Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Kể lại một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết (Bài 4)

Thứ sáu - 26/09/2014 04:10
Thương người như thể thương thân - bài học về lòng yêu thương, đùm bọc con người, đặc biệt khi khó khăn, hoạn nạn luôn được bà dạy tôi qua những câu chuyện cổ tích. Nhưng có lẽ, bài học sâu sắc nhất tôi đã được học qua Hà - người bạn cùng lớp với tôi.
 
Hôm đó là một ngày mùa đông giá rét. Chúng tôi đi học trong cơn gió lạnh như cắt da cắt thịt. Hà và tôi cùng nhau đến trường. Vừa đến lớp, chúng tôi thấy lớp học mới rực rỡ làm sao! Cả lớp tràn ngập màu sắc của những chiếc áo khoác, áo len kiểu cách. Đa phần các bạn trong lớp đều là con nhà khá giả. Chúng tôi có quần áo ấm và đẹp; sách vở, đồ chơi rất nhiều. Bên cạnh đó, lớp tôi còn có một vài bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng học rất giỏi. Cứ nhìn cách ăn mặc và các đồ dùng là có thể phát hiện ra các bạn ấy trong lớp của tôi. Chúng tôi ít tiếp xúc với nhau vì những buổi sinh hoạt chung, những bữa tiệc sinh nhật thường không có mặt bạn ấy.
 
Sát giờ học mới thấy Phương hối hả chạy đến. Cả lớp ồ lên vì Phương vẫn như thường ngày, chỉ mặc'trên mình hai chiếc áo mỏng và đi đôi dép xăng đan giản dị. Đôi môi bạn thâm tím, nhạt nhợt vì lạnh. Vào đến lớp, bạn cúi đầu vì không muốn nhiều người thấy bạn đang co ro, run rẩy. Mặc dù Phương nhỏ nhắn, nhút nhát nhưng rất thông minh. Tôi đã nghe về hoàn cảnh khó khăn cùa gia đình Phương, về một người cha thương binh và một người mẹ bán hàng rong nhưng vì khoảng cách giữa chúng tôi rất xa nên tôi chưa có dịp để an ủi, động viên bạn. Cả lớp tôi cũng thế. Thấy Phương ăn mặc như vậy, các bạn chỉ cười hoặc bĩu môi, cho rằng Phương không biết chăm cho bản thân thì cố mà chịu. Chỉ có Hà là không yên, thỉnh thoảng lại quay xuống cuối lớp nơi Phương ngồi, Tôi không thể tập trung được vì bím tóc của Hà cứ lúc lắc trước mặt, vẫn biết Hà là người giỏi văn, có tâm hồn dễ xúc động nhưng đối với tôi lúc ấy chẳng có gì quan trọng hơn bài toán cô sắp chấm và bài về nhà cho môn sau. Tôi cũng không để ý một điều rằng trong suốt giờ học toán ấy không thấy Phương phát biểu - điều mà ít thấy ở một người ham học toán như bạn.
 
Đến giờ chơi, không thấy Hà quay xuống nói chuyện với tôi như thường ngày, tôi đưa mắt tìm. Hà đang ở cuối lớp – chỗ Phương. Và cái gì kia? Tôi dường như không tin vào mắt mình nữa. Một người được cưng chiều như Hà đang cởi chiếc áo ấm của mình để nhường cho Phương trong khi thời tiết rất giá lạnh. Tỏi thấy Phương lắc đầu, tỏ ý từ chối nhưng sau khi đọc điều gì đó Hà viết trên mảnh giấy thì Phương đã mặc chiếc áo ấm của Hà vào. Khi Hà về chỗ ngồi, tôi liền hỏi ngay về chuyện vừa diễn ra. Hà nói:
 
- Phương ở sát nhà tớ, là người thường xuyên chép bài hộ tớ mỗi khi tớ bị ốm. Dạo này thời tiết lạnh nên gánh hàng của mẹ bạn ấy rất ế ẩm. Bạn ấy không có áo khoác ấm nên đã bị viêm họng suốt mấy hôm nay rồi. Vì vậy, tớ đã quyết định nhường cho bạn ấy cái áo của mình.
 
- Nhưng cậu đã nói gì để Phương đồng ý?
 
- Tớ nói rằng bố mẹ tớ rất quý bạn ấy nên đã đồng Ý cho tớ tặng bạn ấy chiếc áo. Với cả hôm nay tớ mặc rất nhiều áo len. Khi đi đón tớ, bô tớ sẽ mang thêm cho tớ áo khoác nữa nên tớ sẽ không bị lạnh.
 
- Nhưng tại sao cậu lại quyết định làm việc đó? - Tôi cố hỏi thêm.
 
- Tớ rất khâm phục một người tốt bụng và chăm chỉ như Phương. Để một thời gian nữa mới tặng, tớ sợ bạn ấy sẽ không có đủ sức khỏe để học tập. Bố mẹ tớ nói, trong cuộc sống còn rất nhiều người khó khăn, chúng ta phải biết giúp đỡ họ trong khả năng của mình. Chính những người biết vượt lên khỏi hoàn cảnh mới thực sự là tấm gương sáng để mình học tập cậu ạ!
 
Nghe Hà nói, tôi hiểu ra mọi chuyện. Có lẽ do tôi và các bạn quá vô tâm. Chúng tôi rất tích cực ủng hộ những chương trình cứu trợ trên báo đài mà dường như quên mất những người xung quanh mình.
 
Tôi cảm động trước hành dộng của Hà. Tôi quyết định sẻ bỏ qua những ngại ngần để giúp đỡ những người còn khó khăn trong cuộc sống.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây