Cha tôi là một người đàng ông rất đặc biệt. Ông có thể làm mọi thứ mà chưa chắc mẹ đã làm được. Những em bé nằm cùng phòng với tôi cũng phải ghen tỵ. Mỗi lần mẹ đến thăm chỉ biết nhìn cha làm những công việc của mình. Tôi phục cha lắm! Bởi chưa có bài toán nào tôi hỏi mà ông không làm được. Ông rất giỏi, giỏi hơn tôi tưởng rất nhiều. Đối với tôi, cha là một cuốn bách khoa toàn thư mở để tôi tự tìm tòi, học hỏi. Tôi còn nhớ những ngày cùng cha đi sửa đồ điện kiếm tiền sinh sống. Trong miền Nam cái gì cũng rẻ nên việc sửa độ điện chỉ là công việc ngoài giờ của cha. Nghề chính của ông là lắp tủ điện. Cả cuộc đời của cha cũng xanh đỏ, vàng đen, dây điên trong nhà là không bao giờ thiếu. Ngày ấy gia đình tôi không khá giả nên tôi chẳng có nhiều bạn bè. Chỉ có bạn thân tri kỷ là người cha hiền này thôi. Cha chưa bao giờ kể về chuyện tiền bạc gia đình. Và tôi, cô bé mới lên 5 tuổi nhìn cuộc đời bằng con mắt giản đơn, thơ dại cứ sống cuộc một sống ấm nọ, vui vẻ.
Niềm vui nhỏ nhoi cái thời quần rộng bết đất của tôi là được ngắm cha làm tủ điện. Cha tôi không đẹp nhưng ông luôn làm người đối diện bị cuốn hút. Cuốn hút bởi làn da rám nắng, đen bóng nhẫy làm nền cho đôi mắt sáng như những vì sao bị người đời bỏ quên.
Những ngày Tết đến, gia đình cũng không có tiền để sắm bộ quần áo mới cho tôi. Còn ngoài kia, những con người vô lương tâm đang nuốt dần tiền của cha. Đêm giao thừa, nhìn cảnh bạn bè vui vầy bên mâm cơm có cha, có mẹ tôi chỉ biết khóc. Thời khắc thiêng liêng ấy, người ta bắt cha phải lang thang ngoài đường đòi nọ. Khi về đến nhà thì đã hết giao thừa. Nhìn tôi buồn, cha ôm tôi vào lòng và nói: ‘‘Con ơi cha xin lỗi’’ . Câu nói của cha làm tôi cảm nhận được nước mắt đang chảy trong trái tim của Người.
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng cha luôn dăn tôi một điều mà mãi mãi đứa con này không bao giờ quên: ‘‘Giấy rách phải giữ lấy lề”. Cha luôn dặn tôi không bao giờ lấy đồ của người khác cho mà không được sự đồng ý của cha mẹ và luôn cho tôi đi học đầy đủ như bè bạn.
Vài năm sau, vì công việc nên cha phải ra Hà Nội kiếm miếng cơm manh áo. Tôi và mẹ ra ngay sau đó bởi thiếu cha như căn nhà thiếu đò đạc, cuộc sống của hai mẹ con trở nên vô vị. Những năm đó, tôi không nhóa phải chuyển nhà bao nhiêu lần nữa. Tiền không có, tài sản chăng là bao, cha tôi với bàn tay trăng đã xây dựng cơ nghiệp. Cha làm việc hùng hục khi tôi chưa dậy đến lúc cả nhà đã đi ngủ. Tất cả các công đều đang đã thi công nên không có thang máy, cha phải cuốc bộ mấy chục tầng. Có ngày cha mệt quá đành nằm ở cạnh cầu thang, nhin ăn sáng bớt tền ăn trưa, gom góp dành dụm từng đồng cho tôi ăn học. Từ nhân viên bình thường không được người ta tôn trọng, sai kiến đủ điều cha đã phấn đấu để làm giám đốc công ty được mọi người tin yêu, quý mến. Nhưng đến đó rồi cha vẫn phải cày cày đêm đến nối số và chữ trên bàn phím mờ dần đi và mất hẳn. Tù đó cuộc sống của nhà tôi khấm khá hơn rất nhiều. Tôi đi học với niềm vui khôn xiết, niềm kiêu hãnh và xóa bỏ hoàn toàn sụ kỳ thị của các bạn.
Từ những năm sau đó, giông tố cuộc đời của tôi bắt đầu xảy ra. Tôi đã mắc phải một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà y học gọi là sốc nhiễm trùng máu. Tôi sống có được hay không là nhờ nghị lực, nhờ cái phúc của dòng họ để lại, là nhờ sự thương yêu của cha còn loại thuốc thì bệnh nhân nào cũng như nhau. Trước tình trạng không thuyên giảm của căn bệnh các bác sỹ ở đó đã bắt đầu thất vọng. Cha đã nối dây sinh sắp đứt lại bằng sự quan tâm, chăm sóc là đức hy sinh cao cả để cứu tôi thoát khỏi địa ngục. Ban ngày cha dìu tôi ra ngoài để tập đi, hóng gió và động viên tôi cho tôi thêm sức mạnh giúp tôi chống lại bệnh tật. Đêm đến cha canh giấc ngủ, sợ rằng cái chai chuyền chuyên trị của tôi hết, sợ rằng tôi có thể ngất đi vì nước chuyền quá mạnh hoặc lại vỡ ven khiến nước chuyền tắc nghẽn làm tôi đau. Cha là người đã sinh ra tôi thêm lần nữa. Tôi nhìn lên, trăng hôm nay sáng quá! Dưới ánh trăng dịu hiền, những sợi trắng sương gió hiện lên bần bật giữa đám tóc đen lỗ chỗ của cha. Trông cha xanh xao và gầy hẳn. Tôi nhìn cha và rớt nước mắt bởi không giúp gì được cho cha mà lại làm mất đi một phần quãng đời hưởng thụ của Người.
Những ngày nằm trong bệnh viện cuối cũng được chấm dứt. Tôi trở về nhà và nhìn lại người cha của mình. Cha ơi! Cha khác nhiều quá ! Cảm ơn cha đã sinh ra con và cho con một cuộc sống tốt đẹp, cảm ơn tất cả nhưng gì cha đã hi sinh cho con. Có lẽ tôi là người con hạnh phúc nhất trên đời. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành nhà bác học được viết tiếp cuốn bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong trái tim tôi.