Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đồng cảm và sẻ chia đang là nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay (Bài 4)

Thứ ba - 01/04/2014 05:54
Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng KH-CN đang phát triển đến chóng mặt, nó len sâu vào mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế. Khi đó, con người hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống từng giờ vì miếng cơm manh áo dường như không còn quan tâm đến nhau.
Điều đó đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ xã hội, làm mai một đi nhiều các giá trị truyền thống đạo đức mang tính nhân văn mà hàng ngàn năm nay cha ông ta luôn gìn giữ. Để phát huy và khơi dậy lại những giá trị truyền thống mang tính nhân văn như đối xử giữa con người với con người về tình tương thân tương ái, đồng cảm, sẻ chia ngọt bùi, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn để tạo nên một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay chính là góp phần vào lĩnh vực văn hoá truyền thống đó.
 
Đồng cảm và sẻ chia đang là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vậy đồng cảm là gì? Đồng cảm là cảm nhận và thấu hiểu sâu sắc tâm trạng, cảm xúc của một ai đó. Thật ra, ranh giới của đồng cảm rất mong manh. Bởi lẽ không cần phải thấu hiểu một ai đó một cách tuyệt đối, cũng không phải là một điều gì đó xa vời, thậm chí gần gũi dễ bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Đồng cảm thể hiện qua cử chỉ, thái độ xót xa, đau đớn, những giọt nước mắt cảm thông, những cái nắm tay sẻ chia, những cái ôm siết ấm áp, … chỉ là một chút an ủi, thấu hiểu lẫn nhau về phương diện, góc độ nhỏ của cảm xúc thôi cũng có thể gọi là đồng cảm rồi. Đồng cảm ẩn sâu trong mỗi con người. Đôi khi, chúng ta từng trải qua cảm giác xót xa, đau đớn trước những cảnh đời bất hạnh: những em bé vừa sinh ra đã mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo hay dị hình dị tật, những đứa trẻ đáng lẽ ra phải được sống trong sự đùm bọc, chở che của tình thương cha mẹ, phải nhận được nhiều hạnh phúc và quyền lợi thì nay phải lang thang mưu sinh kiếm sống dựa vào những đồng bạc ít ỏi từ nghề bán vé số, đánh giày, thậm chí là ăn xin của bố thí. Rồi những số phận lay lắt, trôi nổi của những người dân vùng Trung Đông, những người dân vô tình là nạn nhân của cuộc chiến tranh triền miên phi nghĩa giữa Israen và Hamars, cuộc sống của họ rơi vào cảnh "nay sống mai chết" chưa biết chừng? Và những cụ già bị con cái ngược đãi, bất hiếu, không được chăm lo, phụng dưỡng, tồi tệ hơn là họ bị đuổi ra khỏi nhà, chịu những lời đay nghiến, chì triết, phải lăn lộn với cuộc sống xung quanh bằng tấm thân già nua, ốm yếu và cằn cỗi. Thực sự, dù ai đó có lòng dạ "sắt đá" đến thế nào đi chăng nữa thì bắt gặp những cảnh ấy trong lòng không khỏi mảy may nghẹn ngào, khó chịu và thương xót thay. Chính những cảm giác đó gọi là đồng cảm. Đồng cảm xuất phát từ lẽ tự nhiên, là tiếng nói của trái tim vì thế đồng cảm không thể bắt buộc và không thể gượng ép.
 
Con người biết đồng cảm rồi nhưng quan trọng nữa là cần phải chia sẻ. Đồng cảm để rồi chia sẻ, chứ không phải đồng cảm riêng lẻ. Người tốt bụng là người có cả hai yếu tố đức tính ấy. Vậy chia sẻ là gì? Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về mặt vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình giúp họ vượt qua những khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời, người chia sẻ cần quên đi những gì mình vừa cho nghĩa là không mong người khác trả ơn, còn người kia thì đừng bao giờ quên những gì mình nhận được. Cách cho và nhận như vậy sẽ tạo nên mối quan hệ nhân sinh thêm gần gũi và tốt đẹp hơn. Chia sẻ tâm hồn, kiến thức, của cải có vẻ đơn giản với con người nhưng thật ra không phải ai cũng biết chia sẻ. Người biết chia sẻ là người không để những ích kỉ giới hạn bản thân và cũng không phải là người chỉ lo vun vén cho chính mình. Dạng người ấy ngày nay ngày càng xuất hiện nhiều hơn do những xô đẩy và lôi kéo của vật chất xa hoa từ cuộc sống đã lấy mất đi sự quan tâm giữa con người với con người với nhau. Họ trở nên thờ ơ, lãnh đạm và vô tâm đến đáng trách thậm chí tỏ ra miệt thị với người khác.
 
Dẫn đến một sự thực: cuộc sống vẫn liên tục diễn ra đều đặn, những cảnh đời bất hạnh thì vẫn luôn tồn tại và hiển hiện song song bên cạnh là sự hạnh phúc, đủ đầy của những người may mắn hơn vô hình chung đã tạo nên tấm rào cản phân biệt giữa con ngưòi với con người, với người giàu và người nghèo, người lành lặn và người khuyết tật, người có tri thức và người mù chữ, … mãi mãi sẽ không thể xóa bỏ, thậm chí dần dần đánh mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là tương thân tương ái nếu ai cũng nhìn cuộc sống từ một phía. Chúng ta không phủ nhận rằng hiện nay vẫn có nhiều những nhà hảo tâm, tốt bụng âm thầm, lặng lẽ lập những tổ chức hay gây quĩ từ thiện nhằm giúp đỡ cho người bất hạnh, nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn đối với vấn đề này nhưng có đủ để làm giảm đi lượng người bất hạnh trên đất nước và thế giới hay không? Câu trả lời dành cho tất cả mọi người là chưa đủ, vì thế việc làm gấp rút và thiết thực hơn là mỗi người cần biết đồng cảm và chia sẻ lẫn nhau tạo thành một nếp sống đẹp. Không thể một thành phố nhộn nhịp, rực rỡ; một miền quê thanh bình, yên vui; một đẩt nước giàu mạnh, ấm no lại còn tồn tại những khu phố ổ chuột, những căn nhà tạm bợ bằng giấy báo dưới gầm cầu, những tấm thân co ro trên đường phố quần áo rách nát, đầu trần, chân đất; người thấy người bị giết, bị cướp giật thì bỏ mặc, làm lơ. Liệu đó có phải là một đất nước toàn diện về mọi mặt và phát triển bền vững.
 
Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết đồng cảm và chia sẻ, từng ngày từng giờ đối với mọi người đặc biệt là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Dần dần ta càng cảm thông, chia se, giúp đỡ càng nhiều thì ta đã vô tình tạo cho mình một nếp sống cao đẹp, đáng quí và đáng trân trọng. Mỗi lần đồng cảm và chia sẻ là mỗi lần ta nhận được một niềm vui không những thế còn góp phần duy trì một cuộc sống hoà bình và tươi đẹp.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây