉ ho cò gáy này”, và việc lựa chọn làm công tác khí tượng cũng không phải xuất phát từ ý nghĩ bốc đồng của anh mà ra. Anh có một sự nhận thức rõ rang, chin chắn và sâu sắc đối với công việc. Anh sẵn sàng đến bất cứ nơi đâu để có thể lao động, góp sức mình vào công việc chung của đất nước và thực hiện ước mơ của mình. Ngoài ra, quá trình làm việc còn giúp anh tích lũy thêm hiểu biết thành thạo công việc – chỉ cần nhìn gió hay nhìn trời, anh cũng có thể “nói được mây, tính được gió”, nó giúp anh trưởng thành hơn và trả lời những câu hỏi trước đây anh từng đặt ra : “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ?” Cũng vì vậy, anh rất có lòng yêu nghề, gắn bó với công việc, lời anh nói với người họa sĩ già :”Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” đã giúp ta cảm nhận điều đó.
Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tích mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. “Gian khổ nhất là vào lúc 1 giờ sáng, dù mưa, gió tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc”, “xách đèn ra vườn, gió tuyết và im lặng ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.”. Sống ở nơi núi rừng Sa Pa, thử thách lớn nhất của anh chính là sự cô độc ; nó thật đáng sợ, một khi con người để cô đơn vây kín, nó dễ dàng ám ảnh và mang đến cho họ nhiều khổ đau, rắc rối. Có thể thấy, hoàn cảnh sống của anh thanh niên thật không dễ dàng, luôn có nhiều hiểm nguy rình rập và phải đối mặt với sự thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Thế nhưng hơn bốn năm qua, anh luôn hoàn thành tốt công việc của mình, góp một phần sức nhỏ vào sự nghiệp chung của đồng bào dưới miền xuôi, điều gì đã khiến anh vượt qua được những thử thách khắc nghiệt ấy ? Có lẽ là nhờ nghị lực, niềm tin, sự ý thức rõ về tầm qua trọng của công việc của mình, anh thanh niên thật đáng ngưỡng mộ ! Anh hiểu rõ tầm quan trọng của công việc của mình, như anh đã giới thiệu với bác họa sĩ và cô kỹ sư : “Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa Đông Bắc đối với miền Bắc nước ta” , anh đã Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, để có những suy nghĩ rất đẹp. Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn “gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia”, anh không tô đậm sự gian khổ của công việc mà nhấn mạnh niềm hạnh phúc. Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng. Anh tự hào về nghề nghiệp của chính mình, anh sung sướng vì công việc có ích đã giúp quân và dân ta “bắn hạ phản lực Mỹ”. Với anh, hạnh phúc là được góp phần sức lực nhỏ bé của mình cho công cuộc xây dựng và bao vệ tổ quốc, đem lại hòa bình cho đất nước. Anh còn đề ra cho mình nhiệm vụ công tác để phấn đấu, đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ có một mình ở trạm khí tượng trên đỉnh núi cao, và có nhiều đêm trời rét kèm theo bão tuyết, có đôi lần anh hơi nản chí, vì dẫu sao, anh vẫn là con người, nhưng sự tự trọng, ý thức trách nhiệm đã nhắc nhở, thúc giục anh cố vượt qua cái giá lạnh thấu xương ngoài kia mà làm tốt công việc của mình, hơn 4 năm qua, anh cần cù, tỉ mì, chưa hề để xảy ra một sơ suất nào dù là rất nhỏ. Có thể hình dung được bao nhiêu khó khăn, gian khổ mà anh phải chịu đựng. Thật đáng quý biết bao lòng hăng say công việc, người con trai đơn độc ở núi rừng Sa Pa đó vẫn ngày đêm tự giác, tự nguyện làm việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái những thành quả tốt đẹp. Công việc của anh thật chẳng kém gì nhiệm vụ của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm bảo vệ Tổ Quốc.
Anh thanh niên còn có phong cách sống rất đẹp. Dẫu sống có một mình nhưng anh không để bản thân buông thả, anh yêu đời, biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống, gian nhà của anh gọn gang, sạch sẽ, anh chạy về nhà trước là để pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải như bác họa sĩ đã nghĩ :” Khách tới thăm bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Bác họa sĩ đã rất ngạc nhiên khi trông thấy ngôi nhà của anh không những ngăn nắp mà còn được tô điểm bằng những bông hoa rực rỡ đang cố khoe trọn hương sắc của mình ở chốn mây mù lạnh lẽo này để làm cho cuộc sống của chủ nhân chúng – một người yêu thiên nhiên, biết làm đẹp cuộc sống - thêm màu sắc, ý nghĩa. Không những thế anh thanh niên còn trồng rau, nuôi gà để cung cấp cho mình thức ăn, không phụ thuộc vào người khác, sâu trong anh là sự chin chắn, tự lập.
Anh còn mang trong mình những đức tính đáng quý khác – ham học hỏi, khiêm tốn và những nhận thức đúng đắn về cuộc sống. Anh vô cùng giản dị : cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học , một giá sách. Anh đọc sách ngoài những giờ làm việc. Tự lúc nào sách đã trở thành người bạn thân thiết, không thể rời xa của anh, anh đã nói với cô kỹ sư : “Cô thấy đấy, tôi lúc nào cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.Đến với sách, chân trời của anh như được khai sáng, rộng mở thêm. Sách mang đến cho anh những hiểu biết, kích thích anh hứng thú tìm tòi, nó còn giúp anh khuây khỏa vào những giờ phút rãnh rỗi, làm đẹp thêm cuộc sống tinh thần của anh. Sự say mê tìm tòi trong anh khiến anh lúc nào cũng muốn có sách để đọc và tụ xoay sở để có sách đọc, được bác lái xe đứa cho gói sách, anh “mừng quýnh như cầm” được vàng. Ham mê đọc sách là một thói quen tốt, một đức tính đang quý trong anh mà mỗi người cần học hỏi.
Anh còn có một đức tính khiêm tốn thật đáng quý làm sao ! Tuy đã giúp không quân “bắn hạ một loạt phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng” nhưng anh không vì vậy mà trở nên kiêu ngạo, đối với anh, điều tốt đẹp ấy đến thật bất ngờ, “từ ngày hôm ấy anh sống thật hạnh phúc” vì đã góp được một phần công sức của mình cho sự nghiệp chung của đất nước. Nhận ra bác họa sĩ già đang phát họa khuôn mặt của mình, anh đã hô to lên : “Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh giới thiệu với bác họa sĩ ông kỹ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày qua ngày tìm cách tạo ra những củ su hào ngon, ngọt hơn trước cho người dân mình. Anh còn ca ngợi người cán bộ khoa học “đồng chí đang làm về một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm.” Thực tâm, anh cảm thấy bản thân không xứng đáng để được bác họa sĩ vẽ lại, anh cho rằng so với những con người được anh nêu tên kia, những thành tích của anh chẳng là gì.
Không chỉ say mê công việc, say mê đọc sách, biết khiêm tốn, anh thanh niên còn là một người rất đáng mến, ở sự cở mở, chân thành với mọi người. Anh thanh niên có một hoàn cảnh sống thật đặc biệt. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm làm bạn với gió, tuyết, mây mù lạnh lẽo vì vậy bác lái xe đã gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Nhưng cái sự cô độc đó không khiến anh buồn rầu, chai sạn cảm xúc mà ngược lại, anh rất đỗi “thèm người”, cái thèm người ở đây là thèm được trò chuyện, được yêu thương và chia sẻ nhịp đập cảm xúc với nhau. Anh đã làm kế đẩy cây ra giữa đường chặn xe, để có cơ hội đượ chạy ra giúp mọi người đỡ khúc cây lên và nói chuyện với họ dù chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Và anh đã ghi được dấu ấn trong lòng những ai anh gặp gỡ. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài xế, người họa sĩ và cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường tại nơi làm việc của mình. Ấn tượng đầu tiên của bác họa sĩ già dành cho anh là “ cậu thanh niên 27 tuổi, nét người nhỏ bé, gương mặt rạng rỡ”. Tuy có phần luống cuống nhưng anh tươi cười trò chuyện với mọi người một cách thân mật. Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người, anh kể họ nghe về công việc, về hoàn cảnh sống, về những suy nghĩ của mình, anh “nói to những điều người ta chỉ nghĩ, cũng là những điều ta ít nghĩ”. Có lẽ người ta sẽ nghi ngờ việc anh niềm nở với những người anh chưa biết mặt bao giờ, bởi lẽ diều này khá là kỳ lạ, song sự hiếu khách, nhiệt tình ấy hoàn toàn chân thật xuất phát từ trái tim luôn yêu quý con người, cuộc sống của anh. Anh tặng bác lái xe củ tâm thất khi nghe tin vợ bác bị ốm, anh tặng giỏ trứng làm quà cho khách, anh vui vẻ cắt các cành hoa từ mấy bụi hoa đơn, thược dược, vàng, tím, đỏ,… anh trồng trước nhà để tặng cô kỹ sư, “anh rất tự nhiên như một người quen thân, trao bó hoa cho người con gái ấy”. Hành động của anh mang những thông điệp đầy nhân văn: hãy sống đẹp, hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng cùng tình cảm và sự nhân ái. Khi thời gian thấm thoát trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến giây phút chia tay, anh nói to lên đầy tiếc rẻ : “TRời ơi chỉ còn có năm phút !”. Anh lưu luyến mọi người. Chính thái độ ân cần, niềm nở, hiếu khách của anh đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.
Trong làn sương mờ ảo của Sa Pa, đâu đó bùng lên ánh sáng con người lao động mới. Có thể nói, anh thanh niên vẻ đẹp tâm hồn của mới trí thức mới, gắn bó với nghề, yêu cuộc sống, yêu đất nước. Anh là tấm gương hy sinh quên mình lý tưởng phục vụ đất nước. Anh có một nhân cách quá đỗi cao đẹp, cũng vì thế, dù chỉ vỏn vẻn 30 phút gặp mặt, .anh đã hoàn toàn chinh phục được người đối diện. anh khiến bác họa sĩ từ chỗ “xúc động bị cuốn hút” đến “ bối rối, băn khoăn”; anh làm cho cô kỹ sư thay đổi cảm nhận về cuộc sống, con người, mang đến “cái cảm giác bàng hoàng cô đáng lẽ phải có khi cô yêu, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và vững tin vào quyết định của mình”. Nhìn chung anh thanh niên đã mang đến cho mọi người niềm tin yêu vào cuộc sống. Hình ảnh anh thanh niên gắn bó với dân, với nhiệm vụ bằng tất cả tấm lòng sẽ mãi là hình ảnh đẹp, có ý nghĩa lớn lao. Bằng lối kể tự nhiên cùng tình cảm yêu mến, dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long nhân vật anh thanh niên đã hiện lên hoàn toàn chinh phục người đọc. Người cán bộ ấy trẻ ấy được tác giả xây dựng khá sắc nét với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực, một mẫu người của giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ hy sinh nhưng cũng thật trong sáng, mạnh mẽ. Anh chính là nốt nhạc ngân vang trong bảng giao hưởng nhẹ nhàng mà sâu lắng giữa “LLSP”.
Truyện ngắn đã ca ngợi những con người lao động hang say hết mình và vô cùng giản dị như anh thanh niên. Qua đó tác phẩm đề cao những ý nghĩa, niềm vui của lao động tự giác. Lời văn mượt mà trau chuốt mà vẫn đậm chất tạo hình, âm hưởng nhẹ nhàng mà vẫn trĩu nặng suy tư bởi chất trữ tình rất riêng. Những trang viết của Nguyễn Thành Long giúp ta thêm yêu con người và cuộc sống, tâm hồn đáng quý và những cử chỉ cao đẹp của anh thanh niên trong truyện đã gieo vào lòng em niềm tin vào một ngày mới tươi sáng, thôi thúc em muốn cống hiến hết mình cho xã hội, cho công cuộc kiến thiết nước nhà.
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
(Tố Hữu)