Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 34

Lớp 12

Phân tích bài Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (Bài 2)

Phân tích bài Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (Bài 2)

 09:54 18/12/2014

Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng đã tạo được giọng điệu riêng ngay từ khi trình làng thi phẩm đầu tiên "Dấu chân qua trảng cỏ" rồi đến “Những người đi tới biển”, sau đó là “Khối vuông ru-bích”. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đàn ghita của Lorca là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy sáng tạo ấy.
Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (Bài 3)

Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (Bài 3)

 09:48 18/12/2014

Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông vào công tác ở chiến trường miền Nam thời chống Mỹ khốc liệt. Thanh Thảo được công chúng yêu văn học biết đến qua những tác phẩm mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1958), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988).
Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài Tây Tiến của Quang Dũng

 09:39 18/12/2014

Cùng với các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu... Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Hơn một năm trường chinh với Tây Tiến ở một địa bàn rừng núi đầy gian lao thiếu thốn, bệnh tật, hi sinh đã đế lại trong lòng Quang Dũng những kỉ niệm sâu sắc.
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Bài 3)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Bài 3)

 09:05 18/12/2014

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước, là môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hinh ảnh người lính.
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Bài 2)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Bài 2)

 08:45 18/12/2014

Quang Dũng ( 1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn và tài hoa . “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ và thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang Dũng . Có thể nói , tinh hoa của bài thơ được hội tụ lại trong khổ thơ đầu tiên . Khổ thơ đã dựng lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , mĩ lệ của núi rừng miền Tây , nơi nhà thơ cũng đoàn quân Tây Tiến đã từng hoạt động , chiến đấu .
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay

 09:08 17/12/2014

Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".
Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Bài 3)

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Bài 3)

 03:25 17/12/2014

Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng . Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc . Đây là bài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi . Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những ân tình cách mạng , và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người , trở nên gần gũi , đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó .
Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (Bài 4)

Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (Bài 4)

 03:12 17/12/2014

Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nhưng không phải vì thế mà nó thành đơn điệu và nhàm chán. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Chẳng thế mà ta gặp Xuân Diệu trong thi đàn Việt Nam với chất men say tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, người tự cho mình là “kẻ uống tình yêu dập cả môi!', ta gặp Nguyễn Bính "người nhà quê" chân thật da diết... và thật bất ngờ khi gặp nữ thi sĩ với tâm hồn dạt dào và say đắm trong tình yêu - Xuân Quỳnh. Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh chân thành nhưng không kém phần cháy bỏng nồng say. Điều đó thể hiện không ít trong bài Sóng:
Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (Bài 3)

Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (Bài 3)

 02:46 17/12/2014

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Sóng là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng (Bài 2)

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng (Bài 2)

 07:07 09/12/2014

Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sĩ tiêu biểu cuả thời kì kháng chiến chống Pháp.Ông đặc biệt thành công khi viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản hào hoa, phong nhã. Một trong những bài thơ nổi tiếng viết về người lính là bài thơ Tây Tiến. Cảm hứng chủ đạo trong suốt bài thơ là cảm hứng về nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ khó phai cuả đời người lính Tây Tiến được khắc hoạ thành công ở tám câu đầu cuả bài thơ.
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng

 05:17 09/12/2014

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình ảnh chiến sĩ Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình ảnh chiến sĩ Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

 05:13 09/12/2014

Vào một đêm cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, cái làng nhỏ nằm ven bờ con sông Đáy, Quang Dũng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm còn tươi nguyên. Năm ấy Quang Dũng là đội trưởng đoàn quân Tây Tiến làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh địch trên tuyến đường rừng núi Tây Bắc từ Lai Châu đến bắc Thanh Hóa. Những người lính của trung đoàn Tây Tiến sống vô cùng thiếu thốn khổ cực, vì rừng thiêng nước độc, sốt rét hoành hành, thuốc men ít ỏi, vì dưới hành quân là trập trùng núi rừng hoang vu, hiểm trở.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Bạn có cảm nhận gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Bạn có cảm nhận gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

 09:05 08/12/2014

Như một bông hoa bé nhỏ Xuân Quỳnh (XQ) đến với Nàng thơ rồi lặng lẽ ra đi giữa quãng đời xuân sắc. Những ai đã một lần gặp mặt ấy rất khó quên người con gái thanh mảnh mà nét dịu dàng toả ra trong từng cử chỉ ấy. Nét dịu dàng của nhà thơ còn đựơc thể hiện rõ nét trong bài thơ Sóng như một cái duyên thầm của người con gái Việt Nam trong tình yêu.
Phân tích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

 09:00 08/12/2014

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân.
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

 08:39 08/12/2014

Hình ảnh người lính Việt Nam nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt. Dù ra đời vào năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, chất lãng mạn – hào hùng của tác phẩm vẫn còn sức hấp dàn lay động, làm say mê bao tâm hồn. Trong Tây Tiến người ta thấy hiện lèn sừng sững bức tượng đài người lính, Những con người rất thật, rất đẹp, rất có hồn, trường tồn, bất tử mãi mãi với không gian, thời gian!
Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (Bài 2)

Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (Bài 2)

 07:57 02/12/2014

Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi.” Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von “Yêu là chết trong lòng một tí”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

 07:54 02/12/2014

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ của bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. Bà viết nhiều, viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim người phụ nữ.
Cảm nhận về bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

Cảm nhận về bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

 10:16 11/11/2014

Mười bảy, cảm nhận được chút man mác và làm du dương tâm hồn, chút bồi hồi xao xuyến và khát vọng về những điều xa xôi dường như vô hình, trái tim trẻ trong ta không thôi đập những nhịp thổn thức vì cảm giác khó hiểu, lúc dâng lên mãnh liệt, lúc lắng xuống dịu dàng nhưng vẫn âm thầm chảy mãi như những con sóng miệt mài đi tìm lí lẽ của trái tim trước biển đời mênh mông. Và khi những lời thơ của Xuân Quỳnh chợt ngân lên bằng tất cả sự tinh tế, nhạy cảm,”Sóng” làm ta có cảm giác như trong đó là một phần tâm sự tình yêu của chính mình.
Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (Bài 2)

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (Bài 2)

 10:13 11/11/2014

“Có mối tình nào cao hơn là Tổ quốc?” - Trần Mai Ninh. Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biét bao bài thơ rất hay về Tổ quốc, đất nước Việt Nam thương yêu. Nếu như các nhà thơ khác thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm, trong phần đầu chương “Đất nước” – trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị.
Phân tích bức chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Phân tích bức chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

 10:07 11/11/2014

Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất cho đời thơ và phong cách sáng tác của ông.
Bình giảng đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

 10:02 11/11/2014

"Tây Tiến" là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút viết về "anh bộ đội Cụ Hồ" trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ - chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ của Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.
Bình giảng đoạn thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

 09:59 11/11/2014

Năm 1948, cuộc kháng chiến của quân thù và dân ta chống thực dán Pháp bước sang năm thứ ba. Ta vừa thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc thu đông 1947. Chặng đường lịch sử phía trước của dân tộc còn đầy thử thách gian nan. Cuộc kháng chiến đă chuyển sang một giai đoạn mới. Tiền tuyến và hậu phương tràn ngập tinh thần phấn chấn và quyết thắng.
Suy nghĩ cùa anh (chị) về con đường tự học

Suy nghĩ cùa anh (chị) về con đường tự học

 01:42 29/10/2014

Trong cuộc sống, muốn đạt được mọi kết quả như ý, bên cạnh sức khòe dẻo dai con người ta cần phải có một kiến thức tương đối đầy đủ đề phục vụ cho công việc của mình. Việc thu nạp kiến thức không chỉ có ở nhà trường mà còn có ở xung quanh ta một khi ta quan tâm và muốn học hỏi mọi điều. Với một người có ý chí muốn vươn lên thì việc tự trau dồi kiến thức cho mình sẽ luôn đem lại niềm thích thú đối với bản thân họ, và chân trời kiến thức sẽ luôn rộng mở cho bất cứ ai có ý chí đáng khâm phục như vậy.
Suy nghĩ của anh chị về thời gian – quà tặng kì diệu của cuộc sống.

Suy nghĩ của anh chị về thời gian – quà tặng kì diệu của cuộc sống.

 01:37 29/10/2014

Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì điệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian – về món quà kì diệu của cuộc sống.
Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng cùa học vấn.” (Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách).  Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên.

Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng cùa học vấn.” (Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách). Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên.

 01:35 29/10/2014

Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.
Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc câu chuyện về: Cái bình nứt

Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc câu chuyện về: Cái bình nứt

 10:32 25/10/2014

Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiêc bình lành rất hãnh diện về sư hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

 09:31 25/10/2014

Nền văn học Việt Nam sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo. Hai tính chất này không tách rời nhau bởi vì cuộc chiến đấu của dân tộc hơn ba trăm năm nhằm mục đích khẳng định con người, mặt khác, muốn bảo vệ, thương yêu con người, người ta phải dấn thân vào chiến đấu. “Vợ nhặt” được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955 dựa trên một bản thảo cũ viết ngay sau Cách mạng tháng Tám bị thất lạc. Khoảng cách mười năm đó đã giúp tác giả thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm, làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và phong phú.
Hãy làm rõ ý kiến: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng" thống qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt

Hãy làm rõ ý kiến: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng" thống qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt

 09:29 25/10/2014

Nhà văn Kim Lân có lần đã kể lại tác phẩm Vợ nhặt của ông thực ra là một chương đã được viết lại của truyện dài Xóm ngụ cư. Ý của truyện là “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng". Hãy làm rõ ý kiến trên thống qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt
Nghị luận về câu nói: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào" (Bài 2)

Nghị luận về câu nói: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào" (Bài 2)

 08:21 20/10/2014

Hy Lạp có một quá khứ cổ xưa, với những nền văn minh rực rỡ, lâu đời nhất Châu Âu. Chính Hy Lạp là nơi sản sinh ra những kiểu kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn chương bất hủ, những triết gia bậc thầy lẫn những nhà khoa học như Héraclite, Pythagore, Socrate, Aristos, Platon… Có thể nói được là nền học vấn của Hy Lạp có một lịch sử rất lâu đời và rất hoàn chỉnh. Do vậy, dân tộc Hy Lạp hiểu biết rõ những giá trị mà học vấn mang lại, cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ trong quá trình rèn luyện trau dồi, nên họ có câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rể đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Chúng ta hãy đánh giá xem vấn đề này.
Nghị luận xã hội: "Lòng hiếu thảo”

Nghị luận xã hội: "Lòng hiếu thảo”

 12:05 11/10/2014

Hồ Chí Minh có câu: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây