Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập SGK Toán 6 bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ sáu - 11/06/2021 22:24
Giải bài tập SGK Toán 6 bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Toán 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống bài 7 trang 26

Luyện tập 1 - Trang 26:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) 25 . 23 - 32+ 125;
b) 2 . 32 + 5 . (2 + 3).
Giải:
a) 25 . 23 - 32 + 125
= 25 . 8 – 9 + 125
= 200 – 9 + 125
= 191 + 125
= 316
b) 2 . 32 + 5 . (2 + 3)
= 2 . 9 + 5 . 5
= 18 + 25
= 43

Vận dụng - Trang 26: 
Một người đi xe đạp trong 5 giờ. Trong 3 giờ đầu, người đó đi với vận tốc 14 km/h; 2 giờ sau, người đó đi với vận tốc 9 km/h.
a) Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu; trong 2 giờ sau.
b) Tính quãng đường người đó đi được trong 5 giờ.

Giải:
a) Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:
3 . 14 = 42 (km)
Quãng đường người đó đi được trong 2 giờ sau là:     
2 . 9 = 18 (km)
b) Quãng đường người đó đi được trong 5 giờ là:         
42 + 18 = 60 (km)

Luyện tập 2 - Trang 26:
a) Lập biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD (hình sau):
hinh chu nhat
b) Tính diện tích hình chữ nhật đó khi a = 3 cm.
Giải:
a) Độ dài đoạn thẳng AB là:  
 a + a + 1 = 2 . a + 1 (đơn vị độ dài)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
AB . AD = (2 . a + 1) . a (đơn vị diện dích)
b) Khi a = 3cm thì diện tích hình chữ nhật là:
(2.a + 1) . a
= (2.3 + 1) . 3
= (6 + 1) . 3
= 7 . 3
= 21 (cm2)
 

BÀI TẬP SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC TOÁN 6 BÀI 6 TRANG 25, 26

Bài tập 1.46 - Trang 26:
Tính:
a) 235 + 78 – 142;
b) 14 + 2 . 82;
c) {23+ [1 + (3 – 1)2 ]} : 13
Giải:
a) 235 + 78 – 142
= 313 – 142
= 171
b) 14 + 2 . 82
= 14 + 2 . 64
= 14 + 128
= 142

c) {23+ [1 + (3 – 1)2 ]} : 13
= {23 + [1 + 22]} : 13 
= {8 + [1 + 4]} : 13
= {8 + 5} : 13
= 13 : 13 = 1

Bài tập 1.47 - Trang 26:
1+2 (a+b)−43  khi a = 25; b = 9
Giải:
Khi a = 25; b = 9. Giá trị của biểu thức là:
1+2(a+b)−43 = 1 + 2(25 + 9) - 64 = 5
Giải:
Khi a = 25; b = 9 thì giá trị của biểu thức là:
1 + 2(a + b) – 43 
= 1 + 2(25 + 9) – 43
= 1 + 2 . 34 – 43
= 1 + 2 . 34 – 64
= 1 + 68 – 64
= 69 – 64
= 5

Bài tập 1.48 - Trang 26:
Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng bán được  chiếc ti vi. Trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 164 chiếc ti vi. Hỏi trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu ti vi? Viết biểu thức tính kết quả.
Giải:
Số ti vi 4 tháng cuối năm cửa hàng đó bán được là:
164 . 4 (= 656 chiếc)
Tổng số ti vi cả năm cửa hàng đó bán được là:
164 . 4 + 1 264 (= 656 + 1264 = 1920 chiếc)
Vậy trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được số ti vi là:
(164 . 4 + 1 264) : 12 = 160 (chiếc)

Bài tập 1.49 - Trang 26:
Căn hộ nhà bác Cường diện tích 105 m2. Ngoại trừ bếp và nhà vệ sinh diện tích 30 m2, toàn bộ diện tích sàn còn lại được lát gỗ như sau: 18 m2 được lát bằng gỗ loại 1 giá 350 nghìn đồng/m2, phần còn lại dùng gỗ loại 2 có giá 170 nghìn đồng/m2. Công lát là 30 nghìn đồng/m2
Viết biểu thức tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ như trên. Tính giá trị của biểu thức đó.

Giải:
Diện tích sàn được lát gỗ (cả loại 1 và loại 2) là:
(105 – 30) (m2)
Diện tích sàn lát gỗ loại 2 là:
(105 – 30) – 18 (m2)
Chi phí mua gỗ loại 1 là:
18 . 350 (nghìn đồng)
Chi phí mua gỗ loại 2 là:
[(105 – 30) – 18] . 170 (nghìn đồng)
Chi phí trả công lát là:
(105 – 30) . 30 (nghìn đồng)
Tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn là:
18 . 350 + [(105 – 30) – 18] . 170 + (105 – 30) . 30
= 18 240 (nghìn đồng)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây