Không như cái cuống quýt vội vàng của Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh nhẹ nhàng mà sâu lắng, mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm dạt dào nữ tính. Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu. Đây không phải là một điều mới. Chợi nhớ cách đây gần ba trăm năm cố thi hào Nguyễn Du cũng đã nhắc đến con sóng khi viết về mối tình Kim – Kiều:
Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Và hơn một lần Xuân Diệu cũng đã có câu thơ nói về sóng:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Nói như thế không có nghĩa là Xuân Quỳnh đã bắt chước hay vay mượn hình tượng thơ trong các tác phẩm khác. Có ai đấy đã từng nói trong văn chương điều tối kị nhất là vay mượn hay bắt chước. Xuân Quỳnh là nhà thơ, chắc hẳn rõ điều này hơn ai hết ! Nhà thơ hoàn toàn có lý do riêng của mình khi kết hợp sóng và tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu:
Nhà thơ viết:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình yêu mà sóng chính là biểu tượng của người con gái. Người con gái khi yêu luon tự day dứt trăn trửo với tình yêu, tự mâu thuẫn với chính mình. Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọnvọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình. Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình, nói đến tình yêu của mình.
Sang đến đoạn thơ thứ ba là những câu thơ đậm lại, có chút gì ưu tư, suy ngẫm:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Tự nơi nào sóng lên
Người con gái đang muốn tìm hiểu ư? Đứng trước biển lớn, đứng trước tình yêu người con gái múon quay về tìm cội nguồn ư? Đoạn thơ không có nhiều hình ảnh ẩn dụ. Sóng biển, anh và em quấn quýt vào nhau nhờ đó người đọc có thể nhận ra mối quan hệ giữa anh và em. Ở đoạn thở trên, ta vẫn ngỡ như nhân vật trữ tình đang giấu mình trong lớp sóng ngoài kia, thế mà ở đây nhà thơ không tự kiềm chế nổi mình, kiềm chế nổi tình yêu dâng lên dạt dào trong ngực trẻ. Như trái thị lột xác thành cô Tấm trong truyện cổ tích, nhân vật trữ tình nhảy ra khỏi lớp áo ẩn dụ để xưng em:
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Thế đấy là cuộc đời là biển, sóng là tình yêu, người ta nói về cuộc đời thiếu tình yêu thì không còn là cụôc đời nữa. XQ nghĩ về tình yêu, nghĩ về anh, nhưng vẫn nghĩ đến cuộc sống chung . Đây là điều đáng quý? Có lẽ nhà thơ đã nắm bắt được mối liên hệ giữa hạnh phúc riêng và cuộc sống chung của mọi người.
Nhà thơ viết “anh” và “em” , cách nói khác đi, mức độ tình yêu cũng được nâng lên thêm một bậc. Tình cảm trung thực và mãnh liệt đến nỗi chẳng cần che giấu hay nguỵ trang. Xuân Quỳnh nói thẳng, nó táo bạo bằng hình ảnh cụ thể : anh và em để bày tỏ tình cảm của mình. Táo bạo nhưng vẫn giữ được nét dễ thương của người con gái:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Câu thơ mở đầu thật hay như một lời nũng nịu. Tình yêu đến bên ta tự lúc nào ta cũng không biết nữa. Có lẽ tình yêu là cái mà ta chỉ có thể cảm nhận chứ không thế nhìn thấy hay định nghĩa nó được. Nhà thơ viết “Em cũng không biết nữa” chứ thật ra hơn ai hết. Xuân Quỳnh là người hiểu rõ tình cảm của chính mình, hiểu rõ mức độ sâu sắc trong tình yêu của mình.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Đứng trước biển xanh,trước muôn trùng sóng vỗ, Xuân Quỳnh phát hiện ra con sóng cứ vỗ hoài, vỗ đêm ngày không biết nghỉ. Nhưng sao cớ chi mà sóng phải vỗi vào bờ? Nhà thơ khônghiểu sóng mà chũng không hiểu nổi mình, chỉ biết thương “con sông nhớ bờ ngày đêm không ngủ được”. Và cũng vì thế mà thương cho mình bởi mình và sóng có gì khác nhau đâu?
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
“Sóng nhớ bờ” còn “em” nhớ anh. Trăm ngàn con sóng ngoài biển khơi con nào chẳng tới bờ, tình yêu mà không có nỗi nhớ đâu còn là tình yêu. Phát hiện của nhà thơ không có gì là mới nhưng Xuân Quỳnh có cách nói dễ làm cho người ta liên tưởng đến một truyền thuyết của tình yêu: có con sóng nào đó ngoài biển khơi ngày đêm không ngủ được cứ tha thiết nhớ đến bờ. Nhà thơ cũng thế, nỗi nhớ tràn bờ lại một lần nữa khiếp Xuân Quỳnh không tự chủ được mình, lại một lần nữa tự lột bở lớp áo ẩn dụ bên ngoài để đến trọn vẹn với tình yêu, sóng thì đêm ngày không ngủ được còn em thì “cả trong mơ vẫn còn thức”. Độ sâu của tình yêu không thể chỉ thể hiện ở mức độ sâu sắc mà nó còn đạt đến một giá trị vĩnh hằng. Dù ở bất kì nơi đâu, “sóng” cũng chỉ hướng về một phương duy nhất là bờ, về anh:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.
Nhà thơ không chọn cho mình một phương nào trong bốn phương của trái đất : Đông , Tây, Nam , Bắc mà xác định : phương anh. Bằng tình yêu, bằng tiếng nói của trái tim Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một phương thật lạ. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe được một từ như thế. Có lẽ chính cái mới lạ, cái độc đáo ấy làm cho bài thơ trở nên dễ thương mang đậm nữ tính hơn, chỉ có những người đang yêu mới có thể sáng tạo được như vậy. Nói đến “phương anh” ở đây không có nghĩa là chỉ nói đến việc chọn lựa từ ngữ hay chiêm nghiệm mà từ đó điều quan trọng nhất mà tác giả muốn đến với người đọc chính là thái độ với tình yêu, là lòng chung thuỷ. Bao giờ và bao giờ cũng vậy : em vẫn hướng về anh một phương. Nhưng cuộc đời đâu chỉ là hạnh phúc, muốn tình êu trọn vẹn người ta còn phải vượt qua biết bao gian khổ, thử thách. Trong khổ thơ sau người ta còn vược qua biết bao gian khổ thử thác. Trong khổ thơ sau nàh thơ toàn nói ẩn dụ, nhưng cách nói ẩn dụ ở đay không trùng lặp vào đâu đựơc và cũng chẳng cần lí giải gì nhiều. Tự nó đã nói lên bao nhiêu điều:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
“Con nào chẳng tới bờ”. Vâng, mọi con sóng đều đến được với bờ dù muôn vàn cách trở, đó là điều tự nhiên. Em cũng thế. Tình yêu đã chắp cánh cho em bay qua mọi khó khăn gian khổ đến với anh.Bằng tình yêu anh và em chắc chắn sẽ tìm được hạnh phúc đích thực của mình.
Kết thúc bài thơ, Xuân Quỳnh viết hai đoạn thơ thật buồn
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn qua đi
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để nghìn năm còn vỗ
Tình yêu là vĩnh cửu nhưng cuộc đời là hữu hạn. Biển mênh mông đấy nhưng biển cũng có bờ. Cuộc đời “tuy dài thế” nhưng thật ra rất ngắn ngủi vì “năm tháng vẫn đi qua”. Hạnh phúc chỉ là những phút giây ngắn ngủi.
Ngày vui ngắn chỉ tày gang
Nhà htơ mong muốn tình yêu cũng như cuộc sống trở nên trưởng cửu để được sống, sống trọn vẹn với tình yêu, sống mãi mãi với tình yêu. Biển sóng ngoài kia thôi nhấp nhô và lặng dần đi nhường chỗ cho biển lòng suy gẫm. Vì tình yêu người ta ước muốn tan ra thành trăm ngàn con sóng nhỏ để yêu, yêu một trăm lần hơn, yêu cho kịp vì:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Nói đến sóng, đến biển cuối cùng nhà thơ chỉ nhằm đến cái đích cuối cùng đấy là khát vọng tình yêu. Sóng và biển chỉ là cái cớ là vật để Xuân Quỳnh chất chứa vào đó tình cảm tha thiết của mình. Có lẽ nhà thơ đã nhận ra được sự mỏng manh của tình yêu và cuộc sống nên chỉ ước một điều tình yêu sống mãi. Điều này ngẫu nhiên trùng hợp với những vần thơ của thi sĩ Đức Hai – rích Hai – nơ:
Chỉ một ước mơ thôi
Ngày ngày anh lặp lại
Sau khi anh chết rồi
Tình yêu còn mãi mãi
Vậy đó khi người ta yêu nhau đời bao giờ cũng đẹp. Bài thơ ra đời vào năm sáu bảy, vào thời kì mà các nhà htơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân tộc, Xuân Quỳnh dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm phục. Nhẹ nhàng như một lời thì thầm, bài thơ Sóng đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm dịu ngọt mơn man nhưng đầy thi vị.